TIẾNG MẸ ĐẺ
N |
gày 21 tháng 2 được
chọn là ngày "Quốc Tế Tiếng Mẹ Đẻ" để kêu gọi gìn giữ và phát triển các
ngôn ngữ, vì vào ngày nầy năm 1952 nhiều sinh viên đã bị công an sát hại tại
Dacca (nay là thủ đô của Bangladesh) trong những cuộc biểu tình đòi chính quyền
Pakistan công nhận tiếng Bengali của họ là ngôn ngữ thứ nhì cấp quốc gia.
Hiện tại nhân loại
có khoảng 500 thứ tiếng được sử dụng, nhiều hay ít tùy vùng miền và số lượng cư
dân. 3 ngôn ngữ thịnh hành nhất là Quan Thoại, Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Nhiều ngôn ngữ tuy
ít người sử dụng nhưng vẫn tồn tại đến ngày nay, và còn phải kể đến một số ngôn
ngữ mới được ra đời theo chân một quốc gia mới thành lập như tiếng Serbo-Croate
tách rời thành Serbe và Croate, Hindoustani phân thành Hindi và Ourdou khi nước
Pakistan thành lập vào năm 1947…
Nhưng theo thống
kê của ONU thì cứ mỗi 2 tuần lễ nhân loại lại mất đi 1 thứ tiếng cùng những đặc
điểm văn hóa. Đấy là những ngôn ngữ ít người sử dụng bị chèn ép trong một quốc
gia rộng lớn, đông dân. Cũng có trường hợp tiếng mẹ đẻ cạnh tranh kịch liệt với
ngôn ngữ quốc gia hợp chủng như tiếng Berbère chẳng hạn, được 35% người Algérie
và 50% người Ma Rốc dùng trở thành ngôn ngữ chính của một số quốc gia quanh
vùng.
Nhiều bậc phụ
huynh nghĩ rằng : để không cản trở bước tiến, con em chỉ nên học ngôn ngữ chính
thống của quốc gia cư ngụ, và loại hẳn tiếng mẹ đẻ. Đây là một sai lầm đáng tiếc.
Vì cách nay khoảng 20 năm tại Mali (vùng đất thuộc Pháp và giành được độc lập từ
năm 1960) đã có một cuộc thử nghiệm bằng cách tạo 2 nhóm học sinh riêng biệt đi
từ lớp nhỏ nhất đến lớp cuối bậc tiểu học ; 1 nhóm học bằng Pháp ngữ, nhóm kia
được dạy bằng thổ ngữ và dần rót Pháp văn vào theo thời gian. Kết quả cho thấy
: nhóm "thổ ngữ" vượt trội nhóm kia trên toàn thể các bộ môn, kể cả…
Pháp văn vào năm cuối tiểu học.
Phần đông những
người thông thạo 2 thứ tiếng hoặc hơn nữa thú nhận rằng họ suy nghĩ, biểu tỏ
tình cảm, thậm chí ngủ mơ bằng… tiếng mẹ đẻ ; ngay cả ở những người không thuần
thục lắm và cũng ít sử dụng đến.
Tiếng mẹ đẻ là tiếng
nói của nguồn gốc, của gia đình, của tuổi thơ. Tiếng mẹ ru là âm thanh đẹp đẽ
nhất mà ta nghe được khi đến với cuộc đời nầy.
Vũ Hạ
_________________________________
(Viết tóm gọn theo một bản tin trên RFI tiếng Pháp 21/02/2019
Bài viết khác
Anh lính Cứu Hỏa được hoán cải sau trận hỏa hoạn tại nhà thờ Đức Bà Paris - Công Bình
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang