TÔN SÙNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU TRONG
GIÁO HỘI
T |
hánh Kinh có ghi chép rõ ràng về Trái Tim Chúa Giêsu bị
xúc phạm hết sức dã man đau lòng xót dạ khi còn trên Thánh Giá: “Nhưng một người
lính lấy giáo đâm cào cạnh sườn Người. Tức thì, máu củng nước chảy ra” (Ga 19, 35). Hơn nữa việc chiêm ngưỡng
Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được Thánh Gioan xác nhận: “Họ đã nhìn lên Đấng họ đã
đâm thâu” (Ga 19, 37). Và từ đó hồng
ân cứu độ “Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” (Ga 7, 38). Vì yêu thương, Ngôi Hai đã
xuống thế làm người và ‘Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của Người
đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình’ (Ga
15, 13). Chúa còn nói: “Thày để lại
bình an cho anh em. Thày ban cho anh em bình an của Thày. Thày ban cho anh em
không như thế gian ban tặng” (Ga 14, 27)
Từ trước, tại Paray-le-Monial, Giáo Hội có hai vị Thánh tông đồ Thánh
Tâm, chuyên suy gẫm và truyền bá việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa là thánh Maria
Magarita Alacoque (1647-1690) và Thánh linh mục dòng Tên, Claude la Colombière
(1641-1682). Và mới đây, thời đại mới, tại Ba Lan xuất hiện Thánh Maria Faustina
(1905-1938) phổ biến Lòng Thương Xót Chúa.
Ân sủng Chúa Thánh Tâm ban cho những tâm hồn tôn sùng Thánh Tâm. Như
Thánh Maria Magarita Alacoque nói: Tha thứ cho các hối nhân. Cứu giúp những kẻ
lao nhọc túng thiếu. Tuôn tràn tình yêu cho ai nên trọn lành. Thánh nữ còn nói
hiểu việc tôn sùng Thánh Tâm để: Nhận biết ý nghĩa đích thực đời mình. Hiểu biết
giá trị đời sống Kitô hữu. Giữ mình khỏi xa vòng tội lỗi. Liên kết yêu mến
Thiên Chúa và nhân loại. Thánh nhân đúc kết thông điệp thành 12 lời hứa cho ai
yêu mến Thánh Tâm.
Các vị Giáo Hoàng kế vị Thánh Phêrô đã không ngừng cổ vũ việc Tôn Sùng
Thánh Tâm Chúa Giêsu trong Giáo Hội bằng gương sáng chỉ dạy qua Thông Điệp. Có
thể tóm tắt dưới một vài điểm:
·
ĐGH Leô XIII (1810-1903)
đã dâng loài người cho Thánh Tâm (1899) và nói: Nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu, một biểu
tượng và một hình ảnh rõ ràng về tình yêu vô biên của Chúa Giêsu Kitô, tình yêu
thúc đẩy chúng ta yêu thương nhau. (Thông
điệp Annum Sacrum. 1900)
· ĐGH Pio XI
(1922-1939): Việc sùng kính Thánh Tâm sẽ chắc chắn dẫn ta đến hiểu biết Chúa
Kitô thân mật và yêu mến Ngài dịu dàng quảng đại hơn. (Tđ Miserentissimus Redemptor)
·
ĐGH Pio XII
(1939-1958) khẳng định: Lòng sùng kính Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu quan trọng
đến nỗi khi được thực hành đứng đắn có thể coi như sự tuyên xưng đức tin Kitô
giáo cách hoàn hảo. Nó không chỉ là hình thức đạo đức bình thường mà ai nấy tùy
ý thực hiện như thể không có hiệu quả gì bỏ qua một bên như thua kém các việc đạo
đức khác. Chúng ta sẵn sàng hiểu rằng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cốt yếu
là lòng sùng kính đối với tình yêu mà Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta qua
Chúa Giêsu và đồng thời cũng là tình yêu làm sống động tình yêu chúng ta dành
cho Thiên Chúa và con người. Lòng sùng kính này được hướng tới Thiên Chúa dành
cho chúng ta thờ lạy cảm tạ và noi gương Người. (Tđ Haurietis Aquas.1956)
·
Thánh GH Phaolô VI
(1963-1978) vị GH đắc cử vào lễ Thánh Tâm 21.6. 1963, trong diễn văn Tổng hội lần
31 Dòng Tên, đã nêu lên tính cách hợp thời của lòng sùng kính Thánh Tâm như sau:
“Lòng sung kính Thánh Tâm là phương thế hữu hiệu nhất, đóng góp vào việc canh
tân tâm lý thế giới như công đồng Vatican II kêu gọi”. Trong huấn dụ “Tôn sung
Thánh Tâm Chúa” 6.2.1995, kỷ niệm 200 năm lễ Thánh Tâm, ĐGH nói: “Sự tôn sung
Thánh Tâm là việc rất cao qúy và đặc biệt cần thiết cho thời đại này”
·
Thánh GH Gioan
Phaolô II trong bài giảng phong Chân Phước cho LM Claude La Colombière,
31.5.1992, khẳng định: Đây là lòng sùng kính tập trung trên nhân tính của Chúa
Kitô. Sự hiện diện của Người, trên tình yêu nhân hậu và tha thứ. ĐGH còn kêu gọi:
trong thế kỷ 21, nhu cầu đền tạ Thánh Tâm càng thêm khẩn thiết trước sự lan
tràn của tội ác phá thai, sự phổ biến hành động ngừa thai nhân tạo, triệt sản,
ly dị, giới trẻ được giáo dục sai lạc ngay cả nơi phần đông các gia đình Công
Giáo, lo mưu cầu lợi ích cá nhân, hưởng thụ ích kỷ…và quay lưng với Đấng Tạo
Hóa. Tôn thờ văn hóa sự chết, thiếu xác tín hay bất phục giáo huấn chân thực của
Hội Thánh ngay trong hang ngũ giáo sỹ, tu sỹ. Trong di chúc Ngài viết: Việc
chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của tình yêu nhân hậu phát xuất từ Thánh Tâm Chúa
Giêsu, được thể hiện hiệu nghiệm,
·
ĐGH Benedicto XVI qua
các bài diễn văn và thông điệp đã được tặng danh hiệu “Giáo Hoàng của Tình
Yêu”. Trong thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu) ĐGH nhắc lại lời
Thánh sử Gioan: “Nếu anh em nói mình yêu Thiên Chúa mà lại ghét bỏ anh chị em
mình, người đó nói dối. Vì anh em là những người mà có thể nhìn mà không yêu,
làm sao có thể yêu Thiên Chúa là Đấng nó không thấy được (x. 1Ga 4, 20). Lòng
sùng kính chúng ta dành cho Thánh Tâm không gì hơn là tự giới những nhu cầu và
đòn hỏi lợi ích cá nhân, chấp nhận hy sinh để tăng trưởng tình yêu. Hãy ra đi,
vào đời, gặp gỡ và giúp đỡ những người cần đến tình yêu chúng ta. Xúc phạm đến
những người này hay coi thường họ là gây thương tích cho Thánh Tâm Chúa. Vì trong
trái tim Chúa có chỗ đứng trang trọng cho những người này.
·
ĐGH đương kim
Phanxicô, trong triều yết 14.6. 2020, nhấn mạnh tháng Sáu dành cho Trái Tim
Chúa, hãy trao phó cho Thánh Tâm. Đến với Trái Tim thánh thiêng, tràn trào bình
yên và yêu thương. Hãy trao phó tất cả lo âu cõi lòng và tình yêu bất toàn cho
Chúa. Từ trái tim bị đâm thâu, Chúa đã dốc cạn máu huyết làm giá cứu độ cho
chúng ta. Được biết, Lễ Thánh Tâm được thành lập từ 1873.
Trong bài giảng lễ Thánh Tâm năm thánh Linh mục 3.6.
2016, tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nhắn nhủ trái tim mục tử nhân lành phải
thể hiện Lòng Thương Xót. Ở đó tình yêu Chúa phải chiếu tỏa tình yêu Chúa được
tỏa rạng, trải rộng, cảm thông, làm mới, trung tín, tự do không biết mệt mỏi, bỏ
cuộc cho người khác vô tận vô biên. Người mục tử phải có kế hoạch “ra đi’’ tìm
đàn chiên (x. Ez 11, 16) cho được con
chiên bị mất. Mục tử phải biết “hòa nhập” với mọi người theo bên đoàn chiên
theo sát từng con. Thiên Chúa “tràn đầy niềm vui” (x. Lc 15,5) phát xuất từ tha
thứ, tái sinh, canh tân cho và với tha nhân.
Hội Dòng Linh Mục Thánh Tâm Chúa Giêsu (Priest of Sacread Heart) là một trong các tu hội thu
nạp các tâm hồn quảng đại tận hiến cho Thánh Tâm Chúa do lm Leo John Dehon
(Pháp, 1843-1925) sáng lập năm 1878 với sự tán thành và cổ vũ của ĐC Pháp. Dòng
đã nhanh chóng được ĐGH Leô XIII công nhận vào 1888.
-Đặc sủng: Tận hiến để sống và rao gỉang cho Tình Yêu, chia sẻ Tin Mừng.
-Linh đạo: Ngôn sứ của Tình Yêu và Tôi Tớ Hòa Giải
- Sứ mạng: Qua bàn tay Đức Mẹ anh em góp sức xây dựng Triều Đại Thánh
Tâm trong tâm hồn và xã hội.
-Hoạt động: Mục vụ giáo xứ, giới trẻ, di dân, bác ái và giáo dục. Hiện
dòng có mặt tại 47 quốc gia (có VN) với 455 nhà, 2.500 linh mục.
Năm 2004, Dòng qua VN do một số linh mục ngoại
quốc hoạt động tại Sài Gòn và Phú Cường. Hiện dòng có 15 linh mục VN. Năm 2017
dòng chính thức được công nhận tại VN. Trụ sở ở Lái Thiêu.
Phong trào Liên Minh Thánh Tâm dành cho nam giới là sinh hoạt
tông đồ giáo dân có mặt tại Canada do cha Edouard Hamon dòng Tên sáng lập năm
1883. Cha lấy “Hội Tông Đồ Cầu Nguyện” làm nền tảng cho PT LMTT.
-
Mục đích (đ
4a): Cổ động và thánh hóa bản thân lòng
sùng kính Thánh Tâm.
-
Tôn chỉ (đ 3):
Chuyên cầu nguyện và làm việc tông đồ. Cổ vũ Lòng tôn sùng Thánh Tâm
-
Linh đạo (đ 4b):
Thắp lên ngọn lửa yêu thương Thánh Tâm Chúa Giêsu
-
Khẩu hiệu: Nước
Cha Trị Đến như kim chỉ nam của phong trào
-
Thủ bản tái bản tại
Los Angeles 2014, gồm 263 trang: 154 trang Thủ Bản, 110 Phụ bản. Cứ 6 năm cập nhật
-
Sinh hoạt: Mỗi
tháng họp, dự Lễ Đoàn và Chầu Thánh Thể chung vào thứ Tư, tuần thứ hai trong
tháng. Mỗi năm dự lễ kính Chúa Giêsu Vua. Hàng ngày đọc Kinh Dâng Ngày và thăm
viếng.
Năm 1942 Phong trào sang VN do cha Gérard Gagnon Nhân (Canada,1914-1994)
người Canada (tên VN là Nhân) Dòng CCT thành hình, lúc đầu tại Thái Hà Ấp, Hà Nội.
Sau lan xuống miền nam 1954, do cha Giacôbê Đào Hữu Thọ tiếp tục phát triển mạnh
trong khắp các giáo phận. Năm 1953, tại Gp Vĩnh Long ĐC Ngô Đình Thục chính thức
thành lập ‘Hội (Gia Đình) Phạt Tạ’ chú trọng trong các gia đìnb phạt tạ Thánh
Tâm. Năm 1957, các GM VN thẩm định phong trào LMTT là đoàn thể CGTH trao quyền
cho cha Đào Hữu Thọ làm tổng tuyên úy. Sau 1975 hoạt động một thời gian âm thầm
núp dưới danh hiệu ‘Hội Gia Trưởng’. Khoảng 1985, Phong trào tái sinh hoạt tại
các giáo phận di cư Long Xuyên, Xuân Lộc. Hiện nay Phong Trào có mặt khắp các
giáo phận toàn quốc.
Năm 1980, tại hải ngoại, nhờ Cha (sau là Đức Ông) Nguyễn Hữu Tiến cùng một
số hội viên LMTT gầy lại PT LMTT tại CA và TX, đồng thời sinh hoạt lan tới các
tiểu bang có VN định cư. Đến năm 1986, được cha Đỗ Thanh Hà tiếp tay.
Năm 1994, ĐTGM
(sau là HY) GB Phạm Minh Mẫn sát nhập LMTT và Gia Đình Phạt Tạ thành “Gia
Đình Phạt Tạ Thánh Tâm VN”. Năm 2004, ĐC Phaolô Nguyễn Văn Hòa chủ tịch HĐGM VN
đổi tên thành Đoàn Thể “Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Việt Nam”.
Các kinh được Giáo Hội phổ biến để đọc theo lòng sốt sắng:
-
Kinh Dâng Ngày
-
Kinh Dâng Mình cho
Thánh Tâm
-
Kinh Đền Tạ Thánh
Tâm Chúa Giêsu
-
Kinh xin cho mến
Thánh Tâm Chúa
-
Lời nguyện tận hiến
cho Thánh Tâm Chúa
-
Kinh cầu Thánh Tâm
Chúa Giêsu
Thánh nhạc muôn cung điệu sớm
chiều tôn vinh Chúa là Vua:
Thánh Tâm Giêsu từ bi vô ngần
Không
bao giờ chê chối lời ai nài van
Giờ này đoàn con
dâng lên lời nguyện tha thiết
Thánh Tâm Giêsu là
Vua đất Việt muôn đời
(Hoài Đức. Giêsu Vua Đất Việt)
Muôn vàn vần thơ đủ loại ca tụng ‘Trái Tim Chúa Giêsu’:
Chúa thương ta lắm!
Chúa chúng ta
Kìa Trái Tim Ngài
đã đổ ra
Cho nữ thánh Magờrít
thấy
Nặng đầy biết mấy
khối tình Cha
Chúa
đưa tay chỉ Trái Tim Ngài
Đang
bị siết tròn bởi mão gai
Thánh
Giá cắm trên bầu lửa đậm
Máu hồng
cứ rướm, khó bề phai…
(Lm Lê Xuân Mừng.
Trái Tim Chúa Giêsu)
Tóm lại, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đặt trên nền tảng Thánh
Kinh và Thánh Truyền vững chắc.
-
Mỗi thời, có các
thánh tông đồ Thánh Tâm chỉ dạy lòng yêu mến Chúa và yêu tha nhân.
-
Được các ĐGH cổ vũ
tôn sùng Thánh Tâm Chúa. Để tuyên xưng đức tin và canh tân.
-
Lòng sùng kính
Thánh Tâm Chúa Giêsu là động lực và sức mạnh đổi mới con tim.
-
Đó cũng là mong muốn
của Chúa Giêsu để phạt tạ trong thế giới văn minh hiện nay.
-
Phong trào Liên
Minh Thánh Tâm là hoạt động hữu hiệu trong gia đình và giáo xứ.
Phạm
Huy Mỹ
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang