Người phóng
viên trẻ
TIỆC LIÊN ĐỚI XÂY DỰNG CƠ SỞ GIÁO XỨ
C |
hủ nhật
25.10.2015, Giáo xứ Việt Nam Paris đã tổ chức một bữa '' TIỆC LIÊN ĐỚI XÂY
DỰNG CƠ SỞ ''. Bữa tiệc đã được thực hiện qua bàn tiệc thánh lễ và bàn tiệc
huynh đệ.
1. Trên bàn tiệc thánh lễ,
Đức ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh chia sẻ Lời Chúa.
Bài phúc âm hôm nay (Mc
10, 46-52) là một bài học sống động và cụ
thể về đức tin của một người mù tên là Bartimê
con ông Timê ở thành Giêricô. Anh Bartimê, vì mù, không nhìn thấy Chúa Giêsu.
Nhưng anh ta nghe được. Tiếng nói của đám đông thành phố cho anh biết có một
đấng tiên tri con vua Đavid, là Chúa Giêsu Nadarét đang đi qua. Anh tin và cảm
nhận Chúa Giêsu có thể làm cho mình một điều mong ước. Chẳng hổ thẹn trước đám
đông, cũng chẳng sợ bị chê cười mạt sát, anh liền đứng phắt dậy, chạy gần đến
chỗ Chúa Giêsu và tin tưởng nói to lời xin một cách mạnh bạo với Chúa
Giêsu : « Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi ».
Nhiều người mắng anh bảo im đi, nhưng anh càng kêu to hơn : « Hỡi con vua
Đavít, xin thương xót tôi ».
Chúa Giêsu đã nhận ra
lòng tin chân thật và mãnh liệt của Bartimê, liền dừng lại, truyền gọi anh đến,
gọi và bảo anh : « Hãy vững tâm đứng dậy ». Anh ta liệng áo choàng,
đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: "Anh muốn Ta
làm gì cho anh?" Người mù thưa: "Lạy Thầy, xin cho tôi được
thấy". Chúa Giêsu đáp: "Được, đức tin của anh đã chữa anh". Tức
thì anh ta thấy được và đi theo Người.
Bài học đức tin của Bartimé có thể áp dụng cho đời sống đức tin của cá nhân mỗi người hay của tập thể cộng đoàn ; Cho việc giáo dục con cái của mỗi người hay cho việc xây dựng cơ sở của giáo xứ.
Trước những nghịch cảnh, khó khăn, bạo lực, lo âu, yếu kém, thiếu thốn, nguy hiểm, thất bại, chúng ta hãy luôn vững niềm tin vào Chúa, và cư xử theo niềm tin ấy.
Nghĩa là :
1. Ta biết điều mình cần.
2- Dẫu không nhìn thấy, nhưng ta vẫn có thể nghe được tiếng Chúa, cảm nghiệm được Chúa đang đến với ta. Rồi phó thác, tin tưởng vào Chúa, vì Chúa có thể làm cho ta những điều lạ lùng, dáp ứng lòng ta mong ước.
3- Đừng hổ thẹn, cũng đừng sợ bị thế gian chê bai, xỉ vả, nhạo cười, mà cố gắng vận dụng và thực hiện hết khả năng của mình.
4- Chạy đến với Chúa, mà tin tưởng nói với Chúa lời van xin của mình một cách mạnh bạo và tin tưởng.
5- Nếu cần, chạy đến lại với Chúa, nói lại và rõ hơn, to hơn, mạnh hơn lời mình xin.
6- Hãy tin tưởng rằng đức tin của ta sẽ cứu ta.
7- Chúa sẽ nhận ra niềm tin của ta và cho ta điều ta mong muốn.
Amen.
2. Trên bàn tiệc huynh đệ,
các thành phần giáo xứ chia sẻ thức ăn, văn nghệ và cảm tưởng hầu đóng góp vào DỰ
ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ GIÁO XỨ
Từ năm 2000, khi chuẩn bị thành lập Phong Trào
Liên Đới Nghề Nghiệp, thì ý tưởng về một « Bữa Tiệc Liên Đới Truyèn
Giáo » đã được manh nha và tổ chức, để gây quỹ gửi giúp Giáo Hội Việt Nam
trong công trình truyền giáo. Bữa tiệc này, thường tổ chức vào tuần lễ Truyền
Giáo tháng 10 hằng năm, đã được Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp liên tục đứng
ra vận động các đơn vị mục vụ khác, để cả giáo xứ tham gia đóng góp vào Bữa Tiệc
này, từ Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Hội Đồng Mục Vụ, đến các đơn vị mục vụ khác.
Riêng năm 2015, vì Dự Án Cơ Sở 2014 vừa bắt đầu, trong
một phiên họp ngày 12/06/2015 vừa qua, Giáo xứ đã quyết định đổi « Tiệc
Liên Đới Truyền Giáo » thành « Tiệc Liên Đới Xây Dựng Cơ Sở ». Bữa
« Tiệc Liên Đới Xây Dựng Cơ Sở Giáo Xứ » hôm nay xoay quanh hai chia
sẻ lớn :
1-
Chia
sẻ thức ăn và văn hóa Việt nam ;
2-
Chia sẻ cảm tưởng về Dự Án Xây Dựng Cơ Sở vừa khởi đầu năm 2014.
Chia sẻ thức ăn và văn
hóa Việt Nam. Bữa tiệc
đã được khởi đầu với phép lành của Đức Ông Giám Đốc, cùng đứng trên khán đài với
một số đại diện Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, và Ban Liên Ngành Liên Đới Nghề
Nghiệp.
Thực phẩm Việt nam chia sẻ gồm các món : 1-
Khai vị nguội, 2- gỏi bò bóp thấu, 3- Tôm chiên, 4- Canh nấm cua, 5- Gà nấu thập
cẩm, 6- Brocoli xào nấm, 7- Mực nhồi thịt rim, 8- Cơm và bánh mì, 9- Chè, 10-
Trái cây. Và nước lọc, nước ngọt coca và rượu nho.
Văn hóa Việt nam chia sẻ qua 11 mục đặc sắc sau
đây : 1- Tôi yêu (Trịnh Hưng) do Mỹ Ly & Kim Phượng song ca :. 2- Giấc mơ mùa thu (Võ Thiện Thanh) do Tuyết Dung đơn ca. 3- Mùa thu cho em (Ngô Thụy Miên) do Hoàng Anh đơn ca. 4- Gánh hàng rong (Lê Quốc Dũng) do
Quang Đại đơn ca. 5-
Hương mắm quê (Vĩnh Thạnh) do Thu Hồng đơn ca. 6- Cổ nhạc: Trưng Vương gái Việt (Điệu Xàng xê) do Trúc Tiên đơn ca. 7- Cổ nhạc: Nỗi lòng xa xứ (Điệu Lý
con sáo) do Phương Khanh đơn
ca. 8- Liên khúc Slow Gửi gió cho mây
ngàn bay (Đoàn Chuẩn & Từ Linh) - Mộng dưới hoa (Phạm Đình Chương) - Nỗi
lòng (Nguyễn Văn Khánh) - Còn một chút gì để nhớ (Phạm Duy) do Thư Hương đơn ca. 9- Liên khúc Tiếng dương cầm (Văn
Phụng) & Nhạc buồn (Chopin_Lời Việt: Phạm Duy) do Quỳnh Chi đơn ca. 10-Chiếc áo bà ba (Trần Thiện
Thanh) do Mỹ Ly đơn ca:. 11- Việt Nam, Việt Nam do Cộng đoàn hợp ca kết thúc
chương trình.
Chia sẻ cảm tưởng về Dự Án Xây Dựng Cơ Sở 2014 của
Giáo xứ.
Cùng với việc chia sẻ thức ăn và văn nghệ Việt Nam, còn có việc chia sẻ cảm tưởng về « DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỠ GIÁO XỨ 2014 » nữa. Sáu người đã được ông Phó chủ tịch Hội đồng mục vụ mời lên chia sẻ với cộng đoàn về những tâm tư, cảm tưởng của mình đối với « Dự án xây dựng cơ sở giáo xứ » khởi đầu từ tháng 05.2014 và đã được Ban Giám đốc, Ban thường vụ, Hội đồng mục vụ và Tòa Tổng Giám Mục Paris đồng ý, quyết định và thông báo cho toàn giáo xứ trong Đại Hội Mục Vụ ngày 14.06.2015.
Âm thanh và tiếng nói chuyện
ồn ào to, nghe và hiểu được những chia sẻ thật là khó. Chúng tôi xin ghi lại những
điều mình nghe được và ghi nhận được. Nếu có sai sót chút nào, xin quí vị niệm
tình tha thứ.
Luật sư Lê Đình Thông, giáo dân nội thành Paris, nhận định rằng
các giáo dân Việt Nam, đã gian khổ xoay xở sinh sống trong xã hội Pháp ở những
năm 70 và 80. Từ những năm 90, họ đã dần dần hội nhập. Và từ những năm 2000, tất
cả đã an cư lạc nghiệp. « Dự án Cơ sở Giáo xứ 2014 » đã xuất hiện
đúng lúc. Ông cầu chức cho Cộng Đoàn Giáo Xứ được nhiều may mắn và phước lành của
Chúa, mà đạt được kết quả tốt đẹp trong dự án cơ sở này.
Bà Đoàn Thị, một giáo dân vùng phụ cận Marne La
Vallée, chia sẻ rằng những cộng đoàn công giáo Việt Nam mới thành lập từ sau
1975 ở các nước khác, từ Mỹ, Úc, đến Đức, Anh, Úc… họ đều đã xây được nhà thờ của
mình.
GXVN Paris là cộng đoàn công giáo Việt nam kỳ cựu
nhất tại hải ngoại, được chính thức công nhận từ năm 1947. Sau gần 70 năm được
Tổng giáo phận Paris chính thức công nhận, vẫn là một cộng đoàn « ăn nhờ ở
tạm », thuê hoặc mượn cơ sở. Đã đến lúc Giáo xứ Việt nam Paris cần phải có
một nhà thờ cho mình và của mình.
Trong « Dự án cơ sở Giáo xứ 2014 », cơ sở
Emerainville mà phái đoàn Giáo Xứ mới đi thăm hai lần trong tháng 9 và 10-2015
vừa qua có nhiều đặc điểm đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chánh của giáo xứ. Mong
sao thủ tục hành chánh tiến bộ mau chóng và quỹ quyên góp phát triển mau hơn, để
Giáo Xứ chúng ta có được một cơ sở của mình.
Anh James Phúc, một giáo dân trong Nhóm Trẻ, kể lại việc
nghe biết được rằng Giáo Xứ đã đang đi xem cơ sở Emarainville, và dường như cơ
sở này có nhà đất đủ rộng cho các nhu cầu của Giáo Xứ. Có điều dường như theo một
số dư luận thì hơi xa. Anh nghĩ rằng, dẫu có hơi xa, thì những người muốn đến với
giáo xứ, cũng sẽ vẫn đến thôi. Và anh cùng các bạn bè, những người trẻ, các anh
cũng sẽ sẵn sàng đến cơ sở mà Giáo xứ sẽ chọn.
Thầy phó tế vĩnh viễn Cao Trọng
Nghĩa, một thành viên mới
trong Ban Giám Đốc, bày tỏ một tâm sự tin tưởng rằng Giáo xứ sẽ phải có cơ sở của
mình. Sau bao nhiêu năm dành dụm, Giáo xứ đã có một ngân khoản tối thiểu, để
dám nghĩ đến chuyện mua một cơ sở cho mình và được Toà Tổng Giám Mục Paris cho
phép. Đây là lúc thuận tiện. Cả Giáo xứ đã quyết định.
Dược sĩ Trần Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ, chia sẻ thao thức
của mình một cách rất thực tiễn và tha thiết. Chị nhắc lại hai lý do thúc bách
Giáo xứ phải nghĩ đến việc xây dựng cơ sở. Vì tinh thần tự lập, tự cường. Và để
các em thiếu nhi có nơi chốn học giáo lý, học tiếng Việt, sinh hoạt và dự thánh
lễ. Rồi chị bày tỏ một niềm mong ước : Mong sao mọi thành phần trong giáo
xứ góp công góp của, cách này hay cách khác, thật mau chóng, thật rộng lượng, để
dự án cơ sở giáo xứ mau đạt kết quả. Mong sao giáo xứ càng ngày càng phát triển !
Cụ Natalie Vũ, Hội trưởng Hội các bà mẹ công giáo, chia
sẻ rằng, dẫu mình đã già, nhưng vẫn mong sao cho Giáo Xứ sớm có được cơ sở của
mình. Để được như vậy, cần thiết là phải có đủ tài chánh. Xin Chúa xui khiến để
nhiều người đóng góp và ủng hộ. Xin Chúa nhậm lời chúng con.
LỜI KẾT
Vào cuối bữa tiệc , sau phần chia sẻ về
« Dự án Cơ sở Giáo xứ 2014 », đi qua một bàn tiệc đang trao đổi hăng
hái, tôi dừng lại theo dõi. Một cụ cao niên cỡ tuổi 70 than to :
- Tiếc quá !
- Tiếc cái gì ? Người đối diện hỏi.
- Tiếc rằng ban tổ chức « Tiệc Liên đới Xây dựng
Cơ sở Giáo xứ » đã không lợi dụng dịp tốt này để cổ võ việc liên đới đóng góp
tài chánh một cách cụ thể. Tôi thấy các xứ đạo ở Việt nam hay ở nhiều nước
ngoài, đều tổ chức những bữa tiệc như ta hôm nay, mỗi khi giáo xứ của họ muốn xây
dựng nhà thờ. Nhưng họ không chỉ chia sẻ những ý tưởng cao đẹp, những mong ước
lý tưởng. Mà họ rất cụ thể. Họ hô hào và tình nguyện đóng góp tài chính, công,
của. Họ làm sổ những người đóng góp và hứa đóng góp. Mỗi tiệc như vậy, họ thâu
cả mấy trăm ngàn đô la. Tổ chức ba bốn bữa tiệc như vầy, là giáo xứ có đủ tiền
xây nhà thờ. Chứ mà, cứ ngồi chia sẻ cao đẹp, lý tưởng, thì đến bao giờ mới xây
được nhà thờ. Mỗi việc đều có phương pháp và điều kiện của nó !
Một người khác, cùng bàn, lên tiếng :
- Ngược lại với cụ. Phần tôi, tôi mừng !
- Vì sao lại mừng? Người ngồi cạnh phía trái hỏi.
- Mừng vì thấy cái tinh thần tự trọng và tôn trọng
người khác được thể hiện một cách rõ ràng trong Giáo xứ Việt nam Paris. Người tự
trọng, thì tự tin, tự lập, tự cường, có tinh thần trách nhiệm và kính trọng người
khác. Người tự trọng thì không ép buộc bất cứ ai và không áp đặt bất cứ sự gì.
Những phương pháp tâm lý quần chúng, dùng sức ép đoàn thể để áp đặt, ép buộc
các cá nhân làm những việc đóng góp, thường được các con buôn xử dụng để khích
động người tiêu dung mua hàng. Chúng ta không nên làm như vậy. Xây dựng nhà thờ
là công việc cần thiết và quan trọng. Nhưng không vì thế mà ép buộc, áp đặt các
giáo dân phải đóng góp, hay phải hứa đóng góp. Giáo xứ bàn nhau, xướng lên, quyết
định việc cần làm và phải làm. Nhưng tôn trọng giáo dân và để họ tự lấy trách
nhiệm mà tự quyết phần đóng góp của mình. Tôi nghĩ rằng đó là tinh thần trách
nhiệm và tự trọng ở Giáo xứ Việt nam Paris. Và vì vậy mà tôi mừng.
Paris, ngày 25
tháng 10 năm 2015
Người phóng
viên trẻ
Bài viết khác
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ
Tiếng vọng … từ Thư viện Giáo xứ - Lê Quang Đại
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân Năm 2024 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Giáp Thìn Giáo Xứ Việt Nam Paris - 28/01/2024