THẢO KÍNH CHA MẸ
T |
rong thời kỳ đầu,
việc truyền giáo tại VN, gặp trở ngại lớn là ‘đạo hiếu’ của dân VN đã bị hiểu lầm. Quần chúng và vua chúa cho
rằng đạo công giáo vào VN là đánh đổ việc thờ cúng tổ tiên, một ‘đạo chính, truyền thống của nền văn hóa và
dận tộc’’ VN. ‘Đạo thờ kính tổ tiên’’,
một cách quá đáng, dường như trên cả Thiên Chúa. Trong khi các vị truyền giáo,
cũng không hiểu được ý nghĩa sâu xa của ‘chữ
hiếu’ của người VN. Do đó, vua chúa
đã ra chỉ dụ cấm đạo.
Sau, biết được khó
khăn này, các vị truyền giáo đã được Tòa Thánh chỉ thị rõ ràng ‘phải tôn trọng nền văn hóa VN’. Từ đó,
hai bên đã hiểu nhau, đạo hiếu đã trở nên thuận lợi. Việc truyền giáo dễ
dàng... Quả vậy, lòng thảo hiếu với ông bà cha mẹ là bổn phận hàng đầu của người con VN
Tôn kính cha mẹ
là tôn kính Thiên Chúa
Hiếu thảo với cha
mẹ không đơn thuần là bổn phận dân sự xã hội, mà còn là bổn phận con người đối
với Thiên chúa. Giới răn tôn kính cha mẹ mở đầu con người đối với tha nhân cũng
là giới răn kết thúc với Thiên Chúa. Lòng tôn kính cha mẹ thuộc bổn phận con
cái với Thiên Chúa. Nghĩa là nó liên hệ đến Thiên Chúa, là chính. Ai tuân giữ
chữ hiếu là vâng lời Thiên Chúa trước khi vâng lời cha mẹ.
Thiên Chúa
dạy : ngươi hãy thờ kính cha mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ sẽ bị xử tử. Còn
các ông, các ông lại bảo : ai nói với cha mẹ rằng : những gì con có
thể giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng kính cho Chúa rồi. Như thế các ông dựa vào
truyền thống mà bỏ lời Thiên Chúa. Nhưng bằng những việc cụ thể, cũng quan trọng
như tôn kính Thiên Chúa. (Mt 15, 4-6)
Sách Levi (13, 32)
ghi : Con hãy đứng cung kính trước mặt người lớn tuổi. Với thái độ đó, con
hãy tỏ ra tôn trọng Ta. Ta là Thiên Chúa của con.
Trong kinh tiền
tụng lễ ‘Kính nhớ tổ tiên’ (mùng hai tết), Giáo Hội tuyên xưng :
Quả vậy, khi ngẫm
xem muôn loài trong vũ trụ, tự nhiên chúng con thấy vạn sự đều có cội rễ cæn
nguyên : chim có tổ, nước có nguồn, con người sinh ra có cha có mẹ. Nhưng phải
nhờ ơn Chúa mạc khải chúng con mới nhận biết Cha là nguyên lý sáng tạo muôn
loài, là Cha chung của tất cả chúng con. Cha đã ban sự sống cho tổ tiên và ông
bà cha mẹ chúng con, để các ngài truyền lại cho con cháu. Cha cũng ban cho các
ngài ân huệ dư đầy, để chúng con được thừa hưởng, mà nhận biết, tôn thờ và
phụng thờ Cha. (sách lễ Roma, tr. 1042)
Bổn phận của cha mẹ
Sau khi sinh con ra
thể xác, cha mẹ là người còn sinh con ra trong đức tin. Như thánh Phaolo
nhắc : Cho dầu anh em có ngàn vạn thày dạy trong Đức Kitô, anh em cũng
không có nhiều cha đâu, bởi vì trong Đức Kitô, nhờ Tin Mừng, chính tôi sinh ra
anh em. (ICr 4, 15)
Cha mẹ là người
loan báo Tin Mừng cho con mình : Ước gì lời Ta truyền cho ngươi hôm nay
luôn ở trong lòng ngươi, ngươi sẽ lặp lại cho con của ngươi... Một ngày kia,
khi con của ngươi sẽ hỏi ngươi các giáo huấn, các luật lệ, và điều ræn có ý
nghĩa gì, ngươi sẽ trả lời cho nó. (Đnl. 6, 6-7, 20-21)
Thánh Phaolo nhắc bậc cha mẹ : Những bậc cha mẹ đừng làm con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy (Ep 6,4)
Có như vậy, cha mẹ mới xứng đáng con cái yêu thương quí mến lại :
Ai lơ là với cha là
nguyền rủa Thiên Chúa. Ai khiến mẹ tuyệt
vong sẽ bị Thiên Chúa chúc dữ. (Hc 3, 16)
Trong gia đình, làm
sao để con cái yêu thương và tôn kính cha mẹ. Nhất là tạo bầu khí yêu thương.
Người con lúc nào cũng canh cánh bên lòng :
Công cha như núi
Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ
kính cha
Cho tròn chữ hiếu
mới là đạo con.
Cụ sáu Trần Lục đã để lại ‘Hiếu Tự Ca’, tác phẩm gồm 1088 câu thơ
lục bát, kể công đức sinh thành của cha mẹ, phận con phải báo hiếu :
E con mang tiếng,
thế gian chê cười
Lòng thương cha mẹ
không rời
Cớ sao nỡ chặt đứt
đôi lòng người
Sớm thăm tối hỏi
chớ ngơi
Lòng mình buộc với
lòng người khăng khăng
Đấu mình đong sao
cho bằng
Đấu người khi trước
đã đong cho mình
Miễn là ăn ở hết
tình
Báo đức sinh thành
phải đạo làm con.
(HTC.430-438)
Thông báo của Hôi Đồng Giám Mục VN
Ngày 8.12. 1939,
trong huấn thị ‘Plane Compertum est’
Tòa Thánh đã chấp thuận cho giáo dân VN được tôn kính
1. Nhiều hành vi, cử chỉ xưa, tại VN có tính cách tôn giáo, nhưng nay vì tiếp xúc với bên ngoài và vì tâm tình tập quán đã thay đổi nhiều. Nên chỉ còn những cách biểu lộ lòng hiếu thảo tôn kính đối với tổ tiên và bậc anh hùng liệt sỹ. Những cử chỉ, thái độ, nghi lễ có tính cách thế tục, lịch sự, và xã giao đó. Giáo Hội Công Giáo chẳng những không ngăn cấm mà còn mong muốn và khuyến khích cho nó được diễn tả bằng cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tùy theo trường hợp.
Vì thế, những cử
chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng
là hiếu thảo tôn kính, hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sỹ,
(như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, trưng hoa đèn tổ chức
ngày kỵ giỗ), thì được tham dự cách chủ động.
2. Trái lại, vì có
nghĩa vụ bảo vệ đức tin công giáo tinh tuyền, Giáo Hội không thể chấp nhận cho người tín hữu có những hành vi,
cử chỉ hoặc tự nó hoặc do hoàn cảnh, có
tính cách tôn giáo trái với giáo lý mình dạy. Vì thế, các việc làm có tính
cách tôn giáo không hợp với giáo lý Công
Giáo, (như bất cứ lễ nghi nào biểu lộ lòng tùng phục và sự lệ thuộc của mình
đối với một thụ tạo) hay những việc dị đoan rõ rệt (như đốt vàng mã), hoặc cử
hành ở những nơi dành riêng cho việc phụng tự (của những tôn giáo khác) ...thì giáo
hữu không được thi hành và tham dự. Trong trường hợp bất đắc dĩ, chỉ được hiện
diện một cách thụ động, như đã ấn định
trong giáo luật khoản 1258.
3. Đối với những
việc mà không rõ là thế tục hay tôn giáo thì phải dựa vào theo nguyên tắc này,
là nếu là những hành vi đó, theo dư luận dân chúng địa phương không coi như sự
tuyên xưng tín ngưỡng của một tôn giáo (ngoài Kito giáo) mà chỉ biểu lộ một tâm
tình tự nhiên không trái với đức tin. Nên được thi hành và tham dự. Trong
trường hợp chưa hết nghi nan, thì có thể hành động theo lương tâm lúc ấy. Nếu
cần thì phải giải thích chủ ý của mình một cách khéo léo, hợp cảnh,hợp thời. Sự tham dự cũng chỉ được có
tính cách thụ động. (TTĐM, 220, 4.1996.
tr. 20)
Xem: Văn kiện ‘Hướng Dẫn Việc Tôn Kính Tổ Tiên ‘’ (35
trang 14x24) HĐMVN phổ biến, 23.10.2019.
Lời cầu trong dịp lễ tiết phụng vụ
Giáo Hội cho phép
GH VN dành ngày Mùng Hai Tết, kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Giáo Hội đã
dâng những lời cầu nguyện thiết tha cho cả bậc sinh thành và con cái :
Ca nhập lễ, nhắc con cháu :
Con ơi giữ lấy lời cha, chớ quên lời mẹ nhớ mà ghi tâm.
Đèn soi trong tối tăm.
ấy là chính những lời răn lệnh truyền.
Nhớ cầu cho bậc tổ
tiên.
Khắc ghi công đức
một niềm tri ân.
Lời nguyện nhập lễ, cầu cho những bậc sinh
thành :
Lạy Chúa
là Cha nhân từ, Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo. Hôm nay nhân dịp
đầu næm mới, chúng con họi họp nơi đây để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ .
Xin Chúa trả công bội hậu cho nhũng bậc sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp
chúng con luôn sống cho phải đạo với các ngài.
Kết lễ, xin Chúa thương ghé nhìn những người đã
khuất, một đời lao nhọc vì đức tin và nuôi sống.
Lạy Chúa, nhân dịp đầu năm mới, chúng con đã được dự
tiệc Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Chớ gì nguồn sinh lực thần linh này giúp chúng
con sống ngày nay sao cho tròn chữ hiếu đối với ông bà cha mẹ và mai
sau được cùng các ngài hưởng hạnh phúc trường sinh. (Sách lễ Roma, 1992, tr. 1042)
Vì Thế, giáo dân VN
có thói quen xin lễ cho tiên nhân vào dịp giỗ, dịp đầu năm, hay tháng các linh
hồn.
Gương Hiếu thảo
Xin đơn cử một vài
gương hiếu thảo trong hàng ngũ công giáo
Hai
Chính
Thánh Linh mục Emmanuel Nguyễn Văn Triệu (1756- 1798). Dù
bị bách hại gay gắt, Cha xin phép bề trên về quê Phú Xuân, dựng nhà và chæm sóc
mẹ, trong ba tháng. Chính vì trọn nghĩa hiếu đễ với mẹ, trong thời gian này, mà
Cha bị bắt. (Thiên Hùng Sử. tr. 319)
Thánh linh mục Phêrô Đoàn công Qúy (1826-1859) dù
sống trong ngục tù, vẫn nhớ đến mẹ. Không được bên mẹ, phụng dưỡng mẹ già góa
bụa
Ký vụ thân mẫu đôi
chữ tường tri
Kể từ ngày con vâng
lệnh ra đi
Lòng lã chã lụy rơi
luồng lụy
Nhớ tới đây hành
công biện sự
Một hai tháng viếng
từ thân
Ai ngờ rầy sớm tách
lìa thân
Trời cùng nước
không hề vầy hiệp.
Hễ đạo làm tôi đua giữ lời răn dạy
Cho nên con vâng
lệnh chỉ sai
Đàng xa xôi cách
trở lại chi nài
Miễn đặng tiếng
vâng lời chịu lụy
Khi con phải liều
công ứng cử
ấy là Thiên Chúa
nhi sổ nhiên
Nhơn tất tùng chi,
nhi dã hỉ
Dầu trong trói,
gông cùm tù rạc
Chén ngục hình
xiềng tỏa chi nề
Miễn vui lòng cam
chịu một bề
Cho trọn đạo trung
thần hiếu tử
Chí con dốc đền
công ơn Chúa
Dạ con làm báo
nghĩa mẹ cha
Xin mẫu từ chớ chút
phiền hà
Một cam cho danh
Cha cả sáng...
Nay thơ,
Thân tử Bá Da Lộc Đoàn Thanh Qúy
Linh mục bổn
quốc
(Thiên
Hùng Sử. tr. 276)
Để kết luận, xin ghi lại bản nhạc đạo-đời ‘Công
ơn cha mẹ’ của Mi Trầm nhắc nhở con cháu nghĩ
ơn cha mẹ
Xin cám ơn Trời,
Ngài đem con vào đời
Xin cám ơn mẹ, chín
tháng cưu mang
Xin cám ơn cha,
nuôi con một đời gian nan
Tình mẹ, tình cha,
con biết lấy chi báo đền
Con biết lấy chi
báo đền
tình mẹ tình cha vô
biên.
Công đức sinh
thành, phận con phải đáp đền
Xin Chúa cho mẹ rủ
bóng dài tương lai
Xin Chúa cho cha
træm næm một đời khang an
Tình mẹ tình cha,
Con chỉ biết thương
mến nhiều
Con cháu biết
thương mến nhiều
Lòng dài bùng lên
tin yêu. ?
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang