TRIỀU PHANXICÔ
THỜI GIAN QUA
C |
ông luận nhận định năm 2017, dưới triều đại Đức Giáo Hoàng
Phanxicô có nhiều biến cố ảnh hưởng cả trong Giáo Hội và thế giới. Đức Phanxicô,
vị Giáo Hoàng siêu cao truyền thông, quản trị viên giỏi, giảng thuyết lừng
danh, thấu hiểu chính trị tài tình, khiến
mọi nan đề biến mất.
Trong tác phẩm mới của ký
giả Đức, Austin Ivereigh ‘‘François le Réformateur. De Buenos Aires à Rome’’
(Phanxicô người Cải Cách. Từ Buenos Aires đến Roma) Ed. Emmanuel,2017. Tác
giả viết nhấn mạnh ĐGH Phanxicô có sáng kiến mục vụ, chưa ai làm của ‘‘Giám Mục mang Mùi Chiên’’, của‘’Người sống cho người khác’’. Đức Phanxicô
là người mang tinh thần Phúc Âm canh tân,
với chiến thuật mục vụ dành ưu tiên hàng đầu cho người nghèo.
Cải
tổ Giáo Triều
Ngày 30.5.2016, ĐGH tiếp giáo triều, những người
phụ trách cải tổ truyền thông : Radio và truyền hình Vatican, do ĐÔ Dario
Vigano chủ tịch (lập 2015). Từ nay cơ quan này gọi là ‘Viện Truyền Thông’’. Hai
việc quan tâm là di dân và Hồi Giáo. ĐGH nói, cải tổ phải dứt khoát, quyết tâm
và sáng suốt (RV.1.6.16)
Họp tại Thư Viện Vatican, G9 Hội Đồng Tư Vấn,
chủ tịch là ĐHY Don Bosco,Oscar Rodriguez Maradiaga, TGM Honduras,lần thứ 17, từ
12-15.12. 2017 bàn : xem xét việc dự định thành lập hai bộ mới : Bộ Giáo
Dân và Bộ Thæng Tiến và Phát Triển Con Người (kết hợp của 4 Hội Đồng: Công lý
Hòa Bình, Cor Unum, Mục Vụ Di Dân và Y Tế. Hội Đồng đề nghị, được ĐGH chấp thuận,
lập Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em, nạn nhân lạm dụng tình dục, với tiếp tay của HĐGM địa
phương.
Trụ sở G9 có dinh thự ở Castel Gandolfo, 6
tháng họp một lần. Thư ký, ĐC Marcelo Semenrano, giáo phận Albano.Tám HY cố vấn đến
từ Vatican, Mỹ (2), Đức, Úc, Ấn Độ và Congo. G9 sẽ tháp tùng ĐGH trong công du.
Theo thủ bút, 30.9.2013, khi bổ nhiệm G9, ĐGH muốn cải tổ giáo triều thành Cộng
Đồng Dân Chúa. Phiên họp đầu tiên 5.12.2013, sau đó, 3 tháng họp một lần. (RV
10.1.3018)
Ngày 29.1.2018, ĐGH ban hành Tông Hiến ‘’Vearitatis
Gaudium’’ (Niềm Vui Chân Lý) thay thế tông hiến Sapientia Christiana, được
Thánh GH Gioan Phaolô II ban hành 1979, cần thay đổi theo xã hội. Tông hiến
mới áp dụng cho các đại học công giáo, phân khoa Giáo Hội, theo tông huấn cũ Ex
Corde Ecclesiea 1990. ĐTC cho đây là cải cách văn hóa sâu đậm.Lựa chọn có tính
cách mang tính cách thừa sai, ra đi. Bốn tiêu chuẩn mới cho các học viện,
kinh viện, đại học công giáo :
- Suy niệm rao giảng đức tin,Tin Mừng, trở
về cội nguồn, trung tâm.
- Đối thoại để trải nghiệm trong cộng đoàn
niềm vui chân lý, truyền thông và hiệp thông.
-Dẫn đến liên khoa và xuyên khoa để thực
hiện khôn ngoan và sáng tạo. Tránh phân tán lý thuyết và thực hành.
- Thành lập mạng lưới giữa các nước, các
tôn giáo, các truyền thống, giới trí thức ,mở ra bên ngoài, tìm kiếm lối đi mới,
giải đáp những vấn đề nhân loại.(Mai
Khôi. http : // fr.
Zenit.30.1.2018)
THEO
ĐUỔI và CỔ VÕ Hòa Bình
Ngay từ đầu triều đại, ĐGH có hoài vọng
‘‘Giáo Hoàng Hòa Bình’’, đã gọi ‘‘thế chiến thứ ba, đang đánh từng mảng từđầu
thế kỷ 21.’’’. ĐGH đóng góp cho hòa bình nhiều nơi, đến nơi hay gửi sứ điệp :
-
2013,
ĐGH giúp ngăn ngừa sự can thiệp quân sự của Tây phương vào Syrie. Nhẹ bớt cæng th£ng giữa Hoa Kỳ và Cuba.
-
2014, từng tố cáo
“tội ác chống nhân loại”, tức nô lệ thời đại
-
2015, chú trọng tới
môi trường với thông điệp Laudato Si
-
2016, quan tâm tới
người di dân, tỵ nạn
-
2017, Giáo Hoàng của
người nghèo.
Ngày19.11.2017, lúc 10g, tại đền thờ thánh Phệrô, ĐGH
cử hành thánh lễ ‘‘ngày thế giới người nghèo đầu tiện’’ với 4.000 người tham dự.
Sau lễ có 1.500, người nghèo đến từ Roma, Paris, Bruxelles, Varsaw, Krakow,
Luxembour æn trưa với ĐGH tại hội trường Phaolo VI. Đón tiếp có 40 phó tế,
2.500 tình nguyện. Trước đó, 18.11, lúc 20g, các tình nguyện có buổi canh thức
tại nhà thờLorenzo.
Ngày 13.11.2017, ĐGH ban hành sứ điệp hòa bình nhân dịp ngày hòa bình thế
giới 1.1.2018: Người di dân tỵ nạn: những
người tìm kiếm hòa bình. Nguyện ước tốt đẹp cho hòa là bình an cho người và
cho quốc gia trên thế giới. Bốn biện pháp cho người tỵ nạn: cho nhập cảnh, bảo
vệ nhân phẩm, hỗ trợ phát triển, cho tham gia cuộc sống. ĐGH đề xuất LHQ soạn
thảo ‘‘Hiệp Ước toàn cầu vấn đề di dân và tỵ nạn’’
Trong diễn væn trước ngoại giao đoàn 8.1.2018, ĐGH nhắc lại : muốn
có hòa bình phải đối thoại gặp gỡ, thương thảo, chứ không bằng vũ khí. Trong những
lần gặp gỡ ấy, không còn hận thù ghen ghét, mà bình tĩnh. Dễ dàng ký kết vì lợi
ích đất nước. Hiến chương quốc tế nhân quyền, công bố 10.12.1948, đã 70 năm của
LHQ cần được triệt để tôn trọng, hơn bao giờ : bình đẵng và công bình.
Buồn vì ngày nay con người bị xúc phạm áp bức hà hiếp, cả phụ nữ và trẻ em, quá
nhiều do chính sách cai trị. Tòa Thánh đã làm và chứng minh trong thông điệp Pacem in Terris của Thánh GH Gioan
XXIII: công lý, lẽ phải, thừa nhận nhân phẩm.
Ngày 24.1.2018, lễ thánh Phanxicô Salesio, quan thày nhà báo, ĐGH gởi sứ
điệp cho ngày thế giới Truyền Thông Xã Hội, lần 52, vào 13.5. 2018 tới,
mang tên ‘‘Sự thật sẽ giải thoát anh em’’
(Ga 8, 32). ĐGH mời gọi : nền báo chí hòa bình, là tôn trọng duy trì báo
chí, cơ quan thông tin, loan báo Tin Mừng và bảo vệ hòa bình. Ngài yêu cầu ký
giả là ‘‘người canh giữ tin tức’’. Báo chí là ngôn luận hòa bình. Đề cao nền
báo chí hòa bình. Nền báo chí không nhu nhược, không lừa bịp, chống giả
trá, khoa trương, đưa ra tông điệu mật ngọt.
Báo chí phục vụ người nghèo, người không tiếng nói. Trọng tâm truyền
thông không phải mau lẹ chuyển tin, tác động lên thính giả mà chính con người.
(RV 24.1.2018)
Truyền thông là phần trong kế hoạch
Thiên Chúa dành cho chúng ta, và một cách thiết yếu gây tình anh em. Cuối sứ điệp Ngài
lấy lại cảm hứng của thánh Phanxicô trong bài kinh hòa bình nổi tiếng : Lạy Chúa xin cho chúng con nên khí cụ bình
an của Chúa. Được biết, ngày Truyền Thông Thế Giới được Công Đồng Vatican đề
xướng trong sắc lệnh Inter Mirifica (Phương tiện truyền thông xã hội) được Chân
Phước GH Phaolô VI công bố 4. 12. 1963.
Ngày 20.9.2016, lúc 9g, ĐGH đến Assisi tham dự buổi cầu cho hòa bình thế
giới lần 30, do Thánh GH Gioan Phaolô II khởi xướng, ngày đầu tiên 21.9.1982. Năm
nay, khai mạc vào 20.9.16, với chủ đề ‘‘Khao
khát hòa bình, các tôn giáo và văn hóa đối
thoại’’.Tham dự có 5 đại diện : Đức Thượng Phụ Bartolomalos I, Đức Giáo
Chủ Chính Thống Constantinople, Đại diện Hồi Giáo. Đức Thượng Phụ Efrem II, Giáo Chủ Chính Thống Siria ở
Antiokia, Hòa Thượng Thủ Lãnh Phật Giáo Thiện Thai Nhật Bản và Đại diện Do Thái
Giáo. Buổi cầu nguyện từ 15g đến 17g : cầu nguyện, phát biểu, mặc niệm, đọc thông điệp (nhiều thứ
tiếng), ký tên, thắp đèn và trao ban bình an. (RV 2. 9. 16). ĐTC đọc bài suy niệm : Như tiên báo ‘’ Con khát nước chúng cho uống
giấm chua (Tv 69, 22) . Lời Chúa ‘Ta khát’’ còn vang vọng khắp nơi của những
người đau khổ. Xin Chúa giữ gìn chúng
con ‘‘nên một’’ (Ga 17, 21), như Người ao ước (RV 30.1.18). Được biết, lúc khai
mạc ở Assisi, khởi kinh cho hòa bình, thì ở New York, trụ sở LHQ , Tổng
Thư Ký LHQ Kofi Annan, thỉnh ngân lên tiếng
chuông báo hiệu. Chuông do Nhật tặng. Trên chuông có ghi : vạn tuế hòa bình tuyệt đối trên thế giới.
Chuông được đúc bằng tiền kim loại do
các em trên thế giới góp. Coi như lời cảnh cáo phí tổn do chiến tranh. Ngày nay,
một số nước có biểu tình, hội thảo, phát
hành tem (2004, Đài Loan th¡ng tranh tem vẽ của em 13 tuổI).
Ngày 4.1.2018, trước công trường thánh Phêrô, ĐGH ngỏ
lời với đoàn hành hương xin dành ngày 23.2. 2018, mùa Chay, cầu nguyện ăn chay cho
hòa bình, hướng về anh em bị bạo lực tại Congo, Sudan. Những người đương đối đầu
những bi kịch kéo dài trên thế giới.
Các chuyến công du
ĐGH đã 22 lần công du ra khỏi Ý với mục đích ‘‘Giáo Hội
ra đi để rao giảng, để thả lưới’’. Lần đầu tiên thăm xứ đạo, 17.3.2013, trong
nước Ý, ngài nói : Đây là sứ điệp mạnh
mẽ nhất : Tình yêu. Năm 2013, ĐGH được báo Forbes xếp hạng 4 trong các
nhân vật quyền lực thế giới. Báo Times chọn Ngài là nhân vật trong năm nay.
Năm 2016, có các chuyến đi : Cuba và Mễ Tây Cơ. Hy Lạp, Armenia. Ba
Lan. Georgia, Azerbaijan. Thụy Điển. Năm 2017, trong các lần công du này, ĐGH
phải đắn đo lời nói và việc làm. Có thể khơi bạo động chống lại Kitô hữu ở các
nước Hồi giáo. Như Ai Cập, có thể đánh đổi một thỏa ước kết thúc nội chiến kéo
dài nhiều năm. Ở Colombia và Miến Điện gây nguy hại cho Giáo Hội địa phương
đang bị bách hại.
Công du Cairo Ai Cập, 28 và 29.4.2017,
chuyến đi nguy hiểm vì an ninh, lại gây ảnh hưởng hòa bình và đối thoại giữa
Hồi giáo với Chính Thống Giáo Coptic. Người công giáo Coptic hay bị đánh phá,
luôn là mối lo âu củaGiáo Hoàng.Trước đây, ĐGH Benedicto từng lên án, bênh vực
Coptic. Đến Ai Cập, ĐGH Phanxico nói: Tôi nghĩ đến nạn nhân Coptic và gia đình
bị tấn công trong các nhà thờ. Ông Ahmad al-Tayeb, Đại Imam của Đại học Hồi Giáo
Sunni, Al-Azhar, tán thành, phụ họa, tỏ ra xúc động lời nói gọi ông là ‘‘người
anh em’’ của Đức Phanxicô và ôm hôn Ngài.
Chuyến đi Fatima, tránh yếu tố chính trị, thuần túy tôn kính Đức Mẹ, dịễn ra trong 2 ngày
, 12 và 13.5.2017: Trong 6 lần hiện ra và 3 bí mật Đức Mẹ Fatima trao cho Ba
Em, liên quan đến hỏa ngục, hai thế chiến, ĐGH Gioan Phaolo II bị mưu sát,
1981. Trong bài giảng phong thánh cho Francesco và Giaxinta Marto, ĐGH cảnh báo : Đức Mẹ tiên báo, lối sống
không Thiên Chúa là xúc phạm đến Thiên Chúa của con người. Đời sống như thế có
nguy cơ dẫn đến hỏa ngục. Tội lỗi đều có hậu quả đáng sợ kinh khủng. Lời Đức Mẹ
hứa, rất đúng : Trái Tim Mẹ, tình yêu sẽ thắng.
Đến Colombia, 6-11. 2017: ĐGH ủng hộ hòa ước hòa giải mới ký giữa chính phủ Juan Manuel
Santos và phe kháng chiến FARC, làm dân chúng có nhiều thuận lợi sinh sống. ĐGH
nhắn nhủ những kẻ gây bạo lực: hận thù dẫn đến buồn chán, chết chóc dẫn đến đau
thương. Ngài kêu gọi hòa bình, tôn trọng sự sống và lên án trẻ em bị mất tuổi
thơ. Ngay còn công du, lãnh tụ kháng chiến FARC Rodrigo Ladono đã viết thư cho
ĐGH: Thông điệp của Ngài là biểu lộ Lòng
Thương Xót Thiên Chúa. Xin ĐTC tha thứ cho bất cứ dòng nước mắt của chúng con
đã gây đau thương cho Colombia.
Qua Miến Điện và Bagladesh, 27.11- 2.12. 2017. ĐGH không dùng từ Rohingya, gọi thiểu
số, 650. 000 Hồi Giáo từ Miến Điên chạy trốn qua Bangladesh. LHQ gọi đây là
thanh trừng sắc tộc. Trong thời gian viếng thăm hai nước này trôi qua tốt đẹp,
không biểu tình, là nhờ lời nói khéo léo của ĐGH gặp giới chính trị, liên tôn
và tỵ nạn. ĐGH đích thân xin lỗi vì thế giới “dửng dưng’’ trước đau khổ người
anh em.
Bài viết khác
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông