ĐÔ Mai ñÙc Vinh
1. Tài nguyên của các giáo phận.
Theo tài liệu chính thức của Hội
Đồng Giám Mục Pháp, thì tổng số nguồn lợi của Giáo Hội Pháp năm 2009 là
713.000.000e (La Croix, 31.3.2011), được chia ra như sau :
· Tiền giúp Giáo Hội (Denier de l’Eglise) :
231.000.000e. Đây là nguồn lợi quan trọng nhất
nhờ 1.38.000.000 gia đình ân nhân. Như vậy, trung bình một gia đình góp giúp
167e , tuỳ theo sự sai biệt giữa các giáo phận giàu nghèo: một giáo phận nghèo
trung bình mỗi gia đình cho 80e và một giáo phận giàu, mỗi gia đình cho trung
bình 400e. Chủ yếu của nguồn tài nguyên này là trả lương sống và các sở hụi xã
hội cho các linh mục. Nguồn tài chánh này được thành lập năm 1905.
· Tiền xin Lễ (Les offrandes de
messe), thu được 57.000.000e , tức là 8,2% tổng số tài nguyên. Nguồn tài chánh này dành cho các linh
mục và không tính vào các hội đoàn giáo phận (associations diocésaines). Nguồn
lợi này mỗi ngày một giảm sút vì số linh mục
mỗi ngày một ít.
· Tiền quyên trong Thánh Lễ (Quêtes), thu được 147.000.000e Trung bình mỗi năm một giáo dân
cho 2,50e và chiếm 22,57% tổng nguồn lợi.
· Tiền quyên vào trường hợp đặc biệt (Le casuel) như Rửa Tội, Cưới
Xin, An Táng, thu dược 75.000.000e . Nguồn lợi này chiếm 11,76% tổng số tài nguyên.
· Tiền di tặng, tặng dữ và bảo hiểm sinh mệnh (Leg, donations et assurances - vie) nhận được 85.000.000e tức 12,3% tổng số
tài nguyên. Nguồn tài chánh này gồm các của di tặng (legs) cho Giáo Hội bằng di chúc tiền bạc hay
của bất động sản), tặng dữ (tiền của mà một ân nhân còn sống dâng cúng) và lợi
nhuận của một bảo hiểm sinh mệnh hiến tặng cho Giáo Hội. Một số giáo phận nhận
được ngân khoản này lớn lao, chiếm tới 30% tổng số tài nguyên của giáo phận,
ngược lại nhiều giáo phận không được 5%. Tài vụ này lệ thuộc rất nhiều vào kỹ
thuật truyền thông.
· Tiền bỏ hộp, bán đèn nến và tạp vụ (troncs, Cierges, divers) thu được 60.000.000e.
· Lợi nhuận tài chánh (Produits financiers), thu được 34.000.000e, tức tiền lời do
tài chánh tích trữ của các giáo phận. Một cách chung, mức độ tiền lời trung
bình là 2%, tuy nhiên có một sự sai biệt lớn giữa các giáo phận.
· Lợi nhuận bất động sản (Produits immobiliers) thu được 24.000.000e do việc cho thuê
nhà của thuộc giáo phận. Nó chiếm 3,82 tổng số tài nguyên. Có bốn giáo phận
nguồn tài chánh này lên tới trên 10%.
2. Tài sản (Patrimoine) của các giáo phận
· Tài sản xử dụng cho sinh hoạt phụng tự: 3.000 nhà thờ được xây cất sau
năm 1905.
· Tài sản xử dụng cho sinh hoạt mục vụ : có chừng 40.000 đế 50.000 bất động
sản được xử dụng như các nhà xứ, các cơ sở giáo lý, hội họp, hoạt động văn hóa…
· Tài sản cho thuê mướn : hiếm có. Nguồn tài sản này chỉ nhận được
23.000.000e tức 3% tài nguyên của các giáo phận.
3.
Chênh lệch lớn lao về
nguồn tài chánh giữa các giáo phận, căn cứ theo số tiền trung bình mỗi người
dân (habitant) góp giúp ‘Tiền Giúp Giáo Hội’ hàng năm, có thể phân loại :
· Giàu ngoại lệ: Mỗi người dân góp giúp hàng năm 20,6e, duy
nhất là Paris
· Giàu nhất, các giáo phận mà mỗi giáo dân giúp hàng năm
trên 15e, chỉ có hai giáo phận: Mende, Le Puy.
· Giàu khá, những giáo phận mà mỗi
người dân giúp hàng năm từ 10-15e như Luçon, Cahor, Bayonne, St Flour.
Versaillesl …
· Trung bình, những giáo phận mà mỗi
người dân giúp hàng năm từ 7,5-10e, Đa số giáo phận ở trong loại này, Albi,
Nanterre, Chartres, Beauvais, La Rochelle
…
· Nghèo là giáo phận mà trung bình
một người dân giúp cho hàng năm từ 5-7,5e. Có 21 giáo phận nằm trong loại này, như Créteil, Rouen, Blois, Poitiers,
Gap …
· Nghèo thật là giáo phận mà mỗi người dân giúp hàng năm dưói 5e . Có chừng 10 giáo
phận thuộc loại này, như Bourges, Meaux, Marseille, Cambrai, St Denis …
4. Nhờ lòng quảng đại : Giáo Hội Pháp sống và sinh hoạt nhờ lòng quảng đại của giáo dân,
Chính phủ chỉ trợ cấp trong trong những hoạt động của Giáo Hội nhằm đến những
lợi ích chung như vấn đề giáo dục, học đường … Vì tài chánh eo hẹp nên nhiều
giáo phận phải bán dần các bất động sản, giảm bớt số giáo dân ‘làm việc có
lương’, cũng như giảm bớt nhiều sinh hoạt xã hội. Hãy rộng tay góp tiền ‘Giúp
Giáo Hội’ (Denier de l’Eglise).
2. Từ các giáo phận Pháp, chúng ta
nhìn thẳng vào giáo Xứ Việt Nam Paris.
‘Tiền Giúp Giáo Hội’ mỗi năm được
bắt đầu tại Giáo Xứ từ Mùa Chay năm 2004. Cho tới nay là 11 năm. Sau đây là bản
tóm lược thành quả đóng góp.
Năm |
Thư gửi đi |
Số
gia đình cho tiền |
Tổng cộng số
tiền nhận được mỗinăm |
Trung
bình mỗi gia đình cho |
Tỷ
lệ gia đình cho tiền. |
2004 |
1152
|
457 |
41.914e |
91e71 |
40% |
2005 |
1360 |
356 |
32.597e |
91e56 |
28% |
2006 |
1408 |
409 |
34.430e |
84e |
30% |
2007 |
1409 |
364 |
34.740e |
94e |
28% |
2008 |
1409 |
372 |
34.855e |
90e |
26,5% |
2009 |
1440 |
404 |
42.355e |
104e |
28,8% |
2010 |
1450 |
348 |
41.220e |
118e |
24,8% |
2011 |
1460 |
312 |
37.271e |
119e |
22% |
2012 |
1403 |
342 |
41.872e |
122e |
24% |
2013 |
1405 |
346 |
41.400e |
113e |
24,7% |
2014 |
1400 |
321 |
38.894e |
121e |
22,9% |
2015 |
1412 |
272 |
34.875e |
129e |
18,5% |
Thư
gửi đến các gia đình nhiều nhất là năm 2011 (1.460) và ít nhất là năm 2014
(1.400). Thư gủi trả lại vì đổi địa chỉ hay đã qua đời, trung bình là 100
thư. Số các gia đình cho tiền nhiều nhất
là năm 2004 (457) và ít nhất là năm 2012 (312). Tổng số tiền nhận được nhiều
nhất là năm 2009 (42.350e) và ít nhất là năm 2005 (32.597e). Trung bình mỗi gia
đình cho cao nhất là năm 2015 (129e) và it nhất là năm 2006 (94e). Xét theo tỷ
lệ giữa gia đình gửi thư đến và những gia đình nhận thư cho tiền thì tỷ lệ cao
nhất là năm 2004 (457/1152): 40% và thấp nhất là năm 2011: 22% (312/1460).
Giáo Xứ mỗi năm chi tiêu hết
320.000e, thì Tiền Giúp Giáo Hội chỉ góp vào trên dưới 10%. Đọc bài viết này,
chúng ta biết người và biết ta. Đồng
thời xin mỗi gia đình rộng tay giúp đỡ quỹ điều hành của Giáo Xứ nhiều hơn. Xin
cám ơn.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang