Cao Trọng Nghĩa
* * *
C |
Phương tiện di chuyển cũng là một trong những tiến bộ rõ rệt của con người. Cách đây 50 năm dùng hàng không để đi từ nước này đến nước kia chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu của xã hội, đa số từ Âu Châu du lịch qua Mỹ Châu. Năm 2011 gần 30 triệu chuyến bay chuyên chở 2,8 tỷ người du lịch và đến 3,3 tỷ trong năm 2014, ai cũng dùng máy bay được, từ chuyến bay 1 giờ đồng hồ đến 13 giờ liên tục.
Xe cộ được chế tạo thật tiện nghi với mọi kỷ thuật tối tân để mình được thấy an toàn và thoải mái khi ngồi trong xe.
Bước tiến của y khoa cũng vượt bực nâng cao tuổi thọ con người.
Phải nhìn nhận chúng ta đang có nhiều tiện
nghi chung quanh và đang bị tùy thuộc mà không hay. Biết bao lần đi trong thang
máy hay trong hãng, có người đã thốt lên : «Ôi chết tôi rồi, tôi quên cái điện
thoại di động ! »
Vì cần có nhu cầu, phải sống vội, tất cả đều vội vã xô bồ. Hãng xưởng đi đúng qui luật của tư bản « Sản xuất để tiêu thụ, tiêu thụ rồi sản xuất » một vòng luẩn quẩn.
Và đồng thời cách sống, quan niệm, suy nghỉ
cũng thay đổi theo chiều hướng « dễ dàng » đừng bận tâm đến luân lý, xã hội, lễ
độ, tôn trọng….
Để khỏi bị quay cuồng trong qÛy đạo này, tôi thuờng tự đặt câu hỏi : Mình sẽ sống ra sao với quãng đời còn lại ? Với phương pháp nào để giữ vững đức tin Kitô giáo ?
Khi đã tự đặt câu hỏi, tức là cảm nhận có thay đổi trong mình. Từ đó tôi được thấm nhuần lòng ao ước tham dự Lễ Misa mỗi ngày. Tôi đang bị đói khát và cần được bồi dưỡng, và tìm được một trạng thái nhẹ nhàng, thoải mái sau khi được bồi dưỡng bằng Thánh Thể Chúa.
Giáo Xứ Việt Nam Paris, tối vọng Phục sinh 2012 kết thúc, gặp Đức Ông Vinh Giám Đốc trong phòng giấy, Ngài trình bày rõ ràng cái đề nghị của Ban Giám Đốc gởi tôi đi học trên Địa Phận Paris để trở thành Phó Tế Vĩnh Viễn.
Nhiều câu hỏi ngược xuôi trong tâm tư và cần một thời gian suy nghï vì liên quan cả gia đình tức là Bí Tích Hôn Phối cần được bảo vệ hàng đầu và chu toàn xứng đáng.
Câu hỏi quan trọng đây có phải là « Ơn Gọi » hay không ? nếu là một ơn gọi thì « Mình có xứng đáng để được Chúa gọi ? » Nếu là tiếng Chúa gọi phải xử dụng tất cả khả năng, tha thiết, nhiệt tình để can đảm trả lời : « Dạ con đây ».
Trong lịch sử của Giáo Hội, các Thánh, mỗi khi Thiên Chúa chọn, Ngài thường gởi đến chúng ta một tiếng gọi, muốn cảm nhận ơn gọi, Ngài cần chúng ta phải biết lắng nghe.
Nhưng trong đời sống mỗi ngày, câu hỏi ‘‘Tại sao ?’’ luôn luôn quay cuồng trong thâm tâm của chúng ta. Tại sao tôi sống ? tại sao tôi chết ? tại sao tôi được sinh ra ? tại sao giàu nghèo, đau yếu... Là con người đứng trước viễn tượng này, những câu hỏi đó cũng là bình thường thôi.
Phải tránh đòi hỏi nơi Thiên Chúa những câu trả
lời theo ý mình hay tìm đến những phương pháp
ảo thuật bói toán, phương tiện đen tối cầu ma.
Nhưng đặt câu hỏi nơi Thiên Chúa bằng những cách đơn giản với lòng tin tưởng và kiên nhẫn tuyệt đối. Muốn cảm nhận được ơn gọi của Chúa chắc tôi cũng cần phải kiên nhẫn và làm sống lại trong tâm hồn tôi lòng ao ước đón nhận Thánh ý Chúa. Sau đó tôi cần phải suy nghỉ chín chắn và nhận thức được cái gì đang ẩn náu trong tâm tư của tôi. Vì Chúa gọi chúng ta như một người bạn chân tình.
Ngày 04.10. 2013 tại thành phố Assisi nhân ngày cầu nguyện cho Ơn Gọi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với thế giới như sau : Nguyên thủy của các ơn gọi để sống đời tận hiến, lúc nào cũng có kinh nghiệm cao cả của Thiên Chúa, một kinh nghiệm không bao giờ quên, chúng ta nhớ suốt đời. Như Thánh Phanxicô Assisi đã trải qua. Kinh nghiệm ấy chúng ta không tính toán được cũng không trù liệu trước được. Thiên Chúa luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên. Vì chính Ngài chủ động là Đấng kêu gọi. Chính vì thế, một điều rất quan trọng là mỗi ngày chúng ta phải có sự liên lạc trực tiếp với Ngài, lắng nghe tiếng Ngài trong thinh lặng, thưa với Ngài những điều bí ẩn nhất của ta và sẵn sàng đón nhận các Bí Tích Ngài đã ban cho loài người chúng ta.
Một khi có sự liên lạc mật thiết với Chúa Kitô là lúc chúng ta đã sẵn sàng mở cửa tâm hồn mình để Ngài làm cho chúng ta nghe được tiếng gọi của Ngài, thấu hiểu chúng ta làm gì.
Trở thành Phó Tế Vĩnh Viễn, tức là trả lời tiếng gọi của Chúa.
PHÓ TẾ VĨNH VIỄN
Hơn 50 năm qua, đúng ngày 29.10.1963, công đồng Vatican II đã quyết định cho phục hồi chức Phó Tế như một chức vụ vĩnh viễn trong Giáo Hội. Trong lịch sử phẩm trật Phó Tế là một giai đoạn để chuẩn bị tiến tới Thiên chức linh mục. Trong hiến chế Lemen Gentium, công đồng đã bàn thảo bên cạnh chức linh mục, chức phó tế có thể mang lại một đặc sắc và ích lợi cho Giáo Hội.
Ban đầu nhiều Giám Mục trong công đồng sợ rằng chức Phó tế Vĩnh Viễn sẽ không thích hợp với các nước Phi Châu. Nhưng một khi Giáo Hội đã quyết định đặt chức Phó tế Vĩnh Viễn là một Chức Thánh ở một vị trí như công đồng mong ước và để một thời gian thử nghiệm. Hiện tại chức Phó Tế Vĩnh Viễn đang phát triển mang lại nhiều hoa trái tốt đẹp cho Giáo Hội. Kết quả phong phú trong mục vụ cũng như rao truyền Tin Mừng.
Phó Tế Vĩnh Viễn phát triển nhiều tại Âu Châu và Bắc Mỹ Châu. Giáo Hội tự để Ơn Chúa Thánh Thần hoạt động mạnh mẻ trong lòng Giáo Hội và đặc biệt tin tưởng nơi đời sống và để cho kinh nghiệm hướng dẫn trong mọi quyết định.
Phó Tế Vïnh Viễn đã mang lại gì cho Giáo Hội ?
Phó tế vĩnh viễn JB Huỳnh
Mai Trác đã viết như sau: Hành trình của Ơn gọi chức Thánh là một ơn gọi được
kiện toàn giữa con người với Thiên Chúa, trong tình yêu tự do được Thiên Chúa mời
gọi dấn thân làm việc Chúa. Tuy vậy lời mời gọi của Chúa và sự đáp trả của con
người còn có nhiều yếu tố đặc biệt khác nữa là lời mời gọi của Giáo Hội trong
việc tích cực đóng góp khả năng và tinh thần vào công việc của Giáo Hội. Ơn gọi
không chỉ đòi hỏi về mặt pháp lý mà còn là một ơn gọi trong ý nghĩa là phục
tòng các giáo chức hữu quyền của Giáo Hội trong khi nhận được Thánh Thần và khi
được sự đặt tay của Đức Giám Mục. Cũng trong ý hướng đó ứng viên phó tế được một
ơn gọi đặc biệt là ơn gọi như người được Chúa chọn. Giáo Hội nhìn nhận người được
đặt tay như là một thành phần giáo sĩ chịu chức Thánh.
Tại sao có Phó Tế trong Giáo Hội ? Câu trả lời thường là : để họ giúp vào đời sống sinh hoạt của Giáo Hội như : góp phần vào phụng vụ Thánh Thể, rao giảng Tin Mừng, rửa tội hay làm chứng phép hôn phối..
Nhưng thật ra câu trả lời chính xác nó nằm ở một
phương diện khác, Phó Tế là một chức Thánh, nếu là một chức Thánh thì không chỉ
bao gọn trong những ‘‘việc phải làm’’. Nhưng chính họ là những dấu chỉ, họ phải
đưa người khác đến với Chúa Kitô, là những người kêu gọi, tập hợp Dân Chúa. Phó
Tế Vĩnh Viễn còn có một nhiệm vụ tượng trưng và tư tế : Họ là hình ảnh của Chúa
Kitô làm người để phục vụ. Ngài phục vụ cho Thiên Chúa Cha và phục vụ cho loài
người.
Ngoài ba điều căn bản của một Phó tế Vĩnh Viễn : Chuẩn bị Bàn Thánh, rao truyền Lời Chúa và làm việc bác ái, từ thiện. Giáo Hội thật sự kêu gọi mỗi Phó Tế phải chọn gương sáng của Bữa Tiệc Ly là cử chỉ tha thiết yêu thương và hạ mình của Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, và dọn sẵn bàn tiệc để mời gọi mọi người đến cùng thông phần với Thiên Chúa, để cùng trở thành nên một chi thể với Ngài.
‘‘Không phải anh em đã chọn Thầy,
nhưng chính Thầy đã chọn anh em’’.
(Ga 15,16)
Thiên Chúa không ngừng kêu gọi chúng ta cùng hiệp thông để xây dựng Giáo Hội Ngài.
Cao Trọng Nghĩa
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang