Lịch sử của Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris có thể chia ra làm ba
thời kỳ :
* Thời kỳ "Liên
Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp" (1947 - 1952).
* Thời kỳ "Tổ
chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp" (1952 - 1977).
* Thời kỳ "Giáo
Xứ Việt Nam Vùng Paris" (1977 - 2017).
T |
ừ 1946, do sáng kiến và góp sức của các Giáo Sĩ du học và anh
chị em Giáo Dân sinh sống tại Pháp vào thập niên 40, sau đệ nhị thế chiến,
trong bầu không khí tranh đấu độc lập cho Quê Hương. Đại Hội Toulouse 1946 là một
Đại Hội lịch sử của người Công Giáo Việt Nam tại Pháp dưới nhiều khía cạnh. Nhờ
ơn Chúa Thánh Thần, thành quả của Đại Hội là "Bản Điều Lệ và sinh hoạt
Liên Đoàn", đã được Giáo Quyền Pháp công nhận năm 1947. Chúng ta chọn 1947
như năm chính thức chào đời của Giáo Xứ chúng ta.
Từ cái nhân của Đại Hội Toulouse 1946, ngày nay đã có hơn 60
Cộng Đoàn Người Việt Nam hiện diện trên 94 giáo phận của Giáo Hội Pháp. Và Giáo
Xứ Việt Nam vùng Paris luôn xứng đáng là Cộng Đoàn "Chị cả" của các Cộng
Đoàn Việt Nam khác tại Pháp. Hơn thế, Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris còn lá Cộng
Đoàn thâm niên nhất trong các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ngày nay trên thế giới.
Đó là điều không thể phủ nhận. Nếu căn cứ vào hai mốc thời gian, hai văn kiện
quan trọng của Giáo Hội về Di Dân : Tông huấn "Gia đình xa cách"
(Exsul Familia, 1952) và Tự sắc "Mục Vụ Di Dân" (Pastoralis
Migratorum Cura, 1969), thì chúng ta có thể nói, lịch sử của Giáo Xứ Việt Nam
vùng Paris trải dài trên lịch sử "Mục vụ di dân" của Giáo Hội hoàn
vũ.
G |
iáo Xứ Việt Nam vùng Paris luôn là cộng đoàn người Việt tha
hương nhưng kiên vững trong niềm tin, gắn bó với số phận đất nước và văn hóa
dân tộc. Cộng đoàn đức tin, sống đạo và truyền đạo cộng đoàn văn hóa, hội nhập
vào xă hội nước người và bảo toàn hằng tính dân Việt cộng đoàn tương thân, đùm
bọc tại quốc ngoại và nhất trí với đồng bào tại quốc nội. Đó là những đặc thù của
Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris chúng ta hôm qua và hôm nay.
Những đặc thù ấy cũng là những truyền thống mỗi ngày một triển
nở trong lịch sử Giáo Xứ chúng ta. Đọc các phần bài viết về lịch sử và đời sống
các Cộng Đoàn Sarcelles-Garges, Cergy-Pontoise, Marne La Vallée..., về những
sinh hoạt Thiêng Liêng, Văn Hóa, Xã Hội, sinh hoạt Liên Đới (tức là những góp sức
của giáo dân trong mọi sinh hoạt chung, là những tương quan của Giáo Xứ chúng
ta với Giáo Hội Địa Phương và với các Cộng Đoàn Việt Nam khác), cũng như các
bài sinh hoạt của từng Cộng Đoàn, từng Hội Đoàn, từng Ban, từng Nhóm Công Giáo
Tiến Hành... chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Hôm qua là cái nhân của hôm nay. Hôm nay là thành quả của
ngày hôm qua và cái nhân cho ngày mai. Đó là một chân lý lịch sử. Vì thế tiếp nối
lịch sử của Tiền Nhân, chúng ta có bổn phận phải làm tốt hơn công việc các Ngài
đã bắt đầu và làm thêm những gì hoàn cảnh chưa cho phép khởi sự. Đây là bổn phận
lịch sử của mọi người, từ cao niên đến tuổi trẻ. Đọc lại những trang sinh hoạt
của Giáo Xứ vùng Paris hiện nay, chúng ta vui mừng và hãnh diện nhận thấy : Sự
cộng tác chặt chẽ giữa giáo sĩ và giáo dân. Không ai thiếu chổ đứng trong Cộng
Đoàn. Mỗi người phải tự hỏi : "Tôi đã làm gì" cho Cộng Đoàn, cho Giáo
Xứ để xứng đáng với gia sản tôi đang thừa hưởng do cha ông để lại và chuẩn bị
cho thế hệ đến sau tôi ?
G |
iáo Xứ là một vườn bông muôn màu rực rỡ, mỗi người là một sắc
hoa riêng. Giáo Xứ là một mùa Xuân, mỗi người là một cánh én, một cành mai.
Giáo Xứ là một vườn Nho, mỗi người là một thợ làm nho Chúa mời vào. Giáo Xứ là
một đồng lúa, mỗi người là một thợ gặt được sai tới.
1947 - 2017, GIÁO XỨ VIỆT NAM VÙNG PARIS đã tròn 70 tuổi.
* Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ.
* Chúng ta biết ơn Giáo Hội và Quê Hương.
* Chúng ta ghi ơn các bậc Tiền Bối, các ân Nhân và Bạn Hữu.
Cùng với thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, chúng ta kêu lên :
Tất cả là Hồng ân.
70 năm hoạt động Giáo Xứ không phải để "đóng khung lịch
sử Cộng Đoàn", nhưng để "ôn cố tri tân", để tiếp nối những trang
sử mới cho Cộng Đoàn về mọi phạm vi sinh hoạt Thiêng Liêng, Văn Hóa, Xã Hội, hội
nhập và bảo vệ truyền thống, duy trì gia sản Tiền Nhân để lại và mở rộng tương
lai cho thế hệ trẻ đang lên... Như nguyện ước của Đức Thánh Cha trong điện văn
gửi cho Giáo Xứ ngày 25-06-1996 :
"Đức Thánh Cha
khuyến khích mọi người coi việc cử hành đại lễ kỷ niệm này như một khởi điểm của
một giai đoạn mới trong đời sống cộng đồng Giáo Xứ : Tiếp tục xây dựng một cộng
đoàn hòa hợp và nhiệt thành... luôn thủy chung với văn hóa Việt Nam và liên đới
với dân tộc... hầu trở thành những chứng nhân phát huy tinh thần Phúc âm...".
Lm. Mai Đức Vinh