L.M. Clément NGUYỄN An Dũng, s.j.
Cha
Clément Nguyễn An Dũng kể cho chúng ta tâm tình trong chuyến du lịch hành hương
về quê mẹ. (8. 2014)
"Cha thấy thế nào khi trở về quê mẹ sau 38
năm ?". Vì xa quê hương từ năm 9 tuổi,
Cha liền đáp : "Tôi thật không biết được."
Đ |
ược mời cùng với Cha Jean
Yves Grenet, Giám Tỉnh, về dự lễ thụ phong linh mục của người bạn đồng môn đã từng
học bên Pháp, tôi cảm thấy như có thêm một buổi hẹn gặp lại.
Cái nhìn đầu tiên của tôi
về VN qua cửa sổ của phi cơ : ở dưới là một xứ sở xanh tươi với dòng sông Hồng
uốn khúc thoát ra cửa biển Đông. Tôi cảm thấy như một đau nhói âm thầm bên
trong tôi: ô kìa, ta đã đến VN, miền đất chôn nhau cắt rún.
Đón tiếp chúng tôi là một
cơn mưa rào tại Thành Phố Hồ Chí Minh (thường gọi là Sài Gòn). Trên đường về Thủ
Đức, ngồi trong taxi êm ấm, tôi phát hiện ra phương tiện vận chuyển thông dụng
nhất tại Việt Nam là xe tự động hai bánh. Như những con kiến thợ xây, xe môtô,
xe mobylet, xe gắn máy nối đuôi nhau và giao nhau như trong một điệu múa quay cuồng, mà không va chạm nhau. Chúng tôi
chỉ ngừng mắt lại khi về đến nhà dòng với mảnh vườn xanh tốt còn ướt sủng vì
cơn mưa. Có 4 cộng đoàn sống tại đây: trụ sở giám tỉnh, tu viện, nhà các cha
hưu, các thầy.
Sáng hôm sau từ hừng đông
hàng ngàn người được mời đến dự lể thụ phong đã có mặt dưới sự chủ tọa của Đức
Tổng Giám Mục Sài Gòn Phaolô Bùi Văn Đọc. Sự tôn kính sùng đạo của tín hữu thật rõ ràng
trong câu hát, tất cả mọi người thể hiện Đức tin và Hy vọng. Rồi sau đó là buổi
tiệc ăn sáng rất đông cho mọi người: phở, bánh cuốn, bánh bao, xôi… cùng với
ban nhạc phụ họa và đồng thời những chứng từ
đức tin của các tân linh mục cũng được cùng chia sẻ.
‘‘Hy vọng’’ là danh từ gắn
bó với tôi trong suốt thời gian lưu trú. Có một khát vọng được sống trong vô số
người đi xe hai bánh, có khi chở cả gia đình trên một chiếc xe, quên đi mọi sự
an toàn. Người ta chỉ có thể khâm phục vì không biết làm thế nào mà các giáo
đoàn có thể tái lập lại, từ mảnh đất này đến mảnh đất nọ, từ nhà này đến nhà
kia…Với vài chục tập sinh mới vào tu.
Gần Huế, đan viện Thiên
An được các đan sĩ của đan viện Pierre-qui-Vire sáng lập năm 1940 chỉ còn giữ
được 50 mẫu đất. Sau một thời gian kiên
trì trong đức tin, các đan sĩ đã xây được
tháp chuông theo kiểu mẫu chuông chùa và một đan viện có thể đón tiếp được vài
trăm tín hữu. Ngày nay cộng đoàn có 80 đan sĩ trong đó có 20 tập sinh.
Tại Hà Nội, tôi được Đức
Giám Mục Hoàng Văn Đạt s.j. mời đi thăm một xứ đạo mới trong giáo phận
Bắc Ninh. Xứ đạo mới đến nỗi nhà thờ chưa được xây. Trong mái che tạm bợ, chúng
tôi cử hành lễ tạ ơn để khởi công xây dựng với khoảng một trăm người trong xứ đạo.
Giống như đại lễ thụ phong, tôi thấy nơi họ lòng sùng kính, sự tươi trẻ, sự hân
hoan bình lặng và tự tin.
Đan viện Châu Sơn Ninh
Bình, dòng Xitô, có một lịch sử đáng kinh ngạc nếu không nói là một phép lạ.
Thành lập năm 1936, có 200 đan sĩ với 2000 tín hữu. Năm 1954, sau hiệp định
Genève, chỉ còn lại duy nhất một đan
sĩ đã từ chối ra đi vì muốn trung
thành với lời khấn an tịnh. Nhà nước tịch
thu đất đai chỉ chừa chỗ ở nhỏ cho vị đan sĩ. Chiến tranh không có lý do để dai
dẳng, như hạt cải, ngày và đêm, từng mét vuông một, đan viện đã lại được hình
thành và ngày nay đón tiếp được 40 đan sĩ.
Từ ngày "trở về quê
hương" tôi giữ hình bóng của một tu viện bằng gạch đỏ cao vút trời, như dựa
trên tấm thảm thực vật kiêu sa bao quanh. Xanh lá cây, màu của Hy Vọng, hy vọng
trên tất cả hy vọng, "đời thường" của một dân tộc đã trải qua hàng thế
kỷ chiến tranh mà không thất vọng về cuộc sống và hòa bình.
Sau gần nửa thiên niên kỷ,
khi các nhà truyền giáo đến lần đầu tiên,
400 năm kể từ khi các nhà truyền giáo dòng tên đặt chân
đến, hạt gống "Tin Mừng " vẫn
âm thầm tiếp tục phát triển một cách
kiên cường.
__________________
Phụ đính : Giáo Tỉnh Việt
Nam (kể luôn Lào) gồm có: 236 tu sĩ dòng tên, trong đó có 45 tập sinh ; 15 cộng
đoàn, một cộng đoàn được thành lập mỗi 2 năm ; hoạt động 5 giáo xứ ; hoạt động
tâm linh (250 phiên nhóm mỗi năm cho tu sĩ, linh mục, chủng sinh, tập sinh và
giáo dân ; huấn luyện về thần học cho các khóa hội thảo và giáo đoàn ; hai phái
đoàn truyền giáo cho dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc.
________________________
* Trích từ tạp chí
‘‘Jésuites’’ Hors Série 2016, với sự đồng ý của Chủ Bút: Cha Arnaud de Rolland,
Phó Giám Tỉnh Pháp, trang 42 : Vietnam : Un Appel à l’Espérance.
Bài viết khác
ĐỨC TÂN GIÁM MỤC ĐA MINH NGUYỄN TUẤN ANH - Lê Đình Thông
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông