Vấn đề Di dân : đi tìm một giải pháp chung
T |
rong
năm vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô, người coi vấn đề di dân là trọng điểm giáo
triều của ngài, đã nhiều lần lên tiếng và đưa ra một hướng mới xoay quanh các động
ngữ : ‘‘tiếp cư, bảo vệ, thăng tiến, hội nhập ».
Trước
khi cử hành Ngày thế giới di dân và tỵ nạn, chúng tôi, các vị giám mục Pháp,
mong muốn đưa ra những hành động cụ thể trong bối cảnh nuớc Pháp cho mỗi động từ
vừa kể mà chúng tôi coi là ưu tiên. Trong số đó, vài từ ngữ biện minh cho các
cuộc thương nghị các thỏa hiệp quốc tế trong năm 2018.
Tiếp
cư (accueillir)
Ta
đã làm gì cho người anh em ta ? Hàng ngàn người thiệt mạng, trong số những
người phải chấp nhận hành trình hiểm nguy để đến Âu châu xin được bảo vệ những
khát vọng của họ. Không một ai có thể ngoảnh mặt làm ngơ. Những người bị bắt buộc
trốn chạy khỏi đất nước họ có quyền xin được bảo vệ mà không phải chuốc thêm rủi
ro trong chuyến vượt biển bất định. Đó là một đòi hỏi hợp pháp và văn minh.
Tiếp
theo Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng tôi thiết nghĩ đường lối tiếp cư hợp pháp
cho phép những người bị đe dọa đến Pháp xin tỵ nạn. Chúng tôi yêu cầu Nhà nước tạo
thêm các đường lối nhập cảnh, cấp phát hộ chiếu nhân đạo và mở rộng các chương
trình tái nhập cư, thăng tiến trong phạm vi châu Âu cũng như quốc tế, đặc biệt
trong khuôn khổ thương thuyết các thỏa hiệp vào năm 2018.
Với
các biện pháp của Giáo hội, và cùng với các biện pháp khác, Giáo hội cổ vũ thực
hiện đường lối này. Vào tháng Ba vừa qua, trong khuôn khổ Hội đồng Giám mục
Pháp, cùng với Tổ chức Cứu trợ Công giáo, Hội thánh Tin lành Pháp, Hiệp hội
Tương trợ Tin Lành và Cộng đoàn Sant’Egidio, ký với Nhà nước một nghị định thư
thiết lập hành lang nhân đạo, cho phép 500 người trong số người tỵ nạn gặp nhiều
khó khăn nhất ở Liban, đươc đến Pháp để xin quy chế tỵ nạn. Biện pháp này còn
khiêm tốn nhưng không kém phần quý giá vì đã đưa ra một khuôn mẫu.
Chúng
tôi nghe nói nỗi e sợ về an ninh mà nhiều người nói đến, trước tình trạng di
trú hiện nay ; chúng tôi xác tín rằng tình trạng này cho thấy sự lo ngại về
những người di dân thiếu tổ chức. Trong bối cảnh này, việc vận dụng các đường lối
nhập cư hợp pháp và chắc chắn, hơn là tổ chức việc tiếp cư, điểu hợp giữa an
ninh chung và những người xin được bảo vệ.
Tuy
nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng việc mở ra các con đường nhập cư hợp pháp có
thể giảm bớt làn sóng nhập cư tự phát vào nước Pháp hay nói rộng ra là vào châu
Âu ! Họ sử dụng các con đường nguy hiểm và cực khổ, vì vậy nhu cầu tiếp cư
và bảo vệ họ bắt buộc chúng ta, hiện nay và mai sau. Trong bối cảnh này, các đường
lối nhập cư hợp pháp và chắc chắn không thể được dùng như cái cớ để gửi trả những
người xa xứ phải quay lại quốc gia quá cảnh mà họ đã đi qua. Về phương diện
này, chúng tôi e ngại các dự án châu Âu nhằm thực hiện ý niệm nước thứ ba chắc chắn (pays tiers sûrs).
Không
có việc tiếp cư thực sự mà không kèm theo lộ trình hội nhập. Sau Đức Thánh Cha
Phanxicô, chúng tôi thiết nghĩ các quy định tiếp nhận người tỵ nạn có thể được
bổ sung bằng sự triền khai chương trình bảo trợ của các tập thể công dân. Nhờ sự
lan rộng, các chương trình này mang đến cho những người đến nước Pháp khả năng
hội nhập xã hội thực sự, thường còn thiếu các quy định tiếp cư cho những người
đến Pháp từng nhóm một.
Ngoài
lợi ích cho chính người nhập cư, khắp nơi các chương trình này được triển khai
tạo ra tính năng động phát sinh các mối liên hệ. Các ki tô hữu tham gia các tập
thể tiếp cư cùng với giáo xứ, trong khuôn khổ dự án hành lang nhân đạo, với sở
tỵ nạn của dòng Tên hoặc Hội Malte cho thấy các tác nhân xa xứ sẵn sàng cộng
tác, khiến các địa phương trở nên năng động, các cá nhân trở lại đạo, v.v.
Chúng tôi hoan nghênh các cá nhân, công giáo hay không, nhập cuộc, đóng góp
trong các tập thể. Các sự việc này nhắc nhở Nhà nước nghĩa vụ tiếp cư. Chúng
tôi mời gọi các Ki tô hữu gia tăng nhập cuộc, ngoài các giúp đỡ hành chánh, dạy
tiếng Pháp hoặc hội nhập nghề nghiệp, chúng tôi kêu mời những cá nhân đặt mình
vào vị trí hiếu khách, mang lại giá trị của tình huynh đệ.
Bảo vệ (protéger)
Trong
mọi trường hợp, việc soạn thảo và áp dụng khung lập pháp mới phải không khiến những
người di dân có mặt tại Pháp gặp thêm khó khăn. Theo giáo huấn của Giáo hội,
chúng tôi nhắc lại rằng mỗi người, bất kể quy chế pháp định và số phận cuối
cùng dành cho việc có mặt của họ trên nước Pháp, trong mọc trường hợp, phải nhân
cách của họ được tôn trọng.
Trong
số những người gặp khó khăn nhất, chúng tôi muốn nói như sau :
Chúng
tôi quan tâm đặc biệt về tình trạng các bạn trẻ di dân, cách riêng các em không
có thân nhân, con số không ngừng gia tăng. Các giáo phận có nhiều người di dân
gửi cho chúng tôi lời cảnh báo về tình trạng các bạn trẻ, thường không được
chăm sóc, đối với một số người, bị tống xuất về biên giới, bất chấp là họ có
quyền lợi sơ đẳng nhất.
Tình
trạng vùng biên giới thật đáng lo ngại. Trong tỉnh Briançon cũng như tại thung
lũng Roya vùng Alpes maritimes, số vị thành niên liều lĩnh nhập cư vào Pháp,
đôi khi phải liều tính mạng khi vượt núi bằng các phương tiện riêng, sự việc
này gia tăng đáng kể từ hai năm nay. Trong số họ, nhiều người bị chặn lại và buộc
quay lại Ý, chính quyền không tôn trọng quyền lợi dành cho họ.
Trong
số người Pháp, có người công giáo, cá nhân hoặc tập thể, giúp các bạn trẻ có
quyền được bảo vệ. Chúng tôi hoan nghênh và khuyến khích sự huy động này. Các
người Pháp có khả năng tự phát về những giá trị thiêng liêng đối với những người
yếu đuối nhất. Tấm gương này thúc giục Nhà nước đảm nhận trách nhiệm. Trẻ vị
thành niên không có ai cùng đi trong tình trạng nguy hiểm. Rút cục chỉ còn một cách giải quyết. Với sự xác tín
này, chúng tôi nhắc nhở nhà chức trách rằng tình trạng trẻ em không có ai hướng
dẫn gặp nguy hiểm phải được sử lý phù hợp với công ước quốc tế về quyền nhi đồng,
chúng tôi mời gọi chính quyền hành động bảo đảm thực sự cho trẻ em này, cũng giống
như sự bảo vệ dành cho các em không có gia đình.
Sau
cùng, chúng tôi không thể nói đến việc trẻ em không có người đi cùng mà không
nói đến thời điểm quyết định, đa số người khi vượt biên, là thời điểm vô cùng
khó khăn. Để tránh mọi tình huống xấu, chúng tôi thiết nghĩ các biện pháp luật
định nhằm tôn trọng quyền cư trú và tạo điều kiện hội nhập phải được công bố.
Nước Pháp có bổn phận đồng hành, một cách dài hạn, để xây dựng tương lai cho những
người nhập cư.
Thăng tiến (promouvoir)
Đức
Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta tăng việc phát triển toàn diện nhân phẩn của
những người nhập cư. Lời kêu gọi này bắt nguồn từ truyền thống của Giáo hội xây
dựng trên sự xác tin sâu xa : « mọi người đều có thể đóng góp cho
toàn xã hội, mọi người đều có đặc tính riêng có thể phục vụ cho cuộc sống
chung, không ai bị loại trừ đóng góp vào phúc lợi chung » (Diễn văn của Đức
Thánh Cha Phanxicô cho các tham dự viên Đại hội kỷ niệm 50 năm thông điệp Populorum Progressio). Sự đóng góp này
không đơn thuần chỉ là quyền lợi, nhưng còn là bổn phận đối với bản thân mỗi
người và toàn xã hội.
Chúng
tôi nhìn nhận rằng những người nhập cư hay đều có quyền lợi và nghĩa vụ có công
ăn việc làm. Ngoài việc cho phép mỗi người chu cấp các nhu cầu riêng, lao động
còn là chiều kích căn bản của cuộc sống được hình thành mỗi ngày, biểu hiện
nhân phẩm. Nhờ lao động, con người thành nhân và tìm được chỗ đứng trong cộng đồng
nhân loại.
Trong
các trong tâm tiếp cư của Giáo phận, của hội đoàn, chúng tôi lắng nghe ước muốn
góp phần vào sinh hoạt của xã hội và xoa dịu sự thương đau của những người có
công ăn việc làm. Điều này hoàn toàn chính xác đối với các di dân, nhất là những
người đang xin quy chế tỵ nạn, họ không được làm việc trước tháng thứ 10. Nơi
đây chúng tôi muốn truyền đạt lại ý muốn này.
Một
số các hội đoàn hoặc phong trào tự nguyện cam kết. Chúng tôi hoan nghinh các cơ
cấu thực hiện được điều này, giúp người nhập cư sớm ra khỏi tình trạng nhận trợ
cấp để trở thành những người đóng góp cho xã hội. Một hành động kiên quyết của
Nhà nước trong lãnh vực hội nhập nghề nghiệp là cần thiết.
Như
vậy, chúng tôi yêu cầu nhà chức trách cho những người xin quy chế tỵ nạn ngay từ
những tháng đầu tiên được làm việc. Cũng vậy, việc học hành và huấn nghiệp phải
thực sự mở ra cho những người đang tiến hành thủ tục xin tỵ nạn. Nói chung, việc
công nhận khả năng của di dân phải được thực hiện, nếu cần, đưa ra các yếu tố
giúp những người này hội nhập.
Chúng
tôi ý thức rằng việc không có khả năng sử dụng tiếng Pháp thành thạo ngăn cản
việc hội nhập xã hội và nghề nghiệp. Chúng tôi yêu cầu nhà chức trách thiết lập
quy định chung cho phép những người này sớm được học tiếng Pháp. Điều này dựa
vào đội ngũ những người chuyên nghiệp có khả năng, trong được Nhà nước tài trợ,
kết hợp với những người tình nguyện trong xã hội dân sự. Chúng tôi khuyến khích
người công giáo tham gia vào công việc này.
Sau
cùng, làm sao trở nên một thành tố tích cực trong xã hội bằng cách mang lại
sự đóng góp, tài sản. Ngày nay, nhiều tín hữu cam kết cụ thể giúp đỡ những người
nhập cư được xã hội hiểu rõ. Chúng tôi hoan nghênh những sáng kiến này và coi đó
là phương cách mở cửa cho những người nhập cư, chúng tôi khuyến khích tăng thêm
nhiều hơn nữa.
Hội nhập (intégrer)
Hội
nhập là một qua trình lâu dài và phức tạp, chỉ có thể thực hiện trong bầu khí
tích cực đối với người di dân và những ai đồng hành với họ. Ta không giảm nhẹ
những khó khăn trong việc thăng tiên và tương trợ di dân. Tiếp theo Đức Thánh
Cha, chúng tôi mời gọi mỗi người có cái nhìn tin tưởng, nhất là các tín hữu, cần
thay đổi tư duy
Việc
giới thiệu di dân thông qua việc đề cao các yếu tố trong di sản văn hóa và tinh
thần của họ có thể làm cộng đồng quốc gia thêm phong phú, bằng cách soi sáng ước
mong đóng góp cụ thể vào đời sống của toàn xã hội, bằng cách đưa ra một cách
trung thực các động lực thức đẩy họ nhập cư, thường chỉ thu gọn trong động lực
kinh tế.
Khi
đưa ra các động lực khiến họ phải ly hương lánh nạn mong tình được sự bình an,
có cơ hội triển khai nhân cách, phát triển khả năng và sống đạo một cách tự do
v.v. Trong các động lực này, mọi người có thể nhận ra thiện chí của mỗi người,
họ trông cậy vào sự chúc lành của một đất nước có nhiều phương tiện nhưng lại
có khuynh hướng ngờ vực chính mình.
Chúng
ta là các tín hữu có kinh nghiệm về sự chúc lành này trong các cộng đoàn giáo xứ,
tìm thấy nơi các di dân một sinh lực mới. Chúng tôi khuyến khích các tìn hữu
làm chứng về sự phong phú và cam kết thăng tiến trong nền văn hóa tiếp nhận, đặc
biệt trong các tổ chức gặp gỡ giữa di dân và người bản xứ để mỗi người có thể
trao đổi thẳn thắn mà không phải e ngại.
Cùng
với việc giới thiệu những người di dân, ta cũng cần giới thiệu những ai từng chứng
tỏ tình liên đới. Những người này thường gặp sự chống đối. Về phương diện này,
chúng tôi đặc biệt quan ngại đến các truy tố hình sự. Chúng tôi mời gọi nhà chức
trách vận dụng chấm dứt việc truy tố vì lý do liên đới. Để thể hiện sự liên đới
đối với các di dân, chúng ta nên chú trọng đến ‘‘sự sáng tạo, bền chí, sự hy
sinh của nhiều cá nhân, nhiều gia đình, nhiều cộng đoàn đã mở rộng cửa đón nhận
người nhập cư, tỵ nạn, ngay trong trường hợp cuốc sống không sung túc’’ (Thông điệp
Ngày Thế giới Hòa bình 2018). Ta không nên chỉ quan tâm đến sự thiếu thốn mà
quên đi những hoa trái của nhân loại được triển khai quanh ta.
Chúng
tôi mời gọi các tín hữu quan tâm hơn nữa vào việc vận dụng giúp các di dân
và nhận biết các di dân, để trở nên những
người làm thăng thên cái nhìn tin tưởng. Các tín hữu hiểu biết hơn, tránh cái
nhìn thái quá hoặc còn rụt rè, góp phần đạt tới một xã hội thực sự kết hợp và
huynh đệ.
***
Tiếp nhận, bảo vệ, thăng tiến, hội nhập :
theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô, « việc
chia bốn động từ vừa kể ở ngôi thứ nhất số ít và ngôi thứ nhất số nhiều tạo ra
một nghĩa vụ công bằng, một trách vụ của nền văn minh và liên đới ». Ở
đây, chúng tôi long trọng đưa ra lời kêu gọi tcho các tín hữu và mọi người thiện
chí giữa lòng giáo xứ, ở giữa một tập thể, phong trào hoặc hội đoàn và cho những
ai cam kết thực hiện một trong bốn ưu tiên nêu trên.
Đức cha Georges
Pontier
Tổng
giám mục Marseille
Chủ
tịch Hội đồng Giám mục Pháp
Đức cha Georges
Colomb
Giám
mục La Rochelles và Saintes
Thành
viên Hội đồng Giám mục về Sứ mệnh toàn cầu của Giáo hội
Chuyên
trách Mục vụ Di dân
Đức cha Denis
Jachiet
Giám mục phụ tá Paris
Thành
viên Hội đồng Giám mục về Sứ mệnh toàn cầu của Giáo hội
Chuyên
trách Mục vụ Di dân
---
(chuyển
ngữ : Lê Đình Thông)
Bài viết khác
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông