Phan Hữu Lộc
Thừa
Sai Trên Đất Việt
H |
ai Cha thừa sai Pallottíns ( thuộc Dòng Cha thánh
Vinh sơn Palloti (1795-1850), Lm thuộc giáo xứ Rôma, Cha giải tội cho các
Giáo hoàng... thành lập Hội Tông đồ Cg
(S.A.C) với mục đích phổ biến Lòng Chúa Thương Xót... ) được Tổng Bề trên Dòng ở
Pháp phái đi truyền giáo tại Việt Nam.. Cha Martin , người Pháp, đi tháng
chín 2015 để học tiếng Việt và làm quen
với phong tục giáo hội địa phương, nơi Cha đến. Còn Cha Adam, người Ba-lan, hiện đang học tiếng Anh để rồi
cũng sẽ được phái qua Saigon tiếp tay với Cha Martin nói trên vào đầu năm 2016.
Sau đây là vài tin tức và
cảm nghĩ mà cha Martin gởi về tặng cho bạn đọc tờ Tam cá nguyệt mà các ngài phụ
trách : ‘‘Lòng Chúa Thương Xót’’
Xin chuyển ngữ lời
ngài : ‘‘ ...Chúa kêu mời chúng ta hãy ra khỏi đời sống tiện nghi của
mình để đi truyền giáo. Vì thế mà Bề trên chúng tôi yêu cầu chúng tôi đi truyền
giáo nhiều nơi rất khó khăn. Quả thật, đối
với một người âu châu đi truyền giáo cho
người châu âu thì không gì đáng nói. Nhưng thay đổi lục địa, qua Á châu như chúng tôi lại là chuyện khác.
Ngay lúc vừa đến, ta gặp
ngay một nền văn hóa và phong tục rất khác chúng ta , một thói quen và một truyền thống lâu đời ăn sâu vào một kiểu cách lý luận khác. Các điều
đó cho thấy một cách cụ thể là một lối sống khác ta. Vẫn biết rằng ngày này cuộc
sống con người có phần quốc tế hóa, các thành phố lớn trên thế giới sống hầu
như nhau , nhưng chúng ta cũng biết là mỗi nước vẫn còn giữ truyền thống riêng của mình.
Tháng mười 2015, chúng
tôi đi về SAIGON để cố gắng học tiếng Việt , điểu đó không phải là dễ. Ngay sau
khi đến, sau khi quan sát dân tình, tôi
thú nhận là với tư cách tín-hữu phương tây, chúng tôi thấy nhiều điều làm mình
suy tư : tâm hồn họ đại độ , tiếp đón niềm nở khác xa với những gì chúng ta sống ở Âu châu.
Thực sự, ban đầu ta thấy hơi khó hiểu, nhưng với thời gian ta thấy càng ngày
càng yêu mến lối sống đó.
Người Việt là một dân tộc
làm việc rất nhiều, và đặt nhiều hy vọng vào tương lai. Điều này cho thấy những
sự thay đổi trong đời sống dân chúng . Điều này cũng thấy rõ trong lối sống
của Giáo hội địa phương. Các Cha Paillottins đựợc Địa phận Saigon đón nhận.
Chúng tôi ở Giáo xứ Thị Nghè là một
trong những giáo xứ lớn của thành phố.
Chúng tôi ngạc nhiên khi
thấy giáo xứ đang sửa sang nhà thờ một cách quan trọng. Thợ thuyền làm việc
không ngừng ngày đêm, điều này là vì truyền thống của họ. Ta nên biết người
công giáo Việt ở trong nước chiếm 8% trên
toàn quốc.
Phải cố gắng nhẫn nhại và
lợi dụng mọi cơ hội để học hỏi, để càng ngày sống gần dân chúng đầy thiện cảm.
Muốn được thế, thì phải tránh đừng bao giờ so sánh cuộc sống của họ với cuôc sống
của ta ở bên Tây này.
Xã hội Việt Nam gồm rất
nhiều giai cấp : kẻ giàu chen lẫn với kẻ
nghèo, truyền thống đi liền với cải
tiến. Chợ búa thì hoạt náo, rộn ràng, bay mùi ớt tỏi...Chợ náo nhiệt luôn,
không ngừng, phản chiếu sự khác biệt đó. Đó là sự bành trướng mà chúng tôi là kẻ
chứng kiến.
Sau khi đến Việt Nam,
chúng tôi cũng đào sâu lịch sử Giáo hội địa phương. Phải học đọc lịch sử
đó với tất cả lòng khiêm tốn . Đó là lịch sử của nhiều vị tử đạo
và những giáo dân xưa và nay hy sinh
toàn diện và không ngừng làm việc
cho Chúa.
Khi tham dự lễ nghi phụng
vụ thánh thể tại đây, hãy gác lại sau
lưng tâm hồn lý trí của phương tây, và
hòa mình vào lòng đạo đức sốt sắng của người công giáo địa phương, theo nghệ
thuật sống của họ...
Ngày Chúa nhật và ngày
thường nhiều người đến nhà thờ dự lễ và chứng minh lòng đạo của mình. Khi đến
tham dự một buổi lễ, người Việt sống hoàn toàn với Chúa...
Vả lại, đối với họ, mỗi lần
đi nhà thờ, không những là dịp đến gặp Chúa, nhưng còn để gặp nhau, cũng là một
sự cử hành phụng vụ.
Khi đến đây, phải mở mắt
to ra để tôn trọng thủ tục và truyền thống
địa phương. Chẳng hạn khi vào một căn nhà, một cửa tiệm, một tiệm buôn, phải
làm như người địa phương, cởi giày dép.
Dĩ nhiên, người tây phương không biết như thế, như phần đông người du lịch,
nhưng người địa phương thì họ giữ truyền thống đó và luôn tuân theo (1)
Để tỏ lòng kính trọng dân
nước này, chúng ta phải vượt qua thói tục quen thuộc tây phương, để chúng ta mở
ra một cuộc gặp gỡ chân thật, một cuộc gặp gỡ thay đổi đời sống ta , một cuộc gặp
gỡ làm cho ta kết hợp với nhau trong nhân loại và trong đức tin , điều mà ta thấy
thiếu tại Tây phương.
Sư gắn bó của người Việt
vào giá trị truyền thống là một sức mạnh,
phải là một gương cho chúng ta, và giúp chúng ta ý thức là, trong cựu lục địa chúng ta, chúng ta không buộc phải vứt bỏ mọi
truyền thống chúng ta và quan trọng là phải kính trọng gốc rễ chúng ta. Như
thánh JP II đã nói, khi làm cho truyền thống
chung đụng với tân tiến, chúng ta gìn giữ được căn tính của mình.
Cũng như ở mỗi nước, và nhất là tại Việt Nam, Giáo hội có một
sứ mệnh phải thực hiện . Biết rằng người kitô giáo ở Việt Nam có một lịch sử nặng
nề trong nước mình, nhưng ngày nay phải hướng về tương lai.
Với lòng khiêm tốn, chúng
tôi, những thừa sai Pallottins Pháp và Ba-lan, chúng tôi muốn đóng góp một các
tích cực trong việc tham dự vào sứ vụ thừa sai trong lòng Giáo hội Việt Nam.
Con đường còn dài, nhưng với tất cả cộng
đoàn công giáo địa phương mà từ đây chúng tôi cũng là một thành phần trong
đó, chúng tôi sẽ thực hiện sứ vụ truyền
giáo của chúng tôi. Chúng tôi tin cậy, bởi vì khi ta có lòng mở ra đón nhận Thần
trí Chúa, Thiên Chúa sẽ gìn giữ chúng ta
và ban cho ta nhiều ơn Chúa’’.
------------------------------------
Chú thích :
(1) Là người Việt, ta biết
là không hẳn vào nhà nào, tiệm buôn nào...đều phải cởi giày dép, trừ có lẽ vào
nơi chùa chiền cúng bái. (PHL)
Chúng tôi xin anh em hãy cầu nguyện cho việc thưà sai
mà chúng ta thực hiện với nhau. Vả lại, dùng ngôn ngữ Việt để nói ‘‘Chúa yêu
thương bạn không phải là dễ !’’ Phải hiểu biết văn hóa, dân nước và ngôn
ngữ người Việt và phải nhận rõ con đường Chúa đã dọn cho mình.
Về phần chúng tôi, chúng
tôi sẽ luôn góp lời cầu nguyện và chứng tá
của chúng tôi trong tình anh em đối với các bạn ...
(Lm Martin s.a.c. Xem
Messager de la Misericorde divine, Déc.2015, tr 29)
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang