Paris, ngày 31 tháng 12 năm 2022
Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô XVI đã trở về Nhà Cha. Trong ngày đắc cử Giáo Hoàng, Ngài đã tự
giới thiệu ‘‘tôi chỉ là một người thợ đơn sơ và khiêm nhượng trong vườn nho Thiên
Chúa’’ Người thợ ấy đã đánh dấu trường kỳ và chiều sâu của Giáo Hội vào khởi
nguyên của thế kỷ XXI này. Một Giáo Hội mà Ngài đã yêu mến và phục vụ trong suốt
quãng đời trần thế của Ngài.
Là vị Giáo Hoàng cuối cùng đã
tham dự Công Đồng Vaticanô II, trong một quãng thời gian dài, Joseph Ratzinger đã suy gẫm về mầu
nhiệm của Giáo Hội trong thế giới hôm nay, khởi đầu bằng « Văn Kiện Công Đồng
Vaticanô II Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium ». Khi còn là nhà thần học trẻ,
Ngài đã nghiên cứu Văn kiện này, cũng như chỗ đứng của Dân Chúa trong cuộc đàm
thoại giữa Thiên Chúa và những người nam cũng như nữ trong thời đại của chúng
ta.
Vào cuối nhiệm kỳ
giáo hoàng của Ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
đã nhận ra một cách chính xác trong cuộc đàm thoại mà chính Thiên Chúa muốn, giữa
Giáo Hội và nhân loại đã gặt hái nhiều hoa quả tươi tốt trong vòng 60 năm, và
ngay đến hôm nay, chúng ta vẫn còn thán phục : sự phát triển liên tục lý
thuyết xã hội của Giáo Hội, sự tự do lương tri và sự đàm thoại giữa các tôn
giáo…
Tư tưởng của Joseph Ratzinger, một thần học gia, của
Bênêđictô XVI Giáo Hoàng đã ảnh hưởng sâu đậm trong tôi. Những bài
viết của Ngài đã nuôi dưỡng tôi trong quãng thời gian tôi đang học thần học,
cũng như khi tôi trở thành linh mục hay giám mục. Trong triều đại giáo hoàng của
Ngài, khi tôi đảm trách nhiệm Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, tôi may mắn
có dịp kết giao với Ngài một tình liên kết huynh đệ đậm đà. Đức Giáo
Hoàng Bênêđictô XVI nhờ có một tầm
hiểu biết sâu đậm đã cho phép Ngài can thiệp vào tất cả những đề tài quan trọng,
luôn quan tâm đến các câu hỏi đặt cho Ngài. Đức khiêm nhường, tìm hiểu Sự Thật,
sư đòi hỏi tôn trọng nhân phẩm của mọi người nam cũng như nữ của Ngài là một
gương sáng cho tất cả chúng ta noi theo.
Hôm nay, tôi xin cảm ta Thiên Chúa cho một cuộc đời hoàn toàn hiến dâng cho Chúa Kitô, và sự phục vụ Giáo Hội Người. Trong giây phút này, Nguyện xin Thiên Chúa đón nhận người tôi tớ Chúa trong Tình Yêu êm ái vô tận của Người. Xin ban cho chúng con biết hiểu và yêu mến gia sản, lời giáo huấn và sự sâu đậm thiêng liêng mà Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI khiêm nhường và tông đồ trung tín của Chúa đã để lại cho chúng con.
Cao
Trọng Nghĩa chuyển ngữ
* *** *
Paris, le 31 décembre 2022,
Benoît XVI est retourné à la maison du Père. Celui qui
se présentait, le jour de son élection, comme un « simple et humble
travailleur dans la vigne du Seigneur » aura marqué durablement et en
profondeur l’Eglise de ce début de XXIe siècle, qu’il a aimée et servie tout au
long de sa vie.
Dernier pape à avoir participé au Concile Vatican II, Joseph
Ratzinger a longuement médité le mystère de l’Église dans notre monde, à partir
de la constitution conciliaire Lumen Gentium, pour laquelle il a
travaillé comme jeune théologien, ainsi que la place du Peuple de Dieu dans le
dialogue entre le Seigneur et les hommes et les femmes de notre temps.
A la fin de son pontificat, Benoît XVI identifiait
précisément dans ce dialogue, voulu par Dieu, entre l’Église et l’humanité, les
fruits que le Concile a continué de porter pendant 60 ans, et dont nous
pouvons, encore aujourd’hui, nous émerveiller : le développement constant
de la doctrine sociale de l’Église, la liberté de conscience, le dialogue
interreligieux…
La pensée de Joseph Ratzinger, théologien, celle de Benoît
XVI, pape, m’ont beaucoup marqué. Ses écrits ont nourri mon apprentissage de la
théologie tout au long de mes études, comme dans ma vie de prêtre et d’évêque.
Pendant son pontificat, en tant que vice-président de la Conférence des évêques
de France, j’ai eu la chance de pouvoir nouer avec lui une relation empreinte
d’attention fraternelle. Lui, dont les connaissances lui permettaient
d’intervenir sur un grand nombre de sujets, prêtait toujours une grande
attention aux questions qui lui étaient posées. Son humilité, sa recherche de
la Vérité, son exigence de respect pour la dignité de tout homme et de toute
femme, sont pour nous tous un exemple à suivre.
Aujourd’hui, je rends grâce à Dieu pour cette vie donnée
totalement au Christ, dans le service de Son Église. Puisse-t-Il, à
l’heure-même où Il accueille Son serviteur dans la douceur infinie de Son
amour, nous donner de comprendre et d’aimer pleinement l’héritage, la richesse
de l’enseignement, la profondeur spirituelle que nous laisse Benoît XVI, humble
et fidèle disciple du Seigneur.
+ Laurent Ulrich
Archevêque de Paris
Bài viết khác
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông