TĨNH
TÂM ĐẦU NĂM VỚI
NHÓM
GIA ĐÌNH TRẺ
Chúa
nhật 01.01.2017
S |
inh hoạt đầu năm dương lịch 2017 của nhóm Gia Đình Trẻ
hôm nay là buổi tĩnh tâm thường niên được tổ chức vào dịp lễ Thánh Gia (Quan
Thày của nhóm), năm nay lại rơi đúng vào ngày lễ Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa. Sau
khi tham dự Thánh Lễ chung với cộng đoàn, hơn 20 gia đình tề tựu đông đảo trong
phòng cantine của Giáo Xứ để học hỏi với Cha Phaolô Trần Thanh Lộc
về đề tài Hôn Nhân là Ơn Gọi - Làm thế nào để sống
Ơn Gọi Hôn Nhân trong gia đình ?
I/ BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA CHA PHAOLÔ TRẦN
THANH LỘC (xin chép nguyên văn):
1. HÔN PHỐI CÔNG
GIÁO NHƯ ƠN GỌI CỦA CHÚA
• MỞ ĐẦU :
Các Bạn, Anh, Chị, Em thân mến trong
Chúa Kitô,
Tôi sung sướng chia sẻ với Anh Chị Em
về đề tài HÔN PHỐI CÔNG GIÁO, NHƯ ƠN GỌI
CỦA CHÚA. Tôi xin nói ngay, đối với Đức Tin của chúng ta, ơn gọi này, quả thật, vô cùng cao cả và siêu việt. Để thấy rõ hơn, tôi mời
Anh, Chị, Em cùng nhìn qua nguồn gốc
và cùng đích của Hôn Phối, trong Kinh Thánh ; Sau đó, chúng ta sẽ nhìn xem làm sao để sống tốt ơn gọi này.
NGUỒN GỐC CỦA
HÔN PHỐI
THIÊN CHÚA ĐÃ DỰNG NÊN HÔN PHỐI
LÀ MỘT ĐÔI NAM-NỮ
Trước hết, đâu là nguồn gốc
của Hôn Phối. Đối với công giáo chúng ta, nguồn
gốc của Hôn Phối, cũng như của
con người, của vũ trụ,… là Thiên Chúa :
Chính Ngài đã dựng nên mọi sự, mọi loài, hữu hình và vô hình. Tuy thế, chúng ta
biết, có nhiều người không tin. Nhưng đó là việc của họ : mỗi người gánh
trách nhiệm của mình.
Với Đức Tin Công Giáo, chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã dựng nên
mọi loài, mọi vật, ‘‘hữu hình và vô hình’’. Sách Sáng Thế đã ghi rõ rệt : ‘‘Thiên Chúa - sau khi đã dựng
nên mọi vât, mọi loài -, đã dựng nên
con người theo hình ảnh của Ngài ;
theo hình ảnh của Thiên Chúa, Ngài đã
dựng nên họ, Ngài đã dựng nên họ có NAM, có NỮ. Ngài chúc lành cho họ và nói :
‘‘Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều trên cả
mặt đất và hãy thống trị mặt đất. St 1, 28.
Cũng sách Sáng Thế,
nhưng ở chương sau, và theo một truyền thống khác, đơn sơ hơn, tượng hình hơn,
đã kể lại : Sau khi đã dựng nên con người, Thiên Chúa đã dựng nên tất cả
các súc vật và đã dẫn chúng đến cho con người, để con người đặt tên cho chúng.
-Theo Truyền Thống, đặt tên cho súc vật,
tức là có uy quyền trên chúng - Nhưng con
người đã thờ ơ trước mọi súc vật. Vì thế Thiên Chúa đã làm cho con người ngủ mê, rồi lấy một cạnh sườn của ông, để dựng nên người Nữ, rồi Chúa dẫn Nàng đến cho Ông, Ông liền sửng sốt kêu lên : ‘‘Lần này, đây là xương tôi, và là thịt tôi.’’
Và Sách Thánh kể tiếp : ‘‘Nàng sẽ được gọi là Đàn Bà (tiếng Do
Thái là Ishsha), vì Nàng đã được rút ra từ Đàn Ông, (tiếng Do Thái là Ish)’’ Rồi Sách Thánh kết
luận : ‘‘Vì thế, người Đàn Ông
sẽ bỏ cha mẹ, để gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ chỉ là
một’’. St 2, 22-24.
Như vậy, theo Đức Tin của chúng ta, Thiên Chúa đã dựng nên hôn phối, Thiên Chúa là Nguồn Gốc của Hôn Phối, và Hôn Phối là một đôi Nam-Nữ, gắn
bó trong tình yêu như ‘‘một xương
một thịt’’. Xác quyết này là một
mầu nhiệm rất lớn của mạc
khải : chính Thiên Chúa dựng
nên Hôn Phối, và Hôn Phối là một Đôi
Nam-Nữ.
Cho nên, Đức Tin không cho phép chúng ta coi một đôi đồng phái tính là hôn phối, mặc dầu họ tự coi việc đó là một thứ ‘‘tự
nhiên’’ nơi họ, và mặc dầu luật pháp ở một số nơi cũng đã công nhận việc
đó : mỗi người gánh trách nhiệm của mình.
Đối với chúng ta, Thiên
Chúa đã dựng nên Hôn Phối là một Đôi Nam-Nữ, gắn bó chặt chẽ với nhau, trong tình yêu,
như ‘‘một xương một thịt’’. Và đây là một mầu nhiệm vô cùng cao cả và lớn lao.
VẤN ĐỀ LY DỊ
Nếu Thiên Chúa đã dựng nên
Hôn Phối là một Đôi Nam-Nữ, vậy tại sao lại có ly dị ? Trong Phúc Âm, các ông Pharisêu
đã đến hỏi Chúa Giêsu : ‘‘Thưa
Thày, có được phép rẫy vợ vì bất
cứ lý do nào không ?’’ - Không những ‘‘rẫy vợ’’, mà còn ‘‘rẫy vợ
vì bất cứ lý do nào’’. Câu
nói đó có nghĩa rằng người đàn ông đã coi vợ mình như một nô lệ, một đồ vật,
chứ không phải như con người, đã được
dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Nô
lệ hay đồ vật,
thì khi cần, ông dùng, khi không cần nữa, ông vất bỏ. Và, khi không nhận biết
phẩm giá của người vợ như thế, các ông cũng không nhận biết phẩm giá của mình, và sống như không có Thiên
Chúa !
Vì thế, khi trả lời cho các ông Pharisêu, Chúa Giêsu đã dẫn
các ông về nguồn, và hỏi các ông : ‘‘Các
ông đã không đọc điều này - trong Sách
Thánh - sao : thuở ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên con người có Nam
có Nữ, và ngài đã phán : ‘‘vì thế, người Nam sẽ lìa cha mẹ, mà gắn
bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người
không được phân ly !’’
‘‘Thiên Chúa đã phối hợp,
loài người không được phân ly !’’ Thế mà các ông
Pharisêu còn cảng cổ nói thêm : ‘‘Tại
sao Môsê đã truyền, khi rẫy vợ, phải cấp giấy ly
dị ?’’ Vì các ông cố chấp, Chúa Giêsu bó buộc phải nói thẳng và nói rõ
:
‘‘Chính vì các
ông lòng chai dạ đá, cho
nên Môsê mới cho các ông rẫy vợ như thế, chứ thuở ban đầu không có như vậy.
Tôi nói cho các ông biết, ngoại trừ trường hợp ‘‘hôn nhân bất hợp
pháp’’, ai rẫy vợ mình và cưới vợ
khác là phạm tội ngoại tình’’.
‘‘Chính vì các
ông lòng chai dạ đá’’ : Nguồn Gốc của ly dị là do lòng
chai dạ đá của người chồng, là do tội lỗi của các ông. Nói cách khác, chính vì các ông đã không nghe lời Chúa, đã
không nhìn nhận con người, mọi người, Nam cũng như Nữ, đã được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, chính vì các ông đã nghe theo ma quỷ, như Adong, Evà thuở xưa, đã muốn có mọi quyền hành, đã muốn cai trị
vợ mình như nô lệ, cho nên đã xin Môsê quyền ly dị. Thực ra, chính các
ông đã là nô lệ của ma quỷ, và trở nên cội rễ của ly dị !
(Tôi xin mở ngoặc đơn ở đây, để nhắc đến một chuyện ngoài
lề : chúng ta vừa thấy vấn đề ly
dị, là các ông lạm quyền quá đáng. Nhưng xin đừng nghĩ rằng chỉ có đàn ông mới lạm quyền như thế. Đàn
bà cũng vậy, khi đã nắm được quyền bính trong tay, các bà cũng dữ
lắm : chỉ cần nhìn lại lịch sử của mấy bà hoàng hậu Tàu thời xưa cũng đủ
biết. Nói cách khác, đàn ông hay đàn bà, chúng ta tất cả là con cháu
Adong. Cho nên, nếu không ý tứ, ai cũng có thể mắc cạm bãy ma quỷ ! Bây giờ chúng ta ĐÓNG NGOẶC NÀY và trở lại
vấn đề Hôn Phối)
CHÚA GIÊSU ĐÃ HỒI PHỤC HÔN PHỐI
Các ông chồng đó đã mắc mưu ma
quỷ, đã phá huỷ Hôn Phối. Nhưng Thiên Chúa đã không thất bại đâu : Chúa Giêsu, Con Một THiên Chúa làm người,
đã cứu chuộc nhân loại, đã hồi phục
hôn phối. Ngài nhắc lại cho mọi
người rằng Thiên Chúa đã dựng
nên hôn phối : vợ chồng như
‘‘một xương một thịt’’, và ngài đã
kết án rõ rệt những ông sẽ ly dị :
‘‘Tôi nói cho các ông biết… ai rẫy vợ
mình và cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình’’.
‘‘Phạm tội
ngoại tình’’ : Phá hủy
hôn phối là phá huỷ công trình của Chúa, là chống lại Thiên Chúa. vì từ ‘‘thuở ban đầu’’, chính Thiên Chúa đã dựng nên hôn phối, như hình ảnh của ngài - hình ảnh
của tình yêu, của sự kết hợp tình yêu giữa Thiên Chúa Ba Ngôi : Chúa Cha
và Chúa Con là một trong Thần Khí, là Tình Yêu của cả Chúa Cha và cả Chúa Con.
Hơn nữa, trong ánh sáng của Thần Khí, Giáo Hội còn nhận ra rằng mầu nhiệm hôn phối, mầu nhiệm của hai vợ chồng như một xương
một thịt là nhiệm tích, là dấu chỉ hiệu nghiệm của sự kết hợp
giữa Chúa Kitô và Giáo Hội : trong tình
yêu, Chúa Kitô và Giáo Hội không còn là hai, mà chỉ là một. Ep 5,31. Thánh
Phaolô đã tuyên xưng : Đây là mầu
nhiệm rất lớn lao và cao cả.
HÔN PHỐI LÀ
NHIỆM TÍCH CỦA CHÚA KITÔ VÀ GIÁO HỘI
Chúng ta đã biết, nhiệm
tích là dấu chỉ hiệu nghiệm của mầu nhiệm. Ví dụ : nơi nhiệm tích Thánh Thể : chúng ta
chỉ nhìn thấy dấu chỉ là bánh và rượu, nhưng chúng ta tin rằng, sau khi Giáo Hội đã ‘‘truyền phép’’, theo thánh ý Chúa, thì bánh và rượu sẽ trở nên nhiệm tích, nghĩa là dấu chỉ hiệu nghiệm, của ‘‘Mình’’ và ‘‘Máu’’
thánh Chúa Kitô.
Tuy nhiên, các nhiệm tích
chỉ có ý nghĩa cho những người TIN. Những người không tin, không thể nhận
biết ý nghĩa của nhiệm tích. TIN vào
ý nghĩa của nhiệm tích là TIN vào quyền lực của Chúa Kitô. Chúa Kitô là ‘‘Thiên Chúa thật’’, là Ngôi
Lời Sáng Tạo, là ‘‘Chân Lý’’, là ‘‘Ánh Sáng’’, là ‘‘Sự Sống’’ của con người,
Ngài có thể HIỆN DIỆN ĐÍCH THẬT giữa chúng ta dưới hình thức ‘‘BÁNH’’ và
‘‘RƯỢU’’, cũng như qua sự hiện diện hữu hình của một linh mục chủ tế.
Trong Đức Tin Công Giáo, khi một tín
hữu đón nhận một nhiệm tích, thì Chúa
Kitô GẶP họ và BAN cho họ mọi ơn của nhiệm tích. Ví dụ, khi một người TIN
đón nhận Nhiệm Tích RỬA TỘI, thì CHÚA
KITÔ sẽ HIỆN DIỆN trong họ, qua hiện diện
hữu hình của linh mục chủ tế, và BAN
cho họ được kết hợp với Ngài,
như cành với Cây, chi thể với Thân Thể.
Như thế, cử hành một
nhiệm tích là cử hành một cuộc gặp gỡ
giao kết giữa Chúa Kitô và tín hữu đón
nhận nhiệm tích. Tín hữu càng tin mạnh, càng tin vững, càng yêu mến sốt
sáng, thì cuộc gặp gỡ kết hợp giữa họ và Chúa Kitô càng sống động và càng sinh
ơn phúc.
NHIỆM TÍCH HÔN PHỐI cũng diễn ra tương tự như thế,
cững là cuộc gặp gỡ giao kết giữa ĐÔI HỨA HÔN và CHÚA KITÔ.
Nhưng, ĐIỀU ĐẶC BIỆT nơi Nhiệm Tích Hôn
Phối là CHÍNH ĐÔI HỨA HÔN CHỦ SỰ cuộc gặp gỡ với
CHÚA KITÔ, qua trung gian hữu
hình của Giáo Hội - Giám mục, linh
muc, thày sáu.
ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT, để một đôi hứa hôn Nam và Nữ có thể cử hành Nhiệm Tích
Hôn Phối của họ, là
họ phải Ý THỨC rõ rệt và chắc chắn
rằng
1° họ đã quyết định YÊU NHAU, TRONG TỰ DO HOÀN TOÀN,
2° họ đã quyết định
YÊU NHAU CÁCH TRỌN VẸN
VÀ SUỐT ĐỜI - không quyền lực nào có thể phá tan được tình yêu của họ
-,
3° họ đã quyết định SẴN SÀNG ĐÓN TIẾP con cái có thể được sinh ra và TUYÊN HỨA
SẼ GIÁO DỤC chúng trong tinh thần của GIÁO HỘI.
Khi hai người NAM và NỮ
yêu nhau như thế ĐẾN GẶP CHÚA
KITÔ, ĐỂ CỬ HÀNH NHIỆM TÍCH HÔN PHỐI của Họ, thì THIÊN CHÚA như TOẢ SÁNG trong họ,
BAN cho sự kết hợp của họ được
trở nên HÌNH ẢNH của NGÀI, HÌNH ẢNH
của sự KẾT HỢP YÊU ĐƯƠNG giữa BA NGÔI Thiên Chúa : Chúa CHA là MỘT với
Chúa CON, trong THẦN KHÍ là TÌNH YÊU của cả Chúa Cha và Chúa Con.
Đối với những NGƯỜI KHÔNG TIN thì Hôn Phối của họ sẽ thế
nào ? Chúng ta biết rằng Thiên Chúa
đã tạo dựng nên MỌI NGƯỜI theo Hình Ảnh của Ngài, nên Ngài vẫn ở trong tâm
hồn của mọi người, của mọi hôn nhân. NHƯNG nơi những ai không TIN, Thiên
Chúa, vì kính trọng tự do, không thể tỏ hiện cách rõ rệt, không thể ‘‘đối
thoại’’ với họ. Vì không có GẶP GỠ qua niềm tin, như đối với những người TIN
vào Ngài.
Như vậy, khi MỘT ĐÔI TÍN
HỮU NAM-NỮ đến GẶP Chúa để cử hành
hôn phối của họ, thì Thiên Chúa TỎ HIỆN và IN SÂU trong họ
NHỮNG ĐƯỜNG NÉT của Ngài, NHỮNG ĐẶC TÍNH
KHÔNG THỂ XOÁ NHOÀ của Tình Yêu Ngài. Vì thế, theo Đức Tin, HÔN PHỐI, không những CHỈ LÀ HÌNH ẢNH của
sự KẾT HỢP TÌNH YÊU giữa BA NGÔI Thiên Chúa, mà còn là NHIỆM TÍCH
của sự KẾT HỢP giữa CHÚA KITÔ và GIÁO HỘI.
Chính vì thế Thánh Phaolô đã tuyên xưng rằng NHIỆM TÍCH này là MẦU NHIỆM RẤT LỚN LAO VÀ RẤT CAO CẢ.
Quả thật, khi HAI VỢ-CHỒNG, trong ĐỨC
TIN và TÌNH YÊU, gắn bó chặt chẽ với nhau, như ‘‘MỘT XƯƠNG MỘT THỊT’’, thì TÌNH YÊU VỢ-CHỒNG của họ - NHIỆM TÍCH
HÔN PHỐI của họ - sẽ trở nên, trước
mắt những TÍN HỮU khác, DẤU CHỈ HIỆU NGHIỆM của HỢP NHẤT
TÌNH YÊU giữa CHÚA KITÔ và GIÁO HỘI. Đó là ‘‘MẦU NHIỆM RẤT LỚN LAO VÀ RẤT CAO
CẢ’’, đó là mầu nhiệm vô cùng đẹp đẽ và quý hoá của conng trình ThiênChúa. Khi
HAI VỢ-CHỒNG, trong ĐỨC TIN và TÌNH YÊU, sống chân thật Nhiệm Tích của họ, thì
đời sống Gia Đình của họ sẽ nảy sinh rất nhiều hoa quả tốt đẹp và cụ thể của
Tình Yêu Thiên Chúa.
Khi suy gẫm như thế về Mầu nhiệm rất lớn lao và rất cao cả của Hôn
Phối Công Giáo, chúng ta không thể không nghĩ đến những cảnh đau xót của những vợ-chồng, vì lý do này hay lý do khác,
đã phải chia tay. Quả thật, như Giáo Hội thường nói : ‘‘Ơn Thánh
không xoá bỏ bản tính tự nhiên.’’ Bản
Tính, Thân Phận tự nhiên của con người là bản tính, thân phận tội lỗi. Vì thế, đời sống hôn phối, cũng như đời sống mỗi cá nhân, đều là một cuộc chiến đấu. Và, trong cuộc chiến này, KẺ THÙ không phải là người này hay
người kia, vợ hay chồng, KẺ THÙ là Ma
Quỷ ! Từ nay cho đến tận thế, Ma quỷ còn được tự do quấy rối, và chúng vẫn muốn phá huỷ công trình của Thiên
Chúa, vẫn muốn lôi cuốn con người về
làm nô lệ cho chúng. Và ai cũng biết, Thiên
Chúa đã ban cho con người được hoàn toàn
tự do. Nhưng, thất bại của Adong-Evà, sự tự do của con người đã trở nên dòn
mỏng, nhiều khi rất dòn mỏng. Tuy nhiên,
trong ĐỨC TIN, VỢ-CHỒNG CÔNG GIÁO
biết rằng Chúa Kitô đã toàn thắng Ma Quỷ, đã sống lại vinh quang và đã ban THẦN
KHÍ chiến thắng của Ngài cho tất cả các môn đệ. Vì thế, là môn đệ của Chúa Kitô, VỢ-CHỒNG CÔNG GIÁO biết rằng, khi
chiến đấu với Thần Khí của Chúa Kitô, họ cũng sẽ chiến thắng với Ngài.
Đời sống là một cuộc chiến đấu. VỢ-CHỒNG càng muốn gắn bó chặt chẽ với Chúa
hơn, càng muốn yêu thương hơn, hoà hợp hơn, hạnh phúc hơn, thì cuộc sống của họ
càng là cuộc chiến mạnh mẽ hơn.
2.
PHƯƠNG THẾ ĐỂ ĐẠT TỚI CHIẾN THẮNG VINH QUANG
Đời sống là
một cuộc chiến đấu. Điều này, ai cũng biết. Nhưng LÀM SAO ĐỂ CHIẾN THẮNG ? Chắc chắn đây là câu hỏi vừa hóc búa vừa
hấp dẫn nhất đời : LÀM SAO ĐỂ
CHIẾN THẮNG ?
Điều rất quan
trọng là học kinh nghiệm của những người đã chiến đấu và đã chiến thắng. Tôi xin kể sơ
sơ với Anh, Chị, Em về KINH NGHIỆM
của một Phong Trào mà tôi đã được biết gần 40 năm nay. Tên của Phong Trào này
‘‘NHÓM CÁC GIA ĐÌNH CỦA ĐỨC MẸ’’ -
tiếng Pháp là ‘‘LES FOYERS DES ÉQUIPES
NOTRE DAME’’. Có lẽ nhiều Anh Chị đã biết, hay hiện đang hoạt động ở trong
Phong Trào này.
Tôi đã được biết, từ hơn 30 năm, gần 40 năm nay. Vào khoảng những
năm 80, một nhóm của họ đã mời tôi làm ‘‘cố
vấn thiêng liêng’’ cho họ. Theo tinh thần của Phong trào này, Linh mục không phải là Tuyên Uý, nhưng
là ‘‘cố vấn thiêng liêng’’, nghĩa là
không phải lo các việc tổ chức, hành chánh,… mà chỉ lo về hướng dẫn thiêng liêng.
Kinh nghiệm của họ, thực ra, chỉ là kinh nghiệm của những VỢ-CHỒNG MUỐN SỐNG VÀ MUỐN SỐNG MỖI NGÀY MỖI TỐT HƠN ƠN GỌI HÔN PHỐI CỦA MÌNH. Quả
vậy, chúng ta vừa nói : cuộc sống
là cuộc chiến đấu. CUỘC SỐNG HÔN
NHÂN chắn chắn còn là CUỘC CHIẾN ĐẤU CAM GO HƠN NỮA. Và đây là cuộc chiến đấu đầy ý nghĩa tốt đẹp, cao quý. Hôn Nhân là Hình Ảnh của Kết Họp Yêu Thương
giữa Thiên Chúa Ba Ngôi, Hôn Nhân là Nhiệm Tích của Chúa Kitô và Giáo Hội. Cho
nên CUỘC CHIẾN ĐẤU của VỢ-CHỒNG là cuộc chiến đấu của Chúa Kitô-và-Giáo
Hội ! Đó cũng là Kinh Ngiệm của những Gia Đình đã sáng lập Phong Trào ‘‘NHÓM CÁC GIA ĐÌNH ĐỨC MẸ’’ này.
Quả vậy, vào năm 1938, trước chiến tranh thế giới thứ II, có mấy đôi tân hôn công giáo đã cảm thấy, trong cuộc sống bận rộn của nghề nghiệp, họ bị cám dỗ lơi là với Nhiệm Tích Hôn Nhân, với đời sống Gia Đình. Và họ đã ĐƯỢC ƠN ước muốn sống
mạnh mẽ hơn Nhiệm Tích Hôn Phối của họ, giữa những bận rộn của nghề nghiệp,
những khó khăn, những cám dỗ của cuộc sống...
Cùng nhau, Họ TÌM GẶP một linh
mục và BÀN HỎI với ngài. Linh mục ấy là cha Henri
Caffarel. Cha này bàn với họ GỌI NHAU
đến CÙNG HỌP VỚI NGÀI, mỗi tháng một lần, để tìm CÁCH SỐNG ƠN GỌI VỢ-CHỒNG, GIA
ĐÌNH tốt hơn, giữa những bận bịu, những khó khăn của cuộc sống hằng ngày.
Được phấn khởi trong những gặp gỡ và chia sẻ với nhau, họ đã cùng
nhau tìm ra rất mau chóng những ‘‘ĐIỂM
CỐ GẮNG CỤ THỂ’’, NHƯ NHỮNG PHƯƠNG
THẾ tốt để sống tốt, sống mạnh TINH
THẦN VỢ-CHỒNG và GIA ĐÌNH. Và, rất mau, họ đã thành lập ‘‘Phong Trào’’,
viết ra ‘‘Hiến Chương’’ rõ ràng, cụ thể, để giúp nhau cùng sống và cùng tiến.
Tôi không có ý trình bày, ở đây, tất cả Phong trào này, nhưng chỉ gợi lên vài nét có thể giúp ích cho
chúng ta đang muốn sống ƠN GỌI Hôn Phối cách tốt đẹp hơn.
A. LÝ TƯỞNG
Trước hết, tôi muốn gợi lên vài
nét về LÝ TƯỞNG mà họ muốn đã muốn đặt ra cho Phong Trào : 1° Họ muốn sống trung thành với Phép Rửa Tội ;
2° muốn sống kết hợp chặt chẽ với Chúa
Kitô ; 3° muốn XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN và GIA ĐÌNH trên
TINH THẦN của PHÚC ÂM CHÚA KITÔ ; 4°
muốn TÌM HIỂU càng ngày càng rõ hơn THÁNH Ý CHÚA về người NAM và người NỮ, người CHỒNG và người VỢ, để chu toàn tốt
hơn mầu nhiệm KẾT HỢP HÔN PHỐI ; 5°
muốn, qua đời sống nghề nghiệp hằng ngày, LÀM
CHỨNG cho Tình Yêu của Chúa ; 6°
muốn RAO TRUYỀN cho thế giới SỨ ĐIỆP của Chúa Kitô ; 7° muốn TÌM THĂNG TIẾN, trong xã hội, GIÁ
TRỊ HÔN NHÂN và ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH ; vv.
B. NHỮNG ĐIỂM CỐ GẮNG CỤ THỂ’’
Để đưa những LÝ TƯỞNG đó vào
đời sống cụ thể, hằng ngày, họ cùng đặt ra ‘‘NHỮNG ĐIỂM CỐ GẮNG CỤ THỂ’’. Vậy
đâu là những ĐIỂM mà họ muốn CỐ GẮNG cách cụ thể ?
1° VỢ-CHỒNG NGỒI VỚI NHAU : Đây là
một trong ‘‘những điểm cố gắng cụ thể’’ rất ý nghĩa và
rất quan trọng. Vợ-chồng ngồi nói chuyện
với nhau. Đó là việc có vẻ rất thường tình. Tại sao lại gọi là một ‘‘ĐIỂM
CỐ GẮNG CỤ THỂ’’ ? Dĩ
nhiên, đó là việc có vẻ BÌNH THƯỜNG : giữa vợ-chồng, có biết bao nhiêu chuyện phải nói với nhau :
việc nhà cửa, việc làm ăn, việc con cái,… và nhất là về đời sống giữa hai người
với nhau. Dĩ nhiên họ vẫn thường trao đổi với nhau về tất cả những chuyện
đó. Nhưng việc ‘‘Vợ-chồng ngồi với
nhau’’, ở đây, có một sắc thái rất
đặc biệt : Họ không đứng hay ngồi bất cứ chỗ nào ; họ CHỌN một CHỖ ĐẶC BIỆT : trong phòng của họ, nơi nhà khách, hay một
chỗ khác,… một nơi mà họ có được sự YÊN TĨNH HOÀN TOÀN. Họ ngồi với nhau như
vậy mỗi tháng một lần, và mỗi lần chừng 1 GIỜ.
TRƯỚC NHAN CHÚA, trong bầu khí yêu thương và tin tưởng hoàn toàn, HAI VỢ-CHỒNG chân thành trao đổi
với nhau về mọi điểm tích và tiêu cực đã
qua, trong cả tháng, nơi mỗi người -
vợ, chồng hay con cái - : trước những gì tích cực, họ cùng tạ ơn và
ngợi khen Chúa, cùng mừng rỡ và khuyến khích lẫn nhau ; trước những lỗi
lầm hay thiếu sót, họ cùng tìm cách sửa chữa, thay đổi,... ĐỂ CÙNG NHAU TIẾN XA
HƠN TRONG YÊU THƯƠNG, CÀNG NGÀY CÀNG MẠNH MẼ.
Như thế, bầu khí của ‘‘VỢ-CHỒNG NGỒI VỚI NHAU ’’ luôn luôn là bầu khí yêu thương, tin
tưởng, không bao giờ có phàn nàn, chê trách, nhưng chỉ có nhận biết và khích
lệ, giống NHƯ CHÍNH CHÚA đối với mỗi người.
2° ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN. Đây cũng là một ‘‘ĐIỂM CỐ GẮNG CỤ THỂ’’ rất quan trọng. MỖI NGƯỜI TỰ HỨA cố gắng cầu
nguyện mỗi ngày : suy gẫm lời
Chúa, chiêm niệm, hay suy gẫm chuỗi
mân côi,… từ 10 đến 30 phút ;
Nếu có thể được, cổ gắng cầu nguyện chung giữa hai vợ chồng : không dễ,
nhưng nếu được thì rất tốt ; và, nhất là, cả hai vợ-chồng, lo cầu nguyện
cả Gia Đình : cha, mẹ và con cái.
3° ‘‘ĐIỂM
CỐ GẮNG CỤ THỂ’’ thứ 3 là tìm cách
ĐỌC KINH THÁNH thường xuyên, nhẩt là
Phúc Âm : Tập lắng gnhe Lời Chúa, khi đọc Kinh Thánh.
4° ‘‘ĐIỂM
CỐ GẮNG CỤ THỂ’’ thứ 4 là mỗi
người, mỗi tháng, phải chọn cho mình một ‘‘LUẬT SỐNG’’, để cố gắng đặc biệt về một điểm nào đó. Chẳng
hạn : làm vui lòng người khác, ít ngồi máy vi tính hơn, tránh gắt gỏng
hơn, tập làm hoà ngay, vv…
5° ‘‘ĐIỂM
CỐ GẮNG CỤ THỂ’’ thứ 5 là VỢ CHỒNG
cố gắng cùng nhau đi CẤM PHÒNG MỖI NĂM
MỘT LẦN (4, 5 ngày hay 1 tuần)
C. TỔ CHỨC ‘‘NHÓM’’ VÀ HỌP
Sau khi đã đưa ra một số ‘‘LÝ
TƯỞNG’’ và đã tìm ra ‘‘NHỮNG
ĐIỂM CỐ GẮNG CỤ THỂ’’ để thực hiện những ‘‘LÝ TƯỞNG’’ đó nơi mỗi cặp vợ-chồng, PHONG TRÀO ‘‘NHÓM CÁC GIA
ĐÌNH ĐỨC MẸ’’ còn tổ chức thành từng ‘‘Nhóm’’,
từng ‘‘Vùng’’,... để liên hệ với nhau, để hội họp, cầu nguyện, suy nghĩ, trao đổi…
với nhau, ngõ hầu sống mỗi ngày tốt
hơn Ơn Gọi Hôn Nhân.
Mỗi ‘‘Nhóm’’ gồm từ 4 đến 6 đôi vợ-chồng, với 1 linh
mục tháp tùng thiêng liêng ; họp
với nhau mỗi tháng một lần, và mỗi lần chừng 3 tiếng, với chương trình rõ
rệt và cụ thể như sau :
a) Cuộc họp diễn
ra nơi một Gia Đình trong ‘‘Nhóm’’.
Và cứ luân phiên với nhau như thế.
b) Thường thường, cuộc họp được bắt đầu bằng BỮA ĂN (# 75 phút) : Cặp vợ-chồng đón tiếp sẽ lo bữa ăn. Con cái có thể đến chào,
nhưng không tham dự gì vào cuộc họp. Trong
khi ăn, lần lượt mỗi cặp vợ-chồng chia sẻ với những người
khác tất cả các TIN TỨC, trong tháng
qua, của mỗi người, của tất cả Gia Đình : tin tích cực, tin
tiêu cực, thành công, thất bại, của cá nhân, của gia đình,…
c) Tiếp đến là ‘‘giờ’’
CẦU NGUYỆN (# 20 phút) : sau
khi cùng nhau nghe Lời Chúa, để Lời Chúa soi sáng, hướng dẫn, mỗi
người, lớn itếng, dâng ý nguyện của mình.
d) Sau đó, cùng nhau
chia sẻ về những ‘‘ĐIỂM CỐ GẮNG CỤ THỂ’’ (#20 phút) : Lần lượit, mỗi
người chia sẻ với ‘‘Nhóm’’ về những
thành công hay thất bại, những cách thế đã cố gắng hay thiếu cố gắng,… để sẽ
thực hiện tốt hơn.
e) Trao đổi về
‘‘CHỦ ĐỀ’’ (# 75 phút) : (mỗi ‘‘Nhóm’’
chọn cho cả năm 8 CHỦ ĐỀ : mỗi năm có 9 cuộc họp, trong đó 8 lần, với
‘‘CHỦ ĐỀ’’ để suy nghĩ và trao đổi ; cuộc họp thứ 9 dành để kiểm điểm,
tổng kết cả năm ; còn 3 tháng khác thuộc về ‘‘nghỉ Hè’’).
Cuộc họp của ‘‘Nhóm’’ bao giờ cũng được kết thúc bằng Kinh TẠ ƠN của Đức Mẹ, Kinh
‘‘Magnificat’’. Vì Phong Trào đã có lòng tin tưởng đặc biệt nơi Đức Mẹ Maria,
và đã tự xưng là Phong Trào ‘‘NHÓM
CÁC GIA ĐÌNH ĐỨC MẸ’’ (‘‘Les Foyers
des Équipes NOTRE DAME’’).
• VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON CÁI
Mặc đầu đã khá dài, nhưng tôi nghĩ rằng mình không thể nói về Ơn Gọi của Hôn Phối, mà không nhắc đến vấn đề Giáo
Dục Con Cái.
Vì chúng ta là Công Giáo,
nên khi nghĩ đến vấn đề Giáo Dục Con
Cái, chúng ta không thể không Ý
THỨC rõ rệt, như nhà thần bí Khalil Gibran đã nói : ‘‘CON CÁI CỦA CÁC BẠN KHÔNG PHẢI LÀ CON CÁI CủA CÁC BẠN…’’
Thực ra, Nhà Thần Bí
muốn nói rằng chúng VỪA là ‘‘con cái của
các bạn’’, VỪA không phải hoàn toàn là ‘‘con cái của các bạn’’, nghĩa là, chính do ‘‘các bạn’’ mà chúng đã có sự sống và đã sinh ra ;
nhưng chúng không tuỳ thuộc hoàn toàn
nơi ‘‘các bạn’’, dường như là sở hữu của ‘‘các bạn’’ ; chúng đã đến, cũng là do thánh ý của Chúa ! Vì thế, trước hết và trên hết, chúng là con cái của Thiên Chúa ! Và Thiên Chúa đã có ‘‘dự tính’’ cho mỗi người trong chúng.
Ý thức rõ rệt như thế, việc đầu tiên của cha mẹ muốn giáo dục
con cái là dâng chúng, phó thác chúng
cho Thiên Chúa, xin Ngài ban cho
chúng được lớn lên trong ơn nghĩa của Ngài, được nhận biết sự hiện diện của
Ngài, và luôn luôn tin tưởng, lắng nghe Ngài ; xin Ngài ban cho chúng được nhận biết mỗi ngày mỗi đúng hơn, rõ
hơn ‘‘dự tính’’ của Ngài cho chúng.
Về phần Cha Mẹ cũng vậy, cũng
tương tự như con cái của chúng ta, chúng
ta cũng là ‘‘con cái của Chúa’’. Cho nên, để giáo dục con cái, chúng ta cũng phải cầu xin Chúa,
lắng nghe Chúa, để hiểu biết mỗi ngày
mỗi rõ hơn, đúng hơn thánh ý của Ngài trên con cái, chúng ta cũng phải cầu xin Chúa để bắt chước Chúa mỗi ngày mỗi hơn, để có thể NHÌN con cái, NÓI với con
cái như chính Chúa NHÌN chúng, NÓI với chúng ; cung như chính Chúa NHÌN
chúng ta, NÓI với chúng ta. Và như vậy, chúng ta hi vọng sẽ giáo dục, sẽ
giúp đỡ con cái chúng ta đúng hơn, hữu hiệu hơn.
Phải, CHÚNG TA HI VỌNG, và
chúng ta CHỈ CÓ THỂ HI VỌNG. Vì chúng ta TIN và BIẾT rằng con cái chúng ta
có sự TỰ DO của chúng… Chúng có thể, vào một lúc nào đó trong cuộc sống, không
dùng HOÀN TOÀN đúng sự TỰ DO của chúng. Nhưng SỰ TỰ DO đó vẫn là một ƠN TỐI CAO
của Thiên Chúa !
‘‘THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU’’.
Và chỉ có THIÊN CHÚA mới là TÌNH YÊU.
Chúng ta TIN như thế. Và, để giáo dục con cái, Chúa kêu gọi chúng ta bắt
chước Chúa, sống như ‘‘Hình Ảnh
của Thiên Chúa’’, như Nhiệm tích Chủa Chúa Kitô và Giáo Hội,
đối với con cái chúng ta : Thương yêu, kính trọng Có gia đình không
biết cầu nguyện, nhưng cũng có lúc nghĩ tới Chúa. Có gia đình giáo
dục con và kiên nhẫn,...
Đồng thời, chúng ta cũng nên luôn luôn ý thức rằng thân phận của
chúng ta là thân phận tội lỗi. Vì thế,
mặc dầu là CHA MẸ, chúng ta CÓ THỂ
có khi quá đáng, hay lầm lẫn, sai lạc,… Vì thế, tu
chỉnh bản thân, và xin lỗi con cái là điều cực tốt trong giáo dục.
Tôi xin hết lòng cám ơn các Anh, Chị Em và xin cầu nguyện cho
nhau.
II/ CHIA NHÓM VÀ TRAO ĐỔI VỀ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN :
* Nhóm 1 : Chia sẻ giữa vợ chổng
rất khó vì khác đạo và không dám trao đổi. Nhưng cũng có những cặp vợ chồng trao
đổi dể dàng (thường vợ chồng khác quốc tịch). Có trường hợp không
có thời gian trao đổi với con cái. Có trường hợp cầu nguyện trong gia
đình cũng khó vì khác đạo. Có gia đình lúc cầu nguyện chung, và
lúc cầu nguyện riêng.cái cầu nguyện và cám ơn Chúa mỗi sáng và mỗi
tối, điều này trờ thành một thói quen.
* Nhóm 2 : Chia
sẻ về bí tích hôn phối : có trường hợp một người là nạn nhân hôn
nhân. Vấn nạn giáo dục con cái như
ép con.
* Nhóm 3 : Cầu nguyện mỗi ngày trong gia đình. Chia
sẻ đức tin với con cái. Giữ vững đức tin và sống đức tin khi vợ
chồng khác tôn giáo. Cha mẹ sống đức tin tốt ảnh hưởng tốt đến đời
sống đức tin của con cái. Cha mẹ phải làn gương sáng về đời sống
đức tin cho con cái.
Sau phần đúc kết của Cha
Lộc, mọi người chụp chung tấm hình lưu niệm và sốt sắng kéo xuống nhà thờ dự
giờ chầu Mình Thánh với Thầy Phạm Bá Nha để dâng gia đình và những ý nguyện tốt
lành lên Chúa nhân ngày đầu năm.
Paris,
01/01/2017
Đỗ
Thục Hiền
Bài viết khác
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ
Tiếng vọng … từ Thư viện Giáo xứ - Lê Quang Đại
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân Năm 2024 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Giáp Thìn Giáo Xứ Việt Nam Paris - 28/01/2024