Thuyền nhân , Tàu nhân , người Tàu là ai ?
D |
i cư, biệt cư, tạm cư, nhập cư, định
cư
là những từ ngữ được nhắc tới trong phương tiện truyền thông thời nầy. Cũng như
từ ngữ tị nạn, vượt biên, vượt biển, thuyền nhân (= boat people) được nghe thời
1975 về sau, nhứt là trong cộng đồng người Việt ra khỏi nước bằng đường biển.
Độc giả Báo GXVN Paris một phần thuộc thành phần đó hoặc có những thân nhân bạn bè mang danh tính đó một thời. Vậy ta thử tìm hiểu từ ngữ ‘thuyền nhân’ thời nay đối chiếu đến ‘tàu nhân’ (người tàu) có gì liên hệ giống và khác nhau làm sao trong bối cảnh di cư, tị nạn tìm đất sống mới.
‘Thuyền nhân’ danh tính mà các nước đón nhận người Việt trong lối vượt biên tẩu thoát chạy trốn qua đường biển. Thường tình là gặp lắm gian nguy trên chiếc ghe thuyền chòng chành mỏng manh chất chứa đầy người. Những tấm thân gầy còm yếu liệt, rách rưới trong những bộ đồ tả tơi, phần vì đói khát, vì sợ hải sóng to gió lớn ập vào nhận chìm trước mắt, càng tuyệt vọng hơn nữa là khi xuồng thuyền bị hỏng máy, chờ đợi… được tàu ngoại quác thương tình vớt lên và sắp xếp lên bờ . Một khi được cứu vớt cho vào biệt cư, tập trung tại các trại (camp, hotel, centre) tạm cư rồi nhập cư, định cư . Trước đó họ được gọi là những người ‘tị nạn ‘. Boat-people= tị nạn hàm chứa cảnh bi đát của kẻ trốn chạy, bị đuổi xua từ một đất nước mà mình không còn ‘chổ đứng’ như là quê hương mình. Bởi đó ‘chua chát' thay là những thuyền nhân nầy trước khi được nhận vào thành phần ‘nhập cư, định cư’ thì phải bị liệt kê vào thân phận người vô tổ quốc (=a-pa-tri-te )…Đó là thân phận của người Việt vượt biên, vượt biển ra đi khỏi nước hậu bán thế kỷ 20 . Thật là không giống chút nào thân phận những người di cư, nhập cư, định cư tại Việt nam thế kỷ trước…
Thật
vậy những người đến định cư xứ Việt nam thế kỷ trước, được nhìn nhận là ‘tàu
nhân’ đọc theo ngôn ngữ Việt nam là ‘người tàu’. Đây là những người đến đất nước Việt nam bằng ‘tàu thủy’, bất luận họ đến từ
Quảng đông, Quảng tây, Tiều châu, Hẹ, Hakka, Phúc kiến…gọi chung là từ đất
Trung Hoa lục địa , là Trung quốc. Chắc hẳn là họ không bị xua đuổi bị rượt để
phải chạy trốn, mà khởi đàu gặp gở ra đi đàng hòang, bằng tàu bè vững chắc để
đến nơi an toàn nơi họ chọn lựa lập cư định cư và sinh sống. Họ không bị phân
biệt chủng tộc và bị điều tra liệt kê, sắp loại xuất xứ từ đâu, …mà được tiếp
nhận như người anh em chú Ba đến bằng tàu
= người tàu=tàu nhân : Chú ba tàu.
Trong
kho ngữ liệu Việt tộc, dù kẻ đến có xưng danh là ‘Tống nhân, Đường nhân, Minh
Hương’ để nói lên xuất xứ, gắn kết với một triều đại đã qua của Trung nguyên,
nhưng Việt ngữ vẫn gọi họ là Người Tàu và theo cung cách hiếu khách niềm nở đi
đến việc ‘thân tộc hóa’ luôn coi như người
trong gia đình dòng tộc có thứ bực trong cách gọi ‘Chú Ba’, Chú Ba Tàu’.
Người
ta sẽ hỏi : vì sao gọi là chú Ba,
mà không phải là chú tư, chú năm tàu. Theo ngữ vựng dùng trong nam bộ, người
anh trưởng là ( anh cả = anh hai ) ; vậy người con trai kế Anh hai là chú
‘Ba’. Vậy qua ngôn ngữ bản địa, Chú Ba là em của anh Hai con của Cha ( đứng số
một). Ngừời Cha với tư cách là chủ nhân
của đất nứớc Việt tộc (Lạc Việt và Âu Việt
) ra tay đón nhận những người con của dòng Bách Việt (Bách Duệ) gồm Nam Việt, Băc
Việt, Tây Việt, Đông Việt, Mân Việt, Ngô
Việt , cả trăm Việt vv.
Vậy
gọi ‘các chú », « cắc chú »
là gì ? Xét theo ngữ âm và ngữ nghĩa trong âm ngữ học (phono-sémantico-
logie ) thì khởi đầu cuộc gặp gở , chủ khách phân biệt, kẻ mới đến là khách = ‘Khách
trú =các chú.’ : một lối hành xử bình thường trước lạ gọi là khách sau quen gọi là chú. Người nầy là khách là người đang trú ngụ gần gủi với mình, là
chú . Cách gọi thực dụng không xa lạ mấy, khác với lối gọi có vẻ xa lắc xa
lơ như gọi ‘anh bảy chà’ (ý nói người Ân độ, di cư qua Java (Indonesia), Manila
(Philippine), rồi qua định cư tại đất Việt ) nên được người Việt tăng cho danh
ngữ là anh bảy chà (và)=java . Câu nói bình dân do trẻ nhỏ ngêu ngao –nhắc
lại kiểu dân gian có chút chế nhạo và tả hình dung : » Chà- và Maní tí te, cái bụng chè bè , con mắt
ốc bưu ».Cái tội kỳ thị dân nào cũng mắc phải, nhứt là khi kẻ ấy khác
mình về hình dong, cách sinh sống, ăn mặc
và nhứt là khi họ được thuận lợi giàu có hơn mình !! (Người Ấn=chà
và : hay Ấn Pondichéry thuộc địa Pháp, nói tiếng tây giao dich với Pháp làm
ăn phát đạt ở Việt nam : chủ đồn điền, bạc tiền giàu có, cho vay ).
Như
thế gọi ‘chú Chệt’ có là kỳ thị không ? Thưa ‘Chệt’ là Cha là Ba cũng
như ‘Tía’ ( gốc tiếng Phúc kiến) là từ ngữ dùng trong tiếng Trung hoa vùng Quảng
Đông, Quảng tây… ? nên chi gọi họ là chú ‘Chệt’ thật ra không có tính cách
kỳ thị.
Chú
Ba Tàu : tức là Chú Ba đến bằng tàu được thân tộc hóa trong tiêng Việt là
chú Ba em của người con thú hai trong nhà Việt tộc thế thôi.
Độc
giả tới đây hỏi : Tàu nhân là » danh
gọi » » hay « danh
xưng ». Danh tự xưng lúc thời phong kiến di dân là Tống nhân, Đường
nhân, Minh Hương ( như đã nói trên ); sau thời ấy thì tự xưng là người
Trung Quốc, người Hoa với ý nghĩa tự hào là nuớc trung tâm thế giới, (Empire du
milieu) văn minh Trung Hoa đối chiêu với ‘ nước ngọai vi là man di, mọi rợ. Nước
Việt nam đối với Trung quốc chỉ là nước nhỏ phía nam của họ có tên gọi theo sắc
phong tùy thời đại : Giao chỉ quận vương, An nam quốc vương (xứ nam an định
). Tên An nam là ‘danh gọi’ bởi người Hoa, và tiếp theo thòi Pháp thuộc, chứ
‘danh xưng’ là Đại Việt, Đại nam.(cf Mục đề ‘danh xưng , danh gọi’ trong sách
Người Việt của tác giả ).
Tự
hào dân tộc qua cách ‘tự xưng’ ‘danh xưng’ nước nào cũng có : Vietnam thời
thủy nguyên chỉ gồm hai bộ tộc ‘Lạc Việt và Âu việt mà có lúc cũng tự xưng là Đại
Việt, Đại Cồ Việt, Đại Nam, kiểu Hàn quốc xưng là Đại Hàn : nước nhỏ nhưng
cũng xưng hùng xưng đế huống chi một nước vĩ đại như Trung quốc.
«
Cina ,China, Chine » là danh gọi
do tây phương (Bồ đào nha, Anh Mỹ, Pháp ) để tránh nhìn nhận là nước ‘trung tâm
thế giói’(Trung quốc, Trung nguyên ) hoặc là vùng đất có nhiều nước (Lục quốc)
có nhiều tên như Tần, Tấn, Hán, Sở, Triệu, Tùy, Lổ, Lương, Châu rồi nhà, triều đại Hán Tống, Đường, Minh, Nguyên, Thanh vv suốt chiều dài lịch sử của họ ( Đông châu liệt
quốc, lục quốc, tam quốc, đế quốc ). Đó
là một một địa bàn lảnh thổ mênh mông với
những 55 săc dân (ethnies) kêu sao cho đúng, nên chi tây phương chọ gọi một tên’ tsin’ ( Tần)
thủy Hoàng phát xuất thời cổ đại mà nước
nầy thống nhứt tức vào 3 thế kỷ trước công nguyên. Đó là một lối
gọi dựa vào âm ngữ (phonétique) chứ không theo ngữ nghĩa (sémantique).
Tóm
lại Viêt nam gọi ‘Tàu nhân = người Tàu ‘người di dân đi tàu xuống Viet nam lập
nghiệp : coi nhau như người nhà, chú Ba, Chú Ba tàu qủa là một kiểu nói hi
hữu có ngữ nghĩa bao trùm nguồn gốc xa xưa của dòng tộc, đồng thời thể hiện
tình ‘thân tộc’ thích họp trong cách xưng hô ’ bà con’’họ hàng’ trong Đại gia
đình. Kết qủa là ‘người tàu, chú ba trở thành ‘người nhà’ trong mái ấm Họ hàng
Việt tộc. Các Họ giàu ngữ nghĩa âm sắc như Cù, Bạch, Cổ, Chung, Lai, Lâm,
Dương, Tạ, Xái, Giang, Lưu, Quách, Đàm, Thẩm, Nghiêm, Thái, Lã, Lử, Dư, Tống,
Đường, Văn, Từ, Tô, Lương…đã nâng sỉ số tên Họ Việt tộc từ con số 230 tăng dần
với con số Họ gốc (3200) đã có sẳn bên
dòng Họ Chú ba. Như vậy Chú Ba hoàn toàn nhập cuộc với danh tính nguyên vẹn,
mà không cần thay đổi vị trí trình tự cấu trúc (prénom , nom ; name,
surname ; first name, middle name, last name ) như khi phải vào quốc tịch
Âu Mỹ. Những ‘ Chú Ba’ thời xưa, nay với thời gian nhập cuộc và kiến tạo trở
thành những bực nổi nang trong các ngành nghề đủ loại ở phần đát mới , kể cả những
người trí thức tài ba, dũng lực và thao lược trong chiến trường ( cf danh sách
các tướng tá trong Quân Lực Việt nam ): Tất cả hòa mình trong lòng dân tộc
trong việc bảo tồn và gìn giữ đát nước như một công dân chính gốc .
Phải chăng tinh thần thân tộc hóa của Việt tộc trong dòng Bách Việt đã tiến một bước khá dài, bỏ sau tính kỳ thị chủng tộc, để hoàn thành câu chữ « tứ hải giai huynh đệ tiên phong vào quá trình thực hiện ‘ fratelli tutti ‘ được Đức GH Phanxicô cổ vỏ thời đại nầy. Tóm lại trong cái nhìn đối chiếu :
- ‘tàu nhân’
thế kỷ trước, di cư vào nhà Việt nam được đón nhận là ‘chú’ trong gia đình,
không thay đổi quốc tịch, danh tính, tên họ giữ nguyên : sinh sống hòan
toàn như người nhà.
-
‘thuyền nhân’ thế kỷ 20 khi vào các
nước trên thế giới, phải qua ngưởng cửa gọi là ’tị nạn’di cư, ‘nhập cư’ rồi vào
quốc tịch với danh tính mới hoặc thay đổi vị trí tên và họ: tên đứng trước họ đứng sau. Ngữ nghĩa và âm hưởng của tên gọi cũng
mất đi phần di sản văn hóa độc đáo của tên gọi (vd. tên nam nhân phải có cái gì
hùng dũng, mạnh mẻ ; tên nữ phải có âm hưởng đẹp đẽ mỹ miều ).
Trước
việc phân cực ly tán của thời kỳ hoàn cầu hóa, nguyện Chúa Thánh Thần tác động
để mọi cộng đồng dân tộc thể hiện tình huynh đệ hiệp nhứt ngõ hầu thiên hạ được
sống trong Bình an và Hoan lạc mà Thiên Chúa Phục sinh đã ban phát cho mọi người
trên dương thế.
Viết tại Paris, dịp lể Chúa Thánh thần Hiện xuống 2021.
Fx Hồng Kim Linh cẩn
chí
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang