LTS :
Xin được giới thiệu đến quý vị bài viết của tác giả Hà Bắc, một cây bút đã từng cộng tác với báo Giáo xứ Paris, viết về cô ca sĩ Sumi Jo, người Nam Hàn. Với giọng Soprano trong trẻo và cao vút, cô đã thánh thót vang lên điệp khúc "Panis Angelicus" trong Thánh lễ đại trào tổ chức ngoài trời tại vận động trường Daejeon World Cup Stadium ở Seoul với hàng triệu người tham dự, để đón tiếp ĐTC Phanxicô, nhân dịp Ngài đến viếng thăm Hàn Quốc ngày 15/08/2014.
* * *
|
"Sumi Jo" tên thật Su-gyeong Jo
sinh ngày 22/11/1962 tại thủ đô Seoul, Nam Hàn. Mẹ là một pianist và ca sĩ tài
tử không thể theo đuổi sự nghiệp âm nhạc vì cuộc chiến tranh xâm lược của Bắc
Hàn và Tàu Cộng hồi thập niên 1950.
Vì thế, bà đã đầu tư vào
con gái bằng cách cho con học piano từ hồi 4 tuổi và luyện giọng hồi 6 tuổi; học
đến 8 giờ mỗi ngày. Nhờ thế, Sumi Jo đã được học bổng của Seonwha Arts
(Junior-High và High) School suốt 6 năm và tốt nghiệp cả hai môn này tại đây
năm 1976.
Sau đó, cô thi nhập học đậu
với số điểm cao nhất để tiếp tục trau dồi âm nhạc tại Seoul National University
(SNU) từ 1981 đến 1983 và xuất hiện trong vài buổi hòa nhạc trên Korean
Broadcasting System và nhất là trong vở "Marriage of Figaro" trên sân
khấu Seoul Opera.
Thấy khó đạt giấc mơ âm
nhạc trong vỏ sò SNU ở quốc nội, cô đã rời bỏ ngôi trường đi Roma ghi danh học
tại Accademia di Santa Cecilia. Cuộc sống đắt đỏ và xa lạ nơi xứ người khiến cô
phải vừa học vừa lao động sinh nhai. Vé bay do gia đình cung cấp nhưng với chỉ
300USD trong túi khi đến Roma, cô đã phải dạy tư và chỉ có 4 giờ mỗi ngày để ngủ
nghỉ nên có lần bị ngã xỉu ngoài đường.
Ngoài âm nhạc, cô còn phải
học tiếng Ý bản xứ để giao dịch và các ngôn ngữ khác như Pháp, Đức, Spanish,
Nga để trình diễn. Thầy của cô lúc ấy là Carlo Bergonzi và Giannella Borelli đã
giúp cô cất giọng hát của mình tại các cuộc hòa nhạc và truyền thanh truyền
hình địa phương. Vì thế cô phải đổi tên "Su-gyeong" thành
"Sumi" cho dễ phát âm. Sau khi tốt nhiệp năm 1985, cô học luyên giọng
với Elisabeth Schwarzkopf và đoạt một số giải quốc tế ở Naples, Enna,
Barcelona, Pretoria và cả Seoul. Giải nhất cuộc thi Carlo Alberto Cappelli
International ở Verona của cô hồi tháng 8/1986 đã được ban giám khảo đồng loạt
chấm điểm.
Sau thành tích này, thời
khóa biểu trình diễn của cô thật bận rộn. Sau vở "Rigoletto" của
Verdi trong vai Gilda trình diễn trên sân khấu Teatro Comunale Giuseppe Verdi ở
Trieste, cô được sự quan tâm của nhạc trưởng Maestro Herbert von Karajan - người
đã tặng cô danh hiệu "coloratura soprano" (giọng kim nữ rung láy) với
"tiếng hát từ trời cao" - và được mời đóng vai Oscar đối ca với danh
ca tenor Placido Domingo trong vở "Un Ballo in Maschera" tại Salzburg
Festival năm 1989. Cái chết bất tử của người đỡ đầu Karajan trong đại nhạc hội
năm ấy không cản được bước tiến của cô: Sumi đóng vai "Queen of the
Night" trong vở "Magic Flute" của Mozart tại Chicago Lyric Opera
năm 1990 và vai Olympia trong vở "Tales of Hoffmann" tại Royal Opera ở
Covent Garden năm 1991 và các vai Adina trong vở "l'E1lisir d'Amore"
và Elvira trong vở "I Puritani" năm 1992.
Từ 1993 trở đi, Sumi Jo
trình diễn nhiều vở tuồng tại nhiều sân khấu lớn ở châu Âu và Mỹ. Cô trở lại
Salzburg và Covent Garden trình diễn vở "Lucia di Lammermoor" của
Donizetti ở Metropolitan Opera; vở "Der Rosenkavalier" của Strauss
trong vai Sophia tại Los Angeles Opera năm 1994; vở "Le Comte Ory"
trong vai nữ bá tước Adèle tại Aix-en-Provence năm 1995. Vai Lucia được cô đóng
ở nhiều nơi như Strasbourg, Berlin, Paris, Barcelona. Vở "La Sonnambula"
trình diễn ở Brussels và Santiago Chilé; vở "I Capuletti Montecchi" ở
Minesota Opera; vở "l'Enfant et les Sortilèges" đóng ở Boston MA và
Pittsburgh GA; vở "Le Comte Ory" ở Roma; vở "Dinorah' ở New
York.
Cô trình diễn nhiều vở
khác tại các hí viện danh tiếng như Théâtre du Châtelet, Théâtre des
Champs-Élysées, Opéra National ở Paris, Washington Opera, Cincinnati Pops, St
Like Orchestra, L.A. Philharmonic, Hollywood Bowl Orchestra ở Mỹ, Deutsche Oper
Berlin ở Bá-linh, Vancouver Symphony Orchestra ở Canada, Opera Australia ở Úc
..vv.. với các nhạc trưởng cũng danh tiếng như Sir Georg Solti, Zubin Mehta,
Lorin Maazel, James Levine, Richard Bonynge, Kent Nagano ..vv.. Từ 2007, cô
trình diễn lần đầu vở "La Traviata" tại Toulon Opéra; đóng vai Zerline
trong vở "Fra Diavolo" tại Opera Comique và Opera Royal de Wallinie.
Loạt phim "Milddred Pierce" của HBO hồi 2011 có giọng của Sumi Jo
trong vai Veda.
Trong khi có thời biểu
trình diễn thánh ca "Ave Maria" tại Chatelet ở Paris năm 2006, cô được
hung tin bố Enho Jo mất ở quê nhà nhưng vì không thể về dự tang lễ và nghe theo
lời khuyên của mẹ, cô vẫn ở lại trình diễn để vinh danh người cha. Do đó DVD xuất
bản dịp ấy được mang tựa đề "Sumi Jo in Paris-For My Father". Cô đã
hát nhạc hiệu "The Champions" tại thế vận hội FIFA World Cup 2002 cho
Korean Broadcasting. Là người yêu gia súc, cô đã được bầu là một trong 5 nhân vật
nổi tiếng châu Á đoạt giải "Best Dressed 2008" của "People for
the Ethical Treatment of Anmals Asia-Pacific" (PETA).
Hãng dĩa Erato Records, một
chi nhánh của tổng công ty Warner Classics đã phát hành trên 50 dĩa của Sumi
Jo; trong đó có đủ loại tuồng ca kịch như oratorio, operetta, tuồng nguyên bản,
orchestra và Broadway; kể cả 10 dĩa hát solo. Giọng chim ưng "nhỏ người to
họng" của cô trong vở "Die Frau Ohne Schatten" của Strauss và
vai Oscar trong vở "Un Ballo in Maschera" của Verdi đã đem đến cho cô
giải Sir Georg Solti's Grammy Award. Giọng chim ưng này cũng xuất hiện trong một
bản nhạc của Camille Saint-Saens do Wojciech Kilar hòa âm trong phim "The
Ninth Gate" năm 1999 và trong vở "Love Never Dies" của Andrew
Lloyd Webber hồi 2010. Sau khi hát tại thế vận hội ở Seoul năm 2002, cô được tổ
chức UNESCO của LHQ trao tặng danh hiệu "Artist For Peace"; được nhận
giải quốc tế Puccini Award năm 2008 - lần đầu trao cho một ca sĩ châu Á - và được
mời hát tại International Olympic Games ở Beijing cùng năm.
Cô tâm sự đã phải bỏ ra
hai tháng luyện giọng (Nga, Đức, Pháp, Ý, Spanish) mới thành công mỹ mãn trên
sân khấu. Cô nói rất hãnh diện về việc ngày càng nhiều ca sĩ bản xứ Korea của
cô thành công trên sân khấu phương tây nối gót của mình. Sau vụ Hồi giáo khủng
bố tháng 9/2001, album "Prayers" của cô đã khẳng định và phát huy phạm
vi thánh ca của mình; trong đó có các bản "Ave Maria" của Franz Schubert
và bản nhạc truyền thống Mỹ "Amazing Grace"; theo sau album
"Only Love" năm 2000 hát nhạc Broadway mừng tân thiên niên kỷ 21.
Album "Baroque Journey" 2006 hát nhạc thời kỳ Baroque cổ kính; còn
album "Missing You" 2008 bao gồm nhạc tình các nước.
Điệp khúc thánh ca
"Panis Angelicus" bằng cổ ngữ Latin đã được Sumi Jo cất lên trong trẻo,
cao vút và thánh thót vào lúc rước Mình Thánh Chúa trong thánh lễ do ĐGH
Francisco chủ tế hôm 15/8/2014 tại vận động trường Daejeon ở Seoul có nội dung
như sau:
"1/ Panis angélicus
- fit panis hóminum - Dat panis caélicus - Figúris términum - Ores mirábilis -
Mandúcat Dóminum - pauper, pauper - servus et húmilis - Pauper, pauper - servus
et húmilis".
2/ Te, trina Déitas - únaque, póscimus - Sic
nos tu vísita - sícut te cólimus - Pertuas sémitas duc nos quo téndimus - Ad
lucemquam inhábitas"
(1/ Tạm biệt từ nay - chúng con ăn thực phẩm của trời - Ôi kỳ diệu thay người
nô bộc ăn thịt hiện thân của Chúa.
2/ Ôi phúc lành Ba Ngôi nên một - hãy viếng hồn chúng con cầu xin và đưa
chúng con đến nước trời ngày vĩnh cửu).
Bản thánh ca linh thiêng
nhất trong một thánh lễ (misa) này từng được các giọng ca soprano chuyên nghiệp
bậc thầy của cô trình diễn - không kể các giọng tenor lừng danh quốc tế như
Luciano Pavarotti, Placido Domingo, Juan Diego Florez - đó là các giọng soprano
của Maria Callas, Renata Tebaldi, Elina Garanca, Francoise Pollet, Mirella
Freni, Katia Ricciarelli, Diana Damrau, Rence Fleming, Laura Allrich, Lara
Fabian, Deanna Durbin. . . Cùng trang lứa với cô có Charlotte Church và nhiều mầm
non đang lên khác.
Bản thánh ca bất hủ này đã được viết hòa âm bởi một số tác giả bậc thầy của ông như P. Meurers, C. Pucini . . . nhưng nổi tiếng nhất là bản hòa âm của nhạc sư César Franck người Pháp gốc Bỉ.
Ông tên đầy đủ là César Auguste-Jean-Guilaume-Hubert Franck (10/12/1822 - 8/11/1890) gọi tắt là César-Auguste; sanh tại Liège lúc ấy là lãnh địa của Hòa-lan thuộc đế quốc Anh - nay là nước Bỉ. Ông học nhạc từ năm 1835 với các danh sư như Anton Reicha, Joseph Daussoigne-Méhul, Pierre Zimmerman, Aimé Leborn. Buổi trình diễn đầu tiên của ông diễn ra tại cung đình triều đại đầu tiên Léopold I của vương quốc tân lập Belgique hồi 1834.
Sự nghiệp
âm nhạc của ông là một nhạc sư, một dương cầm và đại phong cầm thủ nổi tiếng với
ngón đàn ngẫu hứng và bằng nhạc cụ cải biến của Aristide Cavaillé-Coll; sống suốt
đời ở Paris tại địa chỉ 95 boulevard Saint-Michel; phục vụ suốt đời tại thánh
đường cổ Sainte Clotilde (Basillique Sainte-Clotilde từ 1896) và giáo xứ Notre
Dame de Lorette với chức vụ "Maitre de Chapelle".
Sau này ông chỉ kí tên là
César Franck do giận ông bố Nicolas-Joseph Franck không cho cưới cô học trò
Eugénie-Félicité-Caroline Saillot (1824-1918), người mà rốt cuộc cũng trở thành
vợ ông sau khi ông bỏ nhà đến "ở rể" nhà vợ trước khi cưới. Sự nghiệp
âm nhạc suông sẻ bao nhiêu thì tình duyên nhiêu khê bấy nhiêu: ngoài việc chống
đối của ông bố, ngày cưới 22/2/1848 lại là hôm dân Paris nổi loạn khiến cô dâu
chú rể và thân hữu phải vất vả leo trèo và luồn lách qua các ổ phòng ngự đầy
chướng ngại vật để vào thánh đường Notre Dame de Lorette. Trưa hôm đó, dân
Paris túa ra đường biểu tình chống Louis Philippe; buộc Thủ Tướng Francois P.
G. Guizot phải từ chức ngày hôm sau. Thừa thắng xông lên, họ đốn hàng ngàn cây
để làm công sự chiến đấu và xông vào bộ ngoại giao nên bị quân phòng vệ bắn chết
52 người.
César Franck dạy nhạc tại
Paris Consevatoire từ 1872 đến 22/4/1842.
Những học trò của ông (xuất sắc như Vincent d'Indy, Ernest Chausson,
Louis Vierne, Henri Duparc . . .) đã gọi ông bằng danh hiệu "Père
Franck". Nhiều học trò của ông bị tử thương, tàn phế hoặc mất tích trong
cuộc "Révolution de Février" 1848 này để lật đổ đế chế Orléans có từ
1830 của vua Louis Philippe và thành lập đệ nhị Cộng Hòa Pháp với yêu sách
"Droit du Travail" đòi quyền lao động; đưa Louis Napoléon lên làm Tổng
Thống hôm 2/12/1848. Louis Napoléon đã giải tán quốc hội đệ nhị Cộng Hòa hôm
2/12/1851; tái lập đế chế Pháp và trở thành nhà vua cuối cùng của Pháp với
vương hiệu Napoléon III trị vì đến năm 1870. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện các
tên tuổi như triết gia Karl Marx, thi sĩ Alphonse de Lamartine, văn hào Victor
Hugo. . .
Bản "Panis
Angelicus" là một tấu khúc "motet" trong các bản thánh ca của tập
"Messe à Trois Voix" viết năm 1878. Các tác phẩm khác cũng nổi tiếng
không kém gồm: Six Pièces viết từ 1860 đến 1862; xuất bản năm 1868, Les
Béatitudes 1869, Rédemption 1871-1874, Les Éolides 1876, F Mineur Quintet 1879,
Le Chasseur Maudit 1882, Prelude, Chorale et Fugue 1884, Symphonic Variations
1885, ca kịch Hulda 1886, ca kịch Ghiselle 1888, D Mineur Symphonie 1886-88, A
Majeur Sonata 1886 ..v. v.. Ông từng lãnh huân chương cao quí "Chevalier
de la Légion d'Honneur" hôm 4/8/1885. Nhạc của ông ảnh hưởng nhiều bởi
Franz Liszt và Richard Wagner.
Định mệnh từ một hôm tháng
7/1890 khi đang ngồi trong taxi thì bị một xe ngựa đụng khiến ông bị thương đầu.
Tai nạn này buộc ông phải bỏ trình diễn và dạy học để lui về Nemours nghỉ hưu.
Do vết thương cũ tái phát lại không có thuốc trụ sinh để chữa bệnh sưng phế quản,
ông qua đời hôm 8/11/1890. Tang lễ tại nhà thờ Sainte Clotilde đông đảo; trong
đó có nhiều nhạc sư trứ danh. Mộ phần ban đầu được chôn ở Montrouge; sau dời đến
nghĩa trang Montparnasse. Mộ bia do bạn kiến trúc sư Gaston Redon vẽ kiểu. Một
đài kỷ niệm "César Franck Au Côté d'Orgue" được dựng năm 1904 tại
công viên Samuel-Rousseau; đối diện thánh đường Sainte Clotilde do điêu khắc
gia Alfred Lenoir vẽ kiểu.
Trong các cuộc phỏng vấn,
Sumi Jo thường tâm sự rằng "âm nhạc là sứ mạng trời trao phó" cho
mình bởi cô đã nghe nhạc opera từ trong bụng mẹ, qua bà mẹ trong khi mang thai
mình : Mẹ cô yêu giọng ca bất hủ Maria Callas trong tuồng "Madama
Butterfly" của Puccini.
Đã là sứ mạng trời trao
thì cô sợ gì lời bàn tán nửa ác nửa dị đoan rằng "sớm tài yểu tử" hay như ca dao Việt "chữ tài liền với chữ
tai một vần"!
Ngoài vai trò sứ giả hòa
bình "Artist For Peace" mà
tổ chức UNESCO của LHQ ban tặng, Sumi Jo còn là sứ giả của văn hóa vì mỗi lần
trình diễn, cô đều giải thích về niềm đau non sông chia cắt nơi quê nhà Korea
trước khi hát bản dân ca truyền thống "Longing for Mount Geumgang"
của xứ sở sâm nhung bổ lượng này. Jumi Jo còn quá trẻ nên không hiểu rằng: Thà
Korea chia cắt nhưng còn một nửa được tự do để cô có cơ hội thành đạt còn hơn
cô phải sống ở "nửa kia" Bắc Hàn hoặc thống nhất như kiểu
"CHXHCN Việt Nam"!!
HÀ BẮC
(tham khảo tài liệu
của SNU, korea.net, Rev. Carlo Rossini và các tài liệu khác)
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang