Thánh Giuse
Quan Thầy Giáo Hội hoàn vũ
và Giáo Hội Việt Nam
A. Năm đặc biệt về thánh Giuse
Cách đây 150
năm ngày 8-12-1870, Đức Giáo hoàng Pio IX đã ban hành sắc lệnh Quemadmodum
Deus, công bố thánh Giuse là Đấng Bảo trợ Giáo hội. Để kỷ niệm biến cố này ngày
8-12-2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái
tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” kéo dài từ ngày
8-12-2020 đến ngày 8-12-2021.
Theo ý của Đức Thánh Cha Toà Ân
giải Tối cao cũng đã công bố sắc lệnh ban ơn Toàn xá cho những Kitô hữu thực
hành một việc đạo đức kính Thánh Giuse. Các Kitô hữu được lãnh Ơn Toàn xá với
các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo
Hoàng), phải quyết tâm tránh xa tội lỗi, thực thi việc cử hành Năm kính Thánh
Giuse cho những trường hợp và theo cách thức do Toà Ân Giải Tối cao ấn
định.
Dưới đây là các
cách thức để nhận Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh Giuse như được xác định trong sắc
lệnh ban ơn Toàn Xá:
a)
Thánh Giuse,
con người thực sự đầy lòng tin, mời gọi chúng ta tái khám phá mối tương quan
phụ tử với Chúa Cha, trung thành trong việc cầu nguyện, chú tâm lắng nghe và
phân định sâu sắc để đáp lại thánh ý Thiên Chúa. Vì thế, ơn Toàn xá được ban cho những ai suy niệm kinh Lạy Cha trong khoảng thời gian ít là 30 phút, hoặc tham dự
ít là một ngày tĩnh tâm dành cho việc suy niệm về Thánh Giuse
b)
Tin Mừng gọi
Thánh Giuse là “người công chính” (Mt 1, 19), người đã giữ “điều bí
nhiệm thầm kín trong sâu thẳm tâm hồn” [Đức Piô XI, Bài giảng công nhận
nhân đức đáng khâm phục của Tôi tớ Chúa Emiliae de Vialar -
L’Osservatore Romano, 20-21/3/1935), người được dự phần vào mầu nhiệm của Thiên
Chúa nên cũng là Đấng bảo trợ tuyệt hảo cho đời sống nội tâm, Ngài thúc đẩy
chúng ta nhận ra sức mạnh của sự thinh lặng, đức khôn ngoan và lòng trung thành
trong nỗ lực chu toàn các việc bổn phận. Đức công chính theo gương Thánh Giuse,
là nhân đức gắn kết trọn vẹn với luật Chúa, luật của Lòng Thương xót, “vì sống
theo lòng Thương xót của Thiên Chúa là chu toàn đức công chính đích thực” [Đức
Phanxicô, Tiếp kiến chung (3/2/2016)].
Vì thế, ơn Toàn
xá được ban cho những ai noi gương
Thánh Giuse, thực thi một hành vi do lòng Thương xót về phần xác hoặc phần hồn.
c)
Điểm chính yếu
trong ơn gọi của Thánh Giuse là trở nên người chăm sóc bảo vệ Thánh Gia
Nazareth, là hôn phu của Đức Trinh Nữ Maria và là người cha của Chúa Giêsu theo
pháp lý. Để khích lệ các
gia đình Kitô hữu xây dựng mối hiệp thông thân ái, tình yêu và tinh thần cầu
nguyện theo mẫu gương trọn hảo của Gia đình thánh, ơn Toàn xá được ban cho các gia đình hay những người đã đính hôn khi họ
cùng lần chuỗi Mân Côi chung.
d)
Ngày 1 tháng
Năm, năm 1955, vị Tôi tớ Chúa là Đức Giáo hoàng Piô XII đã thiết lập lễ kính
Thánh Giuse Thợ, “với ý hướng nhắc nhở mọi người nhận ra phẩm giá của lao động,
đồng thời để chính phẩm giá ấy khơi dậy nếp sống xã hội và gợi ý để các bộ luật
lao động được thiết lập dựa trên nguyên tắc phân phối công bình trong lĩnh vực
quản trị cũng như nghiệp vụ” [Đức Piô XII, Bài giảng lễ kính Thánh
Giuse Thợ (1/5/1955)].
Vì thế, ơn Toàn xá được ban cho những ai mỗi ngày dâng các việc làm của mình cho sự bảo trợ của Thánh
Giuse và cho bất cứ tín hữu nào khẩn nài lời chuyển cầu của Thánh Giuse, người
thợ làng Nazareth, để xin cho những kẻ thất nghiệp tìm được việc làm và cho
công việc lao động của mọi người ngày càng đáng được tôn trọng hơn.
e)
Sự kiện Thánh
Gia phải trốn sang Ai cập “cho chúng ta thấy bất cứ nơi nào con người gặp nguy
khốn, chịu đau khổ, phải trốn chạy, bị từ chối và bỏ rơi, nơi đó Thiên Chúa vẫn
luôn hiện diện” [Đức Phanxicô, Giờ kinh Truyền Tin (29/12/2013)].
Ơn Toàn xá được
ban cho các tín hữu đọc Kinh Cầu
Thánh Cả Giuse (theo truyền thống Latinh), hay đọc toàn bộ hoặc một phần Thánh
thi dâng kính Thánh Giuse (theo truyền thống Byzantin), hay một lời nguyện dâng
lên Thánh Giuse, theo những truyền thống phụng vụ khác, để cầu nguyện cho Giáo
Hội ở nơi xa hoặc tại địa phương đang gặp cơn bách hại, và cầu xin ơn nâng đỡ
cho các Kitô hữu đang chịu bách hại dưới mọi hình thức.
f)
Trong những lúc
nguy cấp như cơn đại dịch hiện nay, ân xá toàn thể đặc biệt có thể được trao
ban cho những người già cả, bệnh
tật hoặc đang hấp hối và tất cả những người không thể ra khỏi nhà vì
có lý do chính đáng; những người này, ngay tại nhà riêng hoặc ở nơi buộc phải
lưu trú, cần quyết tâm chừa bỏ tội lỗi và có ý định sẽ thực hiện ba điều kiện
thông thường ngay khi có thể, đọc những lời kinh nguyện kính Thánh Giuse, Đấng
an ủi bệnh nhân và ban ơn chết lành, tin tưởng dâng lên Chúa những đau đớn và
khốn khổ trong cuộc sống.
B.
Chân dung Thánh
Giuse trong Thánh Kinh Tân Ước
Các trình thuật
Phúc Âm cung cấp rất ít tin tức liên quan tới Thánh Giuse. Hai Phúc Âm Marco và
Gioan bắt đầu với biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa, trong khi hai thánh
sử Mátthêu và Luca bắt đầu với biến cố giáng sinh và thời thơ ấu của Chúa
Giêsu. Tuy đề cao vai trò quan trọng thiết yếu của Thánh Giuse trong cuộc sống
Thánh Gia, nhưng cả hai thánh sử đều cho thấy gương mặt rất thẩm lặng của Thánh
Giuse.
Trong chương 1
thánh sử Mát thêu giới thiệu gia phả Chúa Giêsu và nhắc tới ông Gia cóp sinh ra
Giuse là chồng cô Maria và việc trước khi hai người về chúng sống với nhau thì
Maria có thai. Vì là người công chính ông Giuse tính bỏ vợ cách kín đáo, nhưng
thiên thần hiện ra bảo ông đừng sợ nhận Maria về, vì Đấng sẽ sinh ra là Con
Thiên Chúa và ông phải đặt tên là Giêsu. Và Giuse đã làm như thiên thần bảo.
Trong chương 2
thánh sử Mát thêu kể lại biến cố Đức Giêsu giáng sinh dưới thời vua Hê rốt và
các Đạo Sĩ theo ánh sao tìm đến bái thờ Người. Sau khi họ ra về thiên thần hiện
ra bảo Giuse đem Hài Nhì và Mẹ Người trốn sang Ai Cập và ở đó cho tới khi vua
Hê rốt qua đời. Sau đó thiên thần lại báo Giuse đem gia đình về quê và sống tại
Nadarét trong vùng Galilea.
Trong thời gian
Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Ngài trở về Nadarét và giảng dậy trong hội đường
khiến mọi người bỡ ngỡ kháo láo với nhau: Ông ta không phải là con bác thợ mộc
sao, và mẹ ông và các anh em ông không phải là Giacobe, Giuse, Simon và Giuda
sống giữa họ sao? (Mt 13,53-55). Hai thánh Marco và Luca cũng kể lại biến cố
này và cho biết dân làng Nada rét gọi Chúa Giêsu là “bác thợ mộc, con bà Maria”
(Mr 6,1-4; Lc 4,20-23).
Trong trình
thuật truyền tin chương 1 Phúc Âm thánh Luca cho biết thiên thần hiện ra với
Maria là người vợ được hứa cho Giuse thuộc Nhà Đavit và báo cho cô biết sẽ thụ
thai và sinh con trai đặt tên là Giêsu, Con Đấng Tối Cao. Chương 2 kể lại biến
cố hai vợ chống tuân lệnh kiểm kê dân số của hoàng đế từ Nadarét về Bếtlêhem
khai sổ bộ dưới thời Quirino làm tổng trấn Siria. Chính khi ở đó bà Maria sinh
con đầu lòng bọc trong tã và đặt nằm trong máng cỏ, vì không tìm được chỗ trọ.
Các thiên thần hiện ra ca hát và báo tin cho các mục đồng biết Đấng Cứu Thế đã
giáng sinh. Và các mục đồng tìm đến hang đá thờ lậy Người. Họ tìm thấy Maria
Giuse và Con Trẻ nằm trong máng cỏ. Tiếp đến là lễ cắt bì, đặt tên và hai ông
bà dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ theo Luật
dậy. Tại đây họ gặp cụ già Simeon bồng ẵm Hài Nhi trên tay chúc tụng Thiên Chúa
và nói tiên tri về Hài Nhi khiến hai ông bà kinh ngạc. Sau đó cha mẹ đem Hài
Nhi về sống tại Nadarét. Năm Giêsu lên 12 tuổi cả gia đình hành hương lên
Giêrusalem và hai ông bà lạc mất Chúa Giêsu. Sau ba ngày tất tả ngược xuôi hai
ông bà kinh ngạc tìm thấy Ngài đang đàm đạo với các tiến sĩ luật trong Đền Thờ.
Đức Maria trách con: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không
cha con và mẹ đã phải cực lòng tim con?. Người đáp: ”Sao cha mẹ lại tìm con?
Cha mẹ không biết là con có bồn phận ở nhà của Cha con sao?” Nhưng ông bà không
hiểu lời Người vừa nói.
Sau đó Người đi
xuống cùng với cha mẹ và hằng vâng phục các ngài” (Lc 2.42-51).
Chương 3 Phúc
Âm thánh Luca cho biết Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng khi Người
khoảng 30 tuôi và người ta tin rằng Người là con ông Giuse. Tiếp đến là gia phả
của Người lên cho tới ông Adong.
Phúc Âm thánh
Gioan chương 1 kể lại chuyện ông Philiphe gặp ông Natanael và nói: “Đấng mà
sách Luật Môshê đã nói tới chúng tôi đã gặp. Đó là ông Giêsu, con ông Giuse
người Nada rét” .
Trong chương 6, thánh Gioan kể lại biến cố Đức Giêsu giảng về Bánh Hằng Sống trong hôi
đường Capharnaum khiến người Do thái kinh ngạc hỏi nhau: “Ông này chẳng phải là
ông Giêsu con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta chúng ta đều biết cả, ao bây giờ
ông ta lại nói: “Tôi từ trờu xuống?” (Ga 6,41-42).
C. Gương mặt thánh Giuse theo Tông thư của Đức Thánh Cha
Trong Tông Thư
Đức Thánh Cha nêu bật vài nét đặc thù giúp hiểu biết gương mặt của Thánh
Giuse như sau:
I. Thánh Giuse là người cha được các tín hữu yêu mến, vì ngài đã thể hiện
một cách cụ thể tình phụ tử của mình "khi dâng cuộc đời mình làm của lễ
trong tình yêu phục vụ Đấng Cứu Thế".
II. Ngài là người cha dịu dàng, nơi ngài, “Chúa Giê-su nhìn thấy sự dịu
dàng của Thiên Chúa”, điều giúp chúng ta đón nhận sự yếu đuối của mình”, bởi vì
“chính nhờ và bất chấp sự yếu đuối của chúng ta" mà hầu hết các kế hoạch
của Thiên Chúa được thực hiện. Thật vậy, Thiên Chúa "không lên án chúng
ta, nhưng đón nhận, ôm lấy chúng ta, nâng đỡ và tha thứ cho chúng ta".
III.
Ngài là người
cha vâng lời Thiên Chúa; bằng sự vâng phục, ngài đã cứu Mẹ Maria và Chúa
Giê-su và dạy Con của ngài “thi hành ý Chúa Cha”.
IV.
Ngài là người
cha của sự đón tiếp, “bởi vì ngài “đón nhận Mẹ Maria vô điều kiện”. Đức
Thánh Cha nhấn mạnh cử chỉ này ngày nay vẫn quan trọng. Qua thánh Giuse, Thiên
Chúa lập lại với chúng ta “Đừng sợ!” bởi vì “đức tin mang lại ý nghĩa cho mọi
biến cố. Sự đón nhận của thánh Giuse mời gọi chúng ta đón tiếp người khác như
chính họ là, không loại trừ, ưu tiên cho những người yếu đuối”.
V.
Ngài là người
cha can đảm sáng tạo, “biết cách biến vấn đề thành cơ hội bằng cách luôn đặt
niềm tin vào Chúa Quan Phòng lên hàng đầu”. Thánh nhân phải đối mặt với
"những vấn đề cụ thể" của gia đình mình, giống hệt như những gia đình
khác trên thế giới, đặc biệt là những người di cư. Là người bảo vệ Chúa Giêsu
và Mẹ Maria, thánh Giuse "không thể không là người bảo vệ Giáo hội",
của tình mẫu tử và Thân thể Chúa Kitô: mọi người túng thiếu đều là "Hài
nhi" mà thánh Giuse bảo vệ và từ ngài, người ta có thể học cách "yêu
mến Giáo hội và người nghèo.
VI.
Ngài là người
cha lao động. Là người thợ mộc lương thiện để nuôi sống gia đình, thánh
nhân cũng dạy chúng ta “giá trị, phẩm giá và niềm vui” của việc “ăn miếng cơm
thành quả lao động của mình.” Đức Thánh mời gọi hiểu ý nghĩa của lao động, điều
mang lại phẩm giá và là sự tham gia vào chính công trình cứu độ. Lao động là cơ
hội cho các gia đình; không có việc làm các gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn,
căng thẳng, rạn nứt và thậm chí là sự cám dỗ tuyệt vọng và phân tán. Do đó, Đức
Thánh Cha khuyến khích mọi người "khám phá lại giá trị, tầm quan trọng và
sự cần thiết của lao động", để "làm nảy sinh một chuẩn mực mới, trong
đó không ai bị loại trừ". Đặc biệt, khi nhìn vào tình trạng thất nghiệp
ngày càng trầm trọng do đại dịch Covid-19, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người dấn
thân để chúng ta có thể nói: "Không có người trẻ nào, không có người nào,
không có gia đình nào không có việc làm!"
VII.
Ngài là người
cha luôn là bóng mát che chở. Thánh nhân gìn, giữ, bảo vệ, không rời Chúa
Giê-su, đảm nhận trách nhiệm trong cuộc sống của Chúa. Thánh Giuse được gọi là
Đấng rất thanh khiết, nghĩa là “đối nghịch với sự chiếm hữu”: ngài biết yêu
thương cách tự do, không chiếm hữu, biết từ bỏ mình để đặt Chúa Giê-su và Mẹ
Maria ở trung tâm của đời mình. Hạnh phúc của ngài là “trao tặng chính mình”:
không bao giờ thất vọng nhưng luôn tin tưởng, luôn thinh lặng, không than van,
nhưng có những cử chỉ cụ thể tín thác. Do đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng hình
ảnh của thánh Giuse là gương mẫu, trong một thế giới "cần những người cha
và từ chối những ông chủ", từ chối những người nhầm lẫn "quyền hành
với sự độc tài, phục vụ với nô lệ, đối mặt với áp bức, bác ái với phúc lợi, sức
mạnh với sự phá hủy".
D. Thánh Giuse và lịch sử Giáo Hội Việt Nam
Riêng đối với Giáo Hội Việt Nam và các nước lân cận, Thánh Giuse đã
được Đức Giáo Hoàng Inôxentê XI tôn phong làm Thánh Bảo trợ năm 1678, tức
192 năm trước khi được tuyên bố là Bổn Mạng Giáo Hội hoàn vũ. Tuy nhiên, 51
năm, trước đó tức vào năm 1627 Thánh Giuse đã được nhận làm Bổn Mạng Giáo đoàn
Đàng Trong.
Trong cuốn
“Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes 1593-1660) đã kể
lại chuyên hải hành của mình với cha Phêrô Marquez người Bồ Đào Nha từ Macao
sang Việt Nam ngày 12-3-1627. Sau 6-7 ngày thuận buồm xuôi gió, thì gặp bão
lớn, rồi cặp bến Cửa Bạng sáng ngày 19-3 lễ thánh Giuse, nên cha nhận thánh
Giuse làm Đấng bảo trợ Giáo đoàn Đàng Ngoài và gọi Cửa Bạng là Cửa Thánh Giuse.
Vầ đây cũng là một trong các lý do giải thích tại sao giáo dân Việt Nam
rất sùng kính Thánh Cả Giuse. Nhiều người nhận Ngài là Bổn Mạng và trong hầu
hết mọi nhà thờ đều có tượng tôn kính Thánh Nhân. Thề rối nếu ngôi thánh đường
Sàigòn là “Nhà thờ Đức Bà”, thì ngôi thánh đường Hà Nội là “Nhà thờ lớn kính
Thánh Giuse.”
Lịch sử Giáo
Hội cho thấy có nhiều vị thánh đặc biệt tôn sùng Thánh Giuse. Điển hình như
thánh nữ Têresa Avila. Khi gặp bất cứ khó khăn nào thánh nữ cũng khẩn cầu Thánh
Giuse trợ giúp và bao giờ cũng được toại nguyện.
Thánh Têrêsa Avila đã xác quyết
Thánh Giuse là Đấng Bảo trợ cho mọi hoàn cảnh của cuộc sống: “Dường như Thiên
Chúa ban ơn cho các vị thánh khác để các ngài trợ giúp khi chúng ta gặp khó
khăn này hay khó khăn nọ, trong khi đó tôi cảm nghiệm được là Thánh Cả Giuse
bảo trợ cho tất cả mọi tình huống khó khăn” [Têrêsa Avila, Vita,
VI, 6].
Gần đây hơn, Thánh Gioan-Phaolô
II đã khẳng định Thánh Giuse chính là khuôn mẫu cho “công cuộc canh tân các
hoạt động của Hội Thánh trong thời đại ngày nay, hướng đến thiên niên kỷ mới
của Kitô giáo” [Thánh Gioan-Phaolô II, Tông Huấn “Redemptoris Custos”,
32 (15/8/1989)].
Trong phòng làm
việc của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có môt tượng Thánh Giuse nằm. Và Đức Thánh
Cha để mọi thư tín hữu xin cầu nguyện cũng như ý chi của riêng mình bên dưới
tượng Cha Thánh, phó thác cho lời bầu cử vô cùng mạnh thế của Thánh Giuse.
Trong Năm Thánh Giuse này chúng
ta cũng hãy năng dâng lên Cha Thánh lời cầu:
« Lậy Cha Thánh Giuse, xin cầu bầu cho chúng con ! »
Lm Giuse Hoàng Minh Thắng
Bài viết khác
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông