Du Sinh
trong Liên Đới Nghề Nghiệp
L |
iên Đới Nghề Nghiệp (LĐNN) có hai nguồn cội chính, một từ Thánh Kinh và một từ ca dao tục ngữ Việt Nam. Cả hai nguồn suối này không nói về những nghề nghiệp, nhưng hướng chúng ta về những giá trị Tin Mừng, luân lý, đạo đức và nhân bản. Một trong những giá trị đó là ‘tình anh chị em’. Vậy chúng ta hãy đi thẳng vào hai nguồn suối Thánh Kinh và ca dao tục ngữ mà nêu bật ‘Tình anh chị em’ trong LĐNN.
‘Tình anh chị em’ là lý tưởng phải đạt tới của LĐNN. Theo Thánh Kinh (St 4,2) cũng như theo sự hiểu thông thường của mọi nền văn hóa, thì cụm từ ‘anh chị em’ là chỉ những người cùng cha mẹ sinh ra.
Ông Adong và bà Evà đã sinh ra hai người con trai là Aben và Cain. Aben và Cain là anh em với nhau. Aben làm nghề chăn nuôi sức vật còn Cainl àm nghề trồng tỉa (xSt 4,1-2).
Anh em đâu phải người xa, cùng chung bố mẹ, ruột rà mẹ cha.
Về sau cụm từ ‘anh chị em’ được dùng rộng rãi để chỉ những phần tử cùng họ hàng (Lv 10,4), cùng sắc tộc (2Sm 19,13), hay dân tộc (Dn 25,3), để phân biệt với ngoại kiều (Dn 1,16).
Vua Đavít nói với dân chúng rằng : ‘Anh em là những anh em của tôi, anh em là cốt nhục của tôi, vậy anh em hãy đón tôi về với anh em…’ (2Sm 19,13).
• Tứ hải giai huynh đệ, dù xa bốn bể vẫn là anh em, - Anh em, người sau kẻ trước, cùng họ cùng làng, cùng nước, cùng quê.
Vì thế, chúng ta liên đới với nhau là lẽ tự nhiên, biểu lộ tình người : bởi vì chúng ta cùng chung cốt nhục (Kn 5,1), chúng ta phải bênh vực che chở nhau (1Sm 22,23), đem tài năng chia sẻ và phục vụ lẫn nhau (Esd 1,6), đặc biệt lúc gặp khó khăn, thử thách (Gs 22,3), cần trút vơi gánh nặng cho nhau (Jd 8,21-24), và nhất là phải thương yêu nhau (Tv 35,14-15).
Khi họ đau yếu, tôi đã khóac áo nhặm vào thân, tôi ăn chay hãm mình, và cầu nguyện cho họ như cầu cho các bạn thân. (Tv 35, 14).
• Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn. Có câu : tích đức tu nhân, hoạn nạn tương cứu, phú bần tương thân.
Một trong những sinh hoạt thiết yếu của tổ chức LĐNN là anh chị em gặp gỡ nhau, như những người bạn thân quen. Sự gặp gỡ tạo nên tình liên đới. Danh xưng LĐNN không phải là một câu sáo ngữ, hay một nguyên tắc toán học cứng nhắc. Trái lại LĐNN mang một nội dung phong phú và cụ thể và mở rộng. Chúng ta hãy nghe chứng từ của thánh Phaolô và lời dạy của tổ tiên:
«Tôi là con người tự do, không lệ thuộc vào ai. Tuy nhiên, tôi muốn liên đới với mọi người, phục vụ mọi người… Tôi đau với người đau, vui với người vui, khóc với người khóc… Nói tắt, tôi đã trở nên tất cả cho mọi người… Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng » ‘(x1Cr 9,19-23).
•Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. - Mưa nguồn, chớp biển xa xa, ấy ai là bạn của ta, ta chờ. - Bạn bè là nghĩa tương tri, sao cho sau trước một bề mới nên - Ban vàng lại gặp bạn vàng, long lân, quy phụng, một đoàn tứ linh. – Thấy người đau, anh đừng vội tránh, thấy người nghèo chớ lánh đường xa – Tình người quyện lấy chúng ta, anh em bạn bè, mặn mà làm sao. – Thương anh, mến chị mãn đời, liên đới tình người, mong Trời ban ơn.
Cụ thể và thực tế hơn nữa là trong LĐNN, những người làm cùng ngành nghề chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với nhau. Người đi trước chỉ dẫn người đi sau, người đi sau học hỏi với ngưòi đi trước. Tất cả diễn tiến theo tình bạn, theo tinh thần liên đới … tất cả vì bác ái, vì yêu thương, vì lòng mến Chúa.
Ông Binđát nói với ông Gíóp : ‘Anh cứ học hỏi thế hệ đã qua, kinh nghiệm của ông cha, hãy gẫm suy cho kỹ… » (G 8,8). Tác giả Huấn Ca khuyên chúng ta : «Con hãy tìm đến với bậc lão thành giàu kinh nghiệm : Hãy nghe chuyên cần lời họ nói về Thiên Chúa, đừng bỏ uổng khi các ngài dạy những châm ngôn ý vị. Con đừng ngại học hỏi với người trí thức uyên thâm…(xHc 6,34-36).
• Học thày không tày học bạn, - Đi một ngày đàng học một sàng khôn, - Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, - Kinh nghiệm đầy mình chia sẻ anh em, - Kinh nghiệm nghề nghiệp, giấu bạn làm chi, chẳng lẽ giữ mãi đem đỉ xuống mồ (Lê Thiên) - Kinh nghiệm chia sẻ với anh, anh cho người khác, một thành hai ba (Lê Thiên).
Khi dựng nên con người, Chúa đã in dấu ấn ‘tình anh chị em vào lòng con người’. Nhưng tiếc thay, lịch sử con cháu Adam-Evà đã bắt đầu một tình anh em đổ vỡ : Ganh tị với em là Abel, Cain đã giết em mình và không muốn biết em mình ở đâu nữa (St 4,9). Đó là một tội phạm. Dần dà con người, kể từ Adam-Eva, đã nhận ra ‘tội lỗi vẫn núp sẵn trong lòng mình’ (St 4,7) và đã biết thống hối, tha thứ và làm hòa với nhau : như Abraham và Lót thoát cảnh bất hòa nhau (St 13,8), Giacóp làm hòa với Esau (St 33,4), Giuse tha thứ cho anh em mình (St 45,1-8). Rồi qua Maisen, con người nhận được luật của Thiên Chúa : ‘Ngươi không được thù ghét anh em mình… ngươi phải yêu thương mọi người lân cận’ (Lv 19,17 tt)… Vì nghèo nên bị mọi anh em bỏ rơi, khinh rẻ, bạn hữu lại càng lánh xa. Mong được một lời an ủi cũng chẳng có (Cn 19,7). –
Vua Dêmêriô nói với các lỳ mục và dân Do Thái : «Chúng tôi sẵn sàng làm hòa và tha thứ cho anh em tất cả những sơ suất và lầm lỗi đã mắc phải từ trước đến nay… ».
Khó khăn thì chẳng ai nhìn, đến khi đỗ trạng, chín nghìn anh em. – Khi vui thì vỗ tay nào, đến khi bệnh hoạn thì nào thấy ai.
– Anh em là nghĩa tay chân, thương nhau, tha thứ, bao lần cũng tha - Một nhịn chín lành, có thương, chịu đựng, mới thành anh em.
Chúa Giêsu đến trần gian, hạ mình ‘tam cùng’ với con người, yêu thương và phục vụ con người, Ngài đã trở thành ‘trưởng tử của đàn em đông đảo’ (Rm 8,29). Chính Ngài đã gọi các môn đệ là anh em (Ga 20,17). Anh em của Chúa là những ai sống theo thánh ý của Chúa Cha (Mt 12,46-50). Chính Ngài đã dạy cho chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, cho chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa (Ga 1,12) và anh anh em của nhau (Rm 8,14-17).
Nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta trở nên đàn em của Chúa Kitô, nên người đồng thừa kế với Ngài và thành anh em của nhau, cùng nhau gọi Thiên Chúa là Cha (Abba) (xRm 8,14-17). Các con là bạn hữu, là anh em của Thày (Ga 15,15).
• Vui mừng đón lễ Giáng Sinh, Con Một Chúa Trời hạ mình xuống thế, Cứu người ra khỏi bến mê, nên con cái Chúa, tràn trề hồng ân. Hồng ân gọi Chúa là Cha, Hồng ân ‘bốn bể’ đều là anh em… (Đậu Đồng).
Vì thế để sống trọn vẹn tình anh chị em trong LĐNN, mỗi người chúng ta phải vững niềm tin vào Chúa Kitô, người anh trưởng tuyệt vời. Chính Ngài sẽ dạy chúng ta biết sống tình anh chị em trong LĐNN thế nào cho đúng. Đó là linh đạo của
LĐNN : liên đới với Chúa Kitô để nhờ Ngài liên đới với anh chị em. Tất cả cho Chúa Kitô và vì Chúa Kitô (th. Piô X).
Bài viết khác
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ
Tiếng vọng … từ Thư viện Giáo xứ - Lê Quang Đại
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân Năm 2024 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Giáp Thìn Giáo Xứ Việt Nam Paris - 28/01/2024