Khía cạnh mục vụ.
Ngày 16-4-1990, Thư viện Thanh Thiếu Niên nay là Thư Viện Giáo Xứ, chính thức được Cha Giám Đốc cắt băng khánh thành. Đó là công lớn của Cha Đinh Đồng Thượng Sách và nhóm trẻ tha thiết với nền văn hóa dân tộc và tương lai trẻ em, cả cộng đoàn và độc giả xa gần. Hơn 10 năm qua, nhờ tinh thần làm việc tự nguyện rất cao của anh chị em trẻ, số sách lưu trử được gần 5000 cuốn.Cần tiếp tay, lập phiếu và điện cσ hóa để xứng đáng là thư viện chuyên về sách Công giáo bằng tiếng Việt ở hải ngoại.
Quá trình thành lập : Trong nhiều năm sinh hoạt, nhóm Văn Hóa Giới Trẻ, ngoài thực hiện tờ Emmau (11-1980), từng hô hào tìm kiếm sách cho Tủ sách (1-1989). Anh em đọc sách rồi trao cho nhau đọc và để lại một góc trong phòng Cha tuyên úy. Số sách được tới vài trăm. Ước mơ thành lập thư viện của Cha Sách và anh em trẻ tha thiết tới nền văn hóa thành hình. Chiều Chúa nhật 16-4-1990, thư viện được khánh thành. Rất đông quan khách tham dự với tiệc trà thân mật. Hội Đồng Mục Vụ tặng 5000 FF. Trong cuốn sổ vàng của ngày cắt băng khánh thành, Cha giám đốc Mai Đức Vinh ghi: Hoan hô tinh thần văn hóa của người trẻ. Tinh thần này phải trải rộng như mảnh đất Việt Nam. Sự trường tồn như sức sống dân tộc. Một khách mời khác ghi: Đọc sách để mở mang tâm thức mà Thượng Đế ban cho con người, để con người dùng sự hiểu biết của mình mà ca tụng Thiên Chúa. Hoan hô thanh niên Giáo Xứ. (Lộc). Từ đây Thư Viện Thanh Thiếu Niên được cộng đoàn biết đến. Nhiều sách bắt đầu được gởi tặng hay mua.
Thư mục năm 2001 đã thực hiện vào Phục Sinh, được xếp theo 15 loại:
01. Chưởng, ký hiệu CH.
02. Dã sử,ký hiệu DS.
03. Làm người, ký hiệu LN.
04. Loại tập, ký hiệu LT.
05. Ngoại ngữ (Viết về VN), ký hiệu NN.
06. Quân chính, ký hiệu QC.
07. Sử địa, ký hiệu Sđ.
08. Truyện dịch, ký hiệu TD.
09. Tôn giáo, ký hiệu TG.
10. Thσ, ký hiệu TH.
11. Triết lý, ký hiệu TL.
12. Thiếu nhi, ký hiệu TN.
13. Tiểu thuyết, ký hiệu TT.
14. Tự điển, ký hiệu TĐ.
15. Văn hóa, ký hiệu VH.
Tới nay, số sách mỗi ngày một thêm. Tình trạng sách mới còn tốt. Ngoài ra thư viện còn lưu trử Vidéo, Album và Cassettes về sinh hoạt của giới trẻ và Thiếu Nhi Thánh Thể. Một số báo chí chưa phân loại. Độc giả muốn đọc hay mượn sách chỉ cần lập thẻ và theo giờ qui định. Chiều thứ Bảy và trưa Chúa nhật. Phụ trách thư viện niên khóa 1995-1996 là anh Vũ Trung Thủy cùng với hơn 10 anh chị em tự nguyện khác, làm việc rất tích cực.
Song song với lưu trữ sách, thư viện nhận lãnh công tác tổ chức các buổi thuyết trình cho cộng đoàn. Công việc nhóm Emmau làm trước. Để mở đầu, ngày 4-8-1996, nhóm thư viện tổ chức buổi nói truyện về Cuộc đời hy sinh đổ máu đào và sự nghiệp văn hóa và kiến trúc của Cụ Sáu TRẦN LỤC (1825-1899).
Tinh thần phục vụ của các bạn trẻ khiến các nhà văn và độc giả có mặt thiết tha với thư viện hơn. Được nhiều tác giả đem sách tặng. Thư viện tiếp tục tổ chức các buổi nói chuyện khác liên quan đến văn hóa và tôn giáo. Như Mạn đàm về thσ (năm 2000), Đức Cha Nguyễn Bá Tòng (2001), Nhà bác học Trưσng Vĩnh Ký (07-04-2002).
Chuyên môn của thư viện là nỗ lực sưu tầm về sách công giáo bằng tiếng Việt xưa và nay. Hiện, thư viện có thể thỏa mãn về những sách công giáo xuất bản trong bốn thập niên gần đây. Trong tương lai, để thư viện có khả năng phục vụ hữu hiệu hơn nữa, cần sự tiếp tay hữu hiệu của độc giả và các nhà hảo tâm, không những về tìm kiếm tài liệu mà còn về kỹ thuật.