Phạm Bá Nha
R |
ất khó tìm được một định
nghĩa chính xác cho chức Phó Tế Vĩnh Viễn. Mỗi người nhìn các vị này mỗi khác.
Vì công việc của Phó Tế rất đa dạng. Tuy nhiên, căn cứ vào sự có mặt ngày một
đông, thường xuyên và kết quả làm việc của các Thày trong các xứ tại Pháp, dần
dần người ta đã hiểu biết khá nhiều và có cái nhìn mới về chức vụ này.
Phó Tế Vïnh Viễn, Thầy là ai ? Từ đâu đến ? Và làm gì ?
Trả lới câu hỏi này không gì hay hơn là xin để chính các Phó Tế được truyền chức lâu năm, các linh mục cùng làm chung với Phó Tế, phu nhân và con cái trong gia đình các Thày hay giáo dân trong cộng đoàn và bạn đồng nghiệp phát biểu cảm nghĩ. Thiết tưởng phần nào thực tế và chính xác hơn.
I. CÁC LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ
Sau một thời gian làm việc, các Phó Tế là người đã có kinh nghiệm và hiểu rõ được sứ vụ mình đảm trách qua tiếp xúc và gặp gỡ.
Đức Ông Mai Đức Vinh, giám đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris :
- Phó Tế Vĩnh Viễn là giáo sĩ có sứ mệnh sống trọn vẹn một trật cho gia đình, cho cộng đoàn và cho Giáo Hội. Nghĩa là gia đình luôn là môi trường sống thường nhật, bổn phận gia đình luôn là bổn phận chính yếu và cơ bản phải chu toàn trước tiên. Nhiều Thày Phó Tế còn phải tiếp tục nghề nghiệp ngoài đời để nuôi sống gia đình. Làm việc nhiều cho cộng đoàn, cho Giáo Hội, nhưng các Thày chỉ sống và nuôi gia đình bằng tiền lương hay tiền hưu trí của mình. Bà vợ chính là cộng tác viên gần gũi nhất, đắc lực nhất của thày Phó Tế trong tác vụ nhất là trong những việc bác ái, thăm viếng... (GXVN, số 197, 11.2003. tr. 3)
Phó Tế là người sinh ra và lớn lên ngay trong xứ đạo. Nhiều khi gia đình Phó Tế sinh sống trong xứ đạo đã hai ba thế hệ. Đang khi linh mục phó xứ hay cha sở đều có sinh quán ở nơi khác. Do đó, Phó Tế thông thạo lề thói của xứ đạo, quen biết giáo dân của xứ đạo hơn các linh mục. Bình thường Phó Tế “sống chết với xứ đạo”, còn linh mục chỉ ba năm, sáu năm, hay họa hiếm 12 năm là được thuyên chuyển đi nơi khác. Linh mục “sống giữa họ đạo theo nhiệm kỳ”, còn Phó Tế ở lại mãn đời giữa cộng đoàn. Nói một cách khác, Phó Tế là người trước sau đã sinh ra, lớn lên, và được tuyển chọn ở giữa cộng đoàn và cho cộng đoàn. Giáo xứ là nôi sinh tự nhiên của Phó Tế, là môi trường tông đồ của Phó Tế. Vì vậy, thật dễ hiểu khi nói “Phó tế phục vụ cộng đoàn”... (GXVN, số 257, 11.2009. tr. 3)
Cha Đinh Đồng Thượng Sách, GXVN Paris đã viết mấy vần thơ sau tóm gọn đời Phó Tế, đối với Chúa, con người và gia đình:
Từ trước bàn thờ đến giữa đời
Tin Mừng công bố dưới gầm trời
Soạn dâng bánh rượu, hoa trần thế
Nâng kính Huyết Thân, Chiên Chúa Trời
Xin “chúc bình an” cho mọi giới
Mong “về thư thái” khắp muôn nơi
Phò đời phụ đạo tôi trung Chúa
Riêng gánh gia đình đâu dám ngơi.
(Cung Chi. Thương Ngàn Thương, tập 2, tr. 497)
Một cha sở. "Phó Tế không phải cha phó và càng không thay thế cha sở được. Tuy nhiên Thày giúp tôi rất nhiều việc. Thày không phải là giáo dân. Thày có phần vụ riêng được ghi trong sứ vụ thư của Đức Giám Mục. May mắn cho cha sở hay xứ nào có được Thày Sáu đến. Thày Sáu chia sẻ trách nhiệm với tôi. Thày như người bạn, gần gũi và đem tình người hơn là giáo dân. Thày hiểu giáo dân dễ hơn linh mục chúng tôi. Thày Sáu là gạch nối giữa giáo dân với cha sở". (Fêtes et Saisons, số 383, Mars 1984)
Một cha sở khác trả lời thắc mắc của giáo dân: "Nhiều giáo dân lo sợ Phó Tế rồi đây sẽ xa rời gia đình’’.
Không phải vậy. Hôn nhân không cản trở chức Phó tế. Tiếng gọi tuy khác nhau nhưng cùng chung một nguyện thề. Trong hôn phối, người chồng phục vụ vợ mình. Thì trong Truyền chức, Phó Tế phục vụ Giáo Hội. Phó Tế luôn làm cho hôn nhân nên hoàn hảo hơn, chứ không tổn thương. Khi giáo dân thấy một người trong cộng đoàn bước lên bàn thờ, họ cảm thấy có sự gắn bó và hiệp nhất bền chặt hơn".
Thầy Winceslono Sola, thụ phong năm 1992, thuộc cộng đoàn Đông Nam Á tại Yvelines, Versailles nói về ý nghĩa đặt tay trong lễ truyền chức và chức vụ lãnh nhận: "Ý nghĩa việc đặt tay thật huyền diệu vô cùng. Cử chỉ Đức Cha chủ phong khòm lưng đặt tay trên đầu tôi, cho tôi thấy chính Chúa đã cúi sát để ôm choàng và tìm đến tôi. Tình yêu của Chúa cao vời quá. Có người nói, bây giờ cộng đoàn đã có Thày Sáu rồi, mọi việc Thày Sáu có thể làm thế cha Tuyên Úy. Nhưng tôi nghĩ, chức vụ Thày Sáu không phải để thay thế linh mục. Ý nghĩa và vai trò của Thày Sáu là phục vụ như hình ảnh "rửa chân" mà Phúc Âm đã nói. (Lời Chúa, số 133-134, 7+8-1992)
Thầy Xavier Girad, thụ phong năm 1988 (+ 2014), phục vụ cho cộng đoàn Việt Nam và Pháp tại Sarcelles và Garges les Gonesse, Pontoise: "Vào những năm 1983-1984, tôi giúp những người tỵ nạn Đông Nam Á trong vùng tôi cư ngụ gặp khó khăn giấy tờ và thủ tục hành chánh. Hiện nay tôi cố gắng làm phát triển cộng đoàn trực thuộc về mặt đạo đức, văn hóa xã hội theo truyền thống Việt Nam". (Église en Val-d'Oise, số 126, 6-1996)
Thầy Francis Cung Bỉnh Duyệt (Thụy Sỹ): Có lẽ không nên định nghĩa Phó Tế bằng công việc làm nhưng định nghĩa bằng tính cách đặc thù của dấu chỉ mà Phó Tế phải tiến tới thực hiện trong cuộc sống và bằng lối sống Phúc Âm của mình. Phó Tế là người đại diện cho Chúa Kitô tôi tớ nghĩa là Chúa Kitô tôi tớ hiện diện lại trong không gian và trong thời gian, trong thế giới và trong thời điểm của ngày hôm nay, trong bối cảnh hiện tại của xã hội, của Giáo Hội lữ thứ trần gian, của cộng đoàn (in personna Christi) nhất là bên cạnh những người nghèo. Phó Tế phải là lời nói, là phát ngôn viên của những kẻ không tiếng nói. Cũng như linh mục, Phó Tế là cộng tác viên tùy thuộc giám mục địa phận, thi hành chức vụ hiệp thông với giám mục và hàng linh mục (in personna ecclesiae). Người Phó Tế phải là trung gian giữa dân Chúa và giám mục, hàng linh mục.
Thầy Vincent Trần Văn Luận (Hoa Kỳ, thụ phong 1987): Đối với gia đình, tu thân rồi mới tề gia. Người Phó Tế không những phải lo tu thân sửa tánh để sống xứng đáng với ơn gọi, mà còn lo cho các phần tử gia đình mình nữa. Vì những người mà phục vụ trước là những người trong gia đình... Đối với bạn bè, từ một giáo dân, Phó Tế được nhắc hàng giáo sỹ, nhưng thực tế, tôi vẫn là "tôi" như ngày nào và của gia đình sống như mọi người, có khác là có cơ hội phục vụ mọi người.
Thầy Giuse Trần Văn Nhật (Hoa Kÿ). Chữ "thầy phó tế" thì lập lại hai lần cùng một nghĩa, tương tự như "cha linh mục". Hoặc là cha, hoặc là linh mục chứ không ai dùng cả hai. Hoặc là thÀy, hoặc là phó tế. Ngoài ra, phó tế vĩnh viễn thì có vợ, nhiều người Việt Nam khi gọi một phó tế "thầy sáu" thì tự động họ gọi vợ của phó tế là ‘‘cô sáu’’ vì thói quen dùng chữ thầy cô để gọi những giáo chức, và như vậy sẽ không đúng với sự thật, bởi vì trong Hội Thánh Công Giáo hiện thời không có nữ phó tế hay ‘‘cô sáu’’!
Vì sự thay đổi của Giáo Hội về bí tích chức thánh, người Việt chúng ta nên gọi là "phó tế" thay cho "thầy sáu", và với vợ chồng phó tế, danh xưng đúng sẽ là ‘‘Phó tế T. và phu nhân’’, hoặc bình dân hơn, ‘‘Phó tế và bà T..., Phó tế và chị T...’’ hay ‘‘Phó tế và cô T...’’, nhưng đừng bao giờ dùng chữ ‘‘thầy cô sáu’’ (http: // www. photvnusa.org)
Thầy Nguôn Tang (giáo phận Sens Auxerre) trình bày : Phó Tế được gọi và truyền chức để rao giảng Tin Mừng và gần gũi với người cao niên, đau yếu, cô đơn... trong Giáo Hội. Phó Tế được gửi đi bằng sứ mệnh. Không ai tự cho mình sứ mệnh. Thày lãnh sứ mệnh bởi giám mục, nói đúng là bởi Giáo Hội. Thày làm việc cho giáo dân mà thày là thành phần. (GXVN 257. 11.2009, tr. 12.)
Thầy Phaolô Lý Trọng Song (Anh quốc): Việc tái lập Phó Tế Vĩnh Viễn không phải thay thế linh mục, nhưng kiện toàn chức vụ thừa tác viên trong Giáo Hội... Phó Tế sống giữa xã hội, cũng như phải lo sinh kế gia đình và chu toàn bổn phận của giáo sỹ. (DCÂC 157. 11.1995, tr. 38)
Thầy Ignace Nguyễn Văn Thạch và Phêrô Phạm Bá Nha đã ghi trong tấm ảnh kỷ niệm ngày chịu chức 28.3.1998, về vai trò người Phó Tế: Con người đến để phục vụ chứ không để được phục vụ. (Mt 10, 45).
Thầy André Tạ Đình Chung, thụ phong 4.10.2003, xác nhận lại vai trò người vợ Phó Tế, lời vị chủ phong nói với các bà sau khi đã thưa đồng ý "vâng, con chấp nhận" cho chồng lãnh nhận chức Phó Tế. Thiên Chúa đã gọi bà qua ơn Thánh của Phép rửa tội. Phép hôn phối đã liên kết bà với chồng để sống mầu nhiệm tình yêu Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài. Hôm nay, Giáo Hội ủy thác cho tôi truyền chức Phó Tế cho chồng bà. Việc truyền chức này là hồng ân của Thiên Chúa, ban cho ông, cho Giáo Hội và cho bà nữa...
Thầy Cao Thành Hùng, giáo phận Dijon: Sau khi chịu chức, Đức Tổng Giám Mục Dijon, Đức Cha Roland Monnerath trao cho tôi nhiệm vụ phục vụ Chúa trong gia đình, trong giới thể thao (tôi tập điền kinh trong club gần nhà tôi), thêm công tác mục vụ di trú, đặc biệt cho cộng đồng Việt Nam. Tôi được gắn bó với họ đạo, nơi tôi cư ngụ, mỗi khi tôi ở trên bàn thờ, bên cạnh linh mục trong Thánh Lễ, khi bên Chúa, tôi cảm thấy có sức mạnh bên cuộc sống của những người mà Chúa sai tôi tới.
Thầy Gioan Nguyễn Sơn, độc thân thụ phong 10.10.2009, đã chọn câu: "Không có gì có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa" (Rm 8.39). Như gồm tóm chiều sâu của người Phó Tế. Hôm sau, trong ngày lễ tạ ơn tại Giáo Xứ Việt Nam, thày trình bày rõ hơn: ở bậc thấp hơn của hàng giáo sỹ, có Phó Tế, những người đã được đặt tay để phục vụ. Thực ra các Phó Tế hiện hiệp thông với giám mục và linh mục đoàn phục vụ dân Chúa bằng việc phục vụ, giảng dạy và bác ái. (GXVN, số 257. 11.2009. tr.10)
Thầy Cyrille Lemaire, thụ phong năm 1989, mới 29 tuổi, độc thân, sau khi chịu chức được bổ làm phó giám đốc trung tâm giáo dục trẻ em D'Auteil ở Lisieux. Sứ vụ thư của Thày là phục vụ người đau khổ và trẻ em mồ côi. Người ta mong mỏi Thày Sáu mới sẽ đi theo con đường phục vụ Bác Ái như Á Thánh Daniel Brottier, mẹ Têrêsa, Abbé Pierre, Sơ Emmanuelle. Khi nhận chức vụ mới Thày phát biểu: "Như thánh Thérèse nói: Yêu là cho và cho chính mình. Đời sống độc thân giúp tôi có thể thực hiện được sứ vụ mà Đức Giám Mục trao phó là giáo dục 7000 em mồ côi. Các em là niềm vui thứ hai sau gia đình. Tôi không thể bỏ các em mồ côi bơ vơ một mình". (L'Écoute. 04.1990)
Thầy Jérôme Capdeville, phục vụ tại xứ Saint Jean Baptiste, quận 15 Paris, 47 tuổi, trong nhóm làm việc giúp người thất nghiệp. Sau một năm công tác, Thày nói: "Hãnh diện của Giáo Hội ngày nay là biết lắng nghe những người sống trong cảnh đau khổ. Có ở bên người thất nghiệp mới biết thất nghiệp như bệnh ung thư làm hủy hoại cơ thể và tinh thần con người. (Notre Dame Paris, số 718, 29.01.1998)
Thầy Marcel và phu nhân Marie Ghislaine Godin. Thày Marcel là thợ vẽ cho xưởng luyện kim, chịu chức năm 1994, phục vụ tại Valenciennes (59). Thày Marcel Godin nói về quá trình tìm hiểu ơn gọi: "Ơn gọi đến với chúng tôi sau những buổi lần chuỗi chung của nhóm "Lần Chuỗi", do vợ tôi làm hội trưởng. Chúng tôi theo học trong lo sợ và cầu nguyện. Nhưng vui vui và phấn khởi. Năm đầu là tìm hiểu "con đường" Chúa muốn mình đi. Qua hai năm sau, khi đã biết được đúng là Chúa gọi, thì chúng tôi hoàn toàn phó thác tin tưởng và sống dưới bàn tay nâng đỡ của Ngài. Chịu chức xong, tôi bình thản và hân hoan đi theo đúng đường Chúa chọn".
Cô Marie Ghislaine so sánh về hai phép Bí Tích Hôn phối và Truyền chức: "Phép Truyền chức và Hôn phối tô đẹp và tươi thắm lẫn nhau. Như người họa sỹ dùng hai mầu, vẽ làm sao cho đẹp bức tranh của mình. Chúng tôi cũng vậy, Anh Marcel được Chúa chọn lãnh chức thánh, nhờ Anh, chúng tôi sống hài hòa và hạnh phúc trong đời sống gia đinh và phục vụ Giáo Hội". (Diacres c'est si simple d'aimer. Paris, 1994, tr. 21)
Thầy Francus Merckaert, là bác sỹ, chịu chức 1989 và làm mục vụ trong Nhóm Sinh viên Công giáo (JEC) nói về sự dấn thân của một cặp vợ chồng: "Chúng tôi đến Taizé. Khi gặp các bạn trẻ chúng tôi mới khám phá ra trong họ tiềm tàng một bầu nhiệt huyết, một đức tin hơn mình. Anne vợ tôi và tôi đồng ý theo học làm Phó Tế để giúp các bạn trẻ. Phải có sự tình nguyện dấn thân của cả hai người mới hoàn thành khóa học và nhất là khi làm mục vụ. Bác sỹ cộng với đức tin, nhờ chức vụ Phó Tế, thì bệnh nhân bớt đi một phần đau đớn khổ sở". (sđd, tr. 25)
Thầy Pierre Flamen, chịu chức 1996, tại Reims: Gia đình tôi cũng như bao gia đinh khác. Có những lúc vui và cũng gặp những khó khăn. Tôi hiểu và thông cảm. Nên tôi không quản ngại mở cửa đón tiếp những ai gặp rủi ro. Phó Tế không phải chỉ lo việc phụng vụ trên bàn thờ mà còn gần gũi tiếp xúc với những người túng thiếu và cần nâng đỡ ". (La Croix, 21.03.1996)
Thầy Jules. 65 tuỗi, nhân viên sở thuế tỉnh Hérault (43) nói về ngày chịu chức: "Trước tôi là dân sự. Hôm ấy tôi phủ phục trước bàn thờ. Người ta nói về tôi: sao ông kia thu thuế, hàng ngày mặc áo mầu maron, nay nằm dài trên đất vậy. Cầu nguyện cho ông. Lúc đó, tôi hiến dâng như "của lễ toàn thiêu cho Chúa". Ôi vui sướng. Bây giờ tôi có nhiệm vụ cầu nguyện cho người khu phố tôi ở. Tôi tìm và giúp họ những gì tôi có thể làm". (Fêtes et Saisons, số 383, Mars 1984)
Thầy Christian. Chịu chức năm 1982, góa vợ, làm ruộng và làm văn phòng Hội đồng Giám mục Pháp: "Chủ nhật tôi sinh hoạt với anh em giáo dân. Thứ Hai tôi kéo máy cày ra ngoài đồng trồng lúa và tranh thủ với thời gian. Phó Tế ở giữa đời và cho đời. Giáo Hội truyền chức cho họ và đặt họ trong môi trường thuận lợi của nghề nghiệp. Họ được sai đi sống và làm việc giữa đời. Họ nghĩ và chăm lo cho Giáo Hội". (bđd)
Thầy André. 56 tuổi, 5 con, làm việc trong xưởng thợ ở Venissieux (69): "Công việc của tôi là vừa thăm nhà tù vừa thăm nhà thương câm điếc. Thật cảm động khi một nữ phạm nhân nói với tôi: Ông biết không, ở đây người ta nói với tôi như tiếng chó sủa ngoài đường. Ít nghe được tiếng nói chân thật. Tôi cô đơn và buồn tủi quá. Người tù là thế. Về nhà thờ, tôi dâng lễ như có mặt các tù nhân và bệnh nhân tàn tật bên cạnh". (bđd)
Thầy Jean Guilhem Xerri, chủ tịch Hiệp hội "Aux Catifs la Libération": Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm gặp gỡ những người không nhà cửa, những phụ nữ "đứng ngoài đường", không nơi nương tựa, không có ngày mai... đem về trung tâm sæn sóc sức khỏe để thực hiện lời Chúa "Ta khát..." (Ga 19,28). (Diacanat Aujourd’hui, 133, Mai 2008. tr. 10)
Thầy Bernard Moulin, độc thân, giáo phận Seine Saint Denis, phụ trách một "nhà dành cho người trẻ", có 14, 15 em, thường là ngoại quốc: Đối với các em, chúng tôi luôn niềm nở vui cười đón tiếp, để bù lại những mất mát mà các em đã mất từ gia đình xa xứ và xã hội xa lạ. Từ đó, các em coi nhau như anh em trong nhà. Chúng tôi phải kiên nhẫn mới gieo vào đầu các em niềm hy vọng cho ngày mai, giúp nhau và giúp đời. (Diaconat Aujourd’hui. Số 128. Juillet 2007, tr. 4)
II. PHU NHÂN VÀ CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH
Các người thân trong gia đình, nhất là người vợ, giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp các Phó Tế tìm hiểu ơn gọi, thời gian theo học và sau này khi làm việc.
- Bà Thérèse Phạm Thị Thu (+ 2014) viết cảm nghiệm khi chồng, thầy Phạm Bá Nha chịu chức (28.03.1998) : ngày ấy em cảm thấy có bố mẹ anh (đã qua đời) bên cạnh chứng giám lòng thành kính của vợ chồng mình. Khi quì sau anh, anh nằm sấp, lúc đọc Kinh Cầu Các Thánh, sao linh thìêng cao quí.. Cả triều thần trên trời giơ tay chúc phúc cho các anh trung thành với ơn Chúa.
- Cô Annick phu nhân của thày Michel. Cả hai là bác sỹ. Thày Michel 44 tuổi. Ngoài nghề bác sỹ trong nhà thương, cô Annick phụ giúp văn phòng giáo xứ, cô nói: "Không thể nào làm hết việc của giáo xứ được. Còn con cái và gia đình nữa, tôi không thể quên bổn phận làm mẹ và vợ. Hôn nhân là xây dựng. Phó Tế là phục vụ. Muốn kết hợp cần có đức tin thật mạnh mới cống hiến tình yêu cho người khác được. Đôi khi chúng tôi vì mải mê nghề nghiệp, phải cố gắng lắm mới bỏ sở về với giáo xứ. Vì công tác mục vụ của anh, tôi không bên anh hoài. Tôi không ghen khi thấy anh vắng nhà hay đóng cửa phòng mạch sớm. Ơn Chúa đã giúp chúng tôi". (bđd)
Cô Christiane phu nhân của một Phó tế. "Tôi theo học đều đặn khóa học với "Anh Nhà tôi". Tôi đồng š và sẵn sàng chấp nhận giúp anh ra đi phục vụ người khác. Một nhiệm vụ cao cả, không phải ai cũng được. Tôi không thấy trở ngại trong đời sống vợ chồng khi anh vắng nhà. Tôi tin tưởng nơi anh. Việc anh được cất nhắc chức thánh là đổi mới trong gia đình tôi. Tôi tin rằng cộng đoàn sẽ cầu nguyện cho anh và gia đình tôi. Tôi tin vào Chúa. Khi anh chịu chức tôi đã thưa "có" khi chủ tế hỏi tôi có đồng ý cho anh chịu chức Phó Tế không. Cũng như lần đầu tôi thưa "có" để nhận anh làm chồng trong lễ cưới. Tôi vui sướng về hai lần thưa "có" này. Lần "có" thứ hai vui và cảm động hơn lần trước ". (Bđd)
Em Christine (13 tuổi) và Emmanuel (10 tuổi) Hai em cho biết cảm tưởng ngày ba các em chịu chức Phó Tế. Emmanuel nói: Em nhớ hoài lễ của ba, đông người đến nhà thờ lắm. Ba nằm dài trên cung thánh. Em nghĩ, nằm như vậy, ba dễ cầu nguyện hơn. Chiều đó cả nhà ăn tiệc lớn mừng ba. Sau này, trong nhà có nhiều người đến với ba. Mẹ nói, ba ít có nhà để phụ mẹ cơm nước. Ba thường đi khỏi nhà. Mẹ bảo ba đi làm việc "nhà Chúa". Lời cắt nghĩa của mẹ, em hiểu ba đi là giúp đỡ người khác. Em vui lắm".
Christine nói thêm: Lúc đó người ta hát kinh cầu Các Thánh bằng tiếng Latinh. Em cho là người ta kêu cầu các Thánh đến giải quyết những vấn đề khó khăn. Trong tuần, ngày thứ tư, ngày em nghỉ học, ba ở nhà cả ngày. Ngày khác ba làm xướng ngôn viên cho radio. Bây giờ em mới hiểu việc của ba làm và biết thêm rằng có nhiều người chưa biết Thiên Chúa". (Bđd)
Bà Raymonde Marzullo phu nhân Phó Tế Jacques (chịu chức 1994): chồng tôi, tuy đã là Phó Tế, nhưng ông vẫn bên tôi, như bóng với hình. Nghĩa là ông vẫn tròn bổn phận làm cha trong nhà. Ông có đi đâu làm gì thì những việc nhà ông phải làm trước, rồi mới đi. Chúng tôi sống tự do. Việc của ông là nhà thờ. Còn việc của tôi là nội trợ và chăm sóc gia đình. Chúng tôi đều có ơn gọi "sai đi và dấn thân". Những khó khăn hy sinh mong Chúa thấu hiểu và chấp nhận cho chúng tôi làm tròn trách nhiệm. (Diaconat Aujourd’hui. No. 128. Juillet 2007. tr.7)
Bà Geneviève Louison phát biểu : Phó Tế làm việc rất quân bình cho một cặp vợ chồng. Tôi ví hai vợ chồng sống trong một chiếc thuyền. Chồng chèo, vợ lái. Cho dù sóng gió bão táp hay chập chềnh giữa biển khơi. Nếu hai người đồng tâm nhất trí, trước sau thuyền sẽ cặp bến bình an. Nhờ có lòng tin và phó thác vào Chúa. Xưa Chúa đã sai các môn đệ trong số 72, đi từng hai vào các làng mạc, và Chúa sẽ đến sau. (Lc 10,1) (Diaconat Aujourd’hui. No. 122. Juillet 2006. tr.7)
III. TIẾNG NÓI CỦA GIÁO DÂN
Càng ngày giáo dân và quần chúng càng hiểu rõ chỗ đứng của Phó Tế trong Giáo Hội và xã hội. Và yểm trợ các Thày về tinh thần qua lời cầu nguyện.
Bà Đoàn Thị viết : Thầy Phó Tế dĩ nhiên là con chiên ngoan đạo, dâng hiến đời mình cho Chúa để phục vụ giáo hội, giúp Cha trong sinh hoạt giáo xứ và công tác truyền giáo, thầy sáu cũng là bộ mặt mới của giáo hội canh tân thế kỷ này.
Khi khoác chiếc áo Phó Tế, thầy sẽ vĩnh viễn gánh vác phần việc của giáo hội...Trên đường phục vụ thầy sáu cùng chia sẻ cay đắng ngọt bùi với giáo dân, qua nghi thức an táng thầy nên nói gì để tang gia vơi sầu, hay im lặng cầu nguyện trước sự mất mát quá lớn, lời nói lúc này trở nên vô nghĩa.
Một nhân công trong xưởng làm giầy: "Ông G.D. trong sở tôi được chọn làm Phó Tế. Lúc đầu có người cho là lố bịch. Nhưng đa số chúng tôi cho đây là cả một hy sinh lớn lao và dấn thân hiếm có. Sau một thời gian, bây giờ mọi người trong sở mới biết G.D. là nhân chứng đức tin. Ai cũng mến và phục"
Cô giáo Mẫu giáo: "Tôi thấy các Phó Tế là người hữu ích và nhạy bén mọi vấn đề cho Giáo hội. Phó Tế là người được Thiên Chúa gửi đến để phục vụ. Và chính ông có nhiệm vụ lôi kéo người khác cùng phục vụ như mình".
Ông Pierre mù lòa: "Nếu nói Chúa là người thinh lặng và đầy tình thương, thì tôi dám nói: Thày Sáu Jean có đủ đức tính như thế khi gần gũi bệnh nhân và người tàn tật như tôi. Tôi cảm tạ Chúa vô cùng đã gửi Thày Jean đến với tôi. Thày thường bên tôi, yên lặng, kín đáo, cầu nguyện và đầy thương mến".
Một y tá bệnh viện: Chúng tôi rất sung sướng vì sau khi chịu chức, Thày Sáu Robert vẫn tiếp tục làm việc chung với chúng tôi. Bên ngoài không thấy ông thay đổi. Tôi tin, bên trong ông đổi nhiều. Ông có quả tim rộng mở đối với bệnh nhân và đồng nghiệp". (Fêtes et Saisons, số 383, Mars 1984)
Một nhóm giáo dân, sau thánh Lễ Chúa Nhật trả lời cuộc phỏng vấn chớp nhoáng của nguyệt san Diaconat Aujourd’hui:
Các Phó Tế hoạt động trong nhiều mặt, như : phục vụ Bàn Thánh, phụ giúp linh mục mà các ngài nhờ cậy, rửa tội trẻ em, giảng lễ, chủ sự đám tang, nhóm cầu nguyện, nhóm chuẩn bị lãnh Bí Tích, nhóm gia đình ly dị... Các bài giảng, lời giải thích của các Thày thực tế hơn, có thí dụ cụ thể trong gia đình, dễ tiếp nhận... Phải thán phøc sự hy sinh cao qúi của các bà vợ và con cái trong gia đình, khi người chủ gia đình vắng nhà. (Diaconat Aujourd’hui. Số 122. Juillet 2006, tr. 4)
Tới
đây có thể tạm đưa ra một định nghĩa về Phó Tế Vĩnh Viễn. Phó Tế Vĩnh Viễn là
một giáo dân độc thân hay có gia đình, được tuyển chọn qua sự đặt tay trong
phép Truyền Chức, được nhận sứ vụ thư làm việc phục vụ Thiên Chúa qua Giáo Hội
và anh em.
Phạm Bá Nha
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang