1. Đôi lời về Pakistan.
Pakistan có diện tích 803.000 km2 với 150 triệu dân và mật độ là 174 người trên 1Km2. Thủ đô là Islamabad với 450.000 dân. Cho đến năm 1876 Pakistan là phần đất của Ấn Độ.
Ông Mahammed Ali Jinnah được coi là người lập nước
Pakistan, sinh năm 1876. Chính ông là nguời đọc bản tuyên
ngôn lập nước Pakistan hồi giáo ngày 15. 08. 1947. Pakistan là một nước sôi động về chính
trị. Nhiều phe phái hồi giáo tranh dành quyền bính, và chạy theo thế lực ngoại bang, nên luôn có những xung đột nội bộ, như chúng ta đang thấy ngày nay. Kinh tế của Pakistan chủ yếu là trồng lúa mì (39% diện tích), nuôi bò (10 triệu con), trâu (15 triệu con), cừu (30 triệu con). Nguyên liệu của Pakistan là mỏ dầu, khí đốt và than đen. Karachi là vùng kỹ nghệ phát triển nhiều nhất trong
những thập niên qua. Về tôn giáo, Pakistan là nuớc hồi giáo với 95% dân số. Kitô giáo chỉ có 2,5%, còn 3,5% là Ấn giáo, Phật giáo và Parsis.
2. Nguồn gốc người Kitô giáo:
Kitô hữu chiếm 2,5% dân số Pakistan, tức là trên dưới 3 triệu nhân danh, trong đó 1/3 là người công giáo, còn lại là Anh giáo, Lão Trưởng giáo (Presbytériens), và Tin Mừng giáo (Évangéliques). Trên 80% kitô hữu gốc người Pendjab ở miền bắc Pakistan. Họ là con cháu của người Ấn giáo thời xưa, thuộc giai cấp thấp hèn (basse caste) đã trở lại Tin Lành Anh vào thời đầu chế độ thuộc địa. Dần dần về sau, nhiều người bỏ tin lành gia nhập đạo công giáo. Số người công giáo tăng lên nhiều vào các năm 1930-1937, họ cũng xuất thân từ giai cấp thấp hèn. Ngoài ra còn một cộng đoàn nhỏ kitô hữu người gốc miền Goa về phía tây Ấn Độ. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thé kỷ XX, người Goa di cư qua Karachi và các tỉnh lớn khác. Họ lãnh nhận đức tin nhờ các thừa sai Bồ Đào Nha và thường mang tên gần với tiếng Bồ Đào Nha.
3. Chỗ đứng của họ trong nước.
Tuy 125 triệu dân là hồi giáo, Pakistan vẫn là nước thế tục' (pays laique). Kể từ năm lập quốc, (1947), lá quốc kỳ vẫn gồm một hình mặt trăng (croissant) nằm trên nền xanh lá cây, màu của hồi giáo, và một phần tư về góc trái là mầu trắng, tượng trưng cho các tôn giáo thiểu số. Hiến pháp có điều khoản rõ ràng về 'quyền tự do tôn giáo và sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, không có sự phân biệt chủng tộc và tín ngưỡng'. Kitô giáo là tôn giáo thiểu số thứ hai sau Ấn Giáo (hindous) và ngày nay chiếm 2,5% dân số. Một cách chung, tín đồ của các tôn giáo thiểu số không sống tách biệt đáng kể với dân hồi giáo, họ vẫn nói chung một ngôn ngữ, có chung một lối sống. Trên phạm vi chính trị hiến pháp dành mười ghế nghị sĩ cho các thiểu số tôn giáo, mà bốn ghế thuộc kitô giáo. Trong chính phủ hiện nay chỉ có mình ông Shahbaz Bhatti là kitô hữu, giữ bộ trưởng Bộ Dân Thiểu Số, nhưng rất ít quyền hành.
4. Điều kiện sống hiện nay của các kitô hữu.
Tại Pendjab, hầu hết các kitô hữu là tá điền, không có đất trồng cấy. Những người lên sống ở thành phố, thì chỉ đi làm thuê, lo việc trong gia đình, thu dọn rác rưới (ordures) ngoài đường phố, thông ống cống công cộng…Tại Pakistan không có hệ thống đẳng cấp (castes) như tại Ấn Độ. Nhưng thực tế các kitô hữu thường bị khinh khi, kỳ thị và chỉ ở giai cấp xã hội cấp thấp nhất tại Pakistan. Cha Régis Anouil chủ nhiệm tờ Eglise d'Asie, làm chứng: "Một số các chủ nhân từ chối không ăn những món ăn mà có tay người kitô hữu đụng vào". Tại Islamabad, thủ đô, có nghĩa là 'thành phố của hồi giáo', các Kitô hữu sống quy tụ trong bảy khu xóm nghèo nàn (sept ghettos défavorisé) đôi khi còn bị tách biệt bởi những bức tường. Thời thuộc địa Pháp, quãng 5000 kitô hữu sống trong những căn nhà không có nước, không có điện. Những kitô hữu miền Goa nói tiếng anh và được học hành nhiều hơn, nên họ có cuộc sống dễ chịu hơn với những ngành nghề tự do. Nhưng trong mấy năm qua, phần lớn họ đã bỏ Pakistan ra đi tị nạn. /p>
5. Thiểu số kitô hữu ở Pakistan có bị đàn áp không?
Cộng đồng Kitô hữu ở Pakistan không bị bách hại theo hệ thống nhưng đau khổ, vì nạn kỳ thị và nhục mạ, phải sống trong đe dọa và bất an, nhất là trong bối cảnh tranh quyền của đảng hồi giáo thủ cựu (fondamentalisme). Cha Regis Anouil phân tích: "Bầu khí hiện nay làm gia tăng mọi hình thức kỳ thị mà nạn nhân đầu tiên là các kitô hữu. Trước mắt người Pakistan, đặc biệt là những người sống ở thành thị, người Kitô bị đồng hóa với nghề buôn bán rượu, với người Tây phương, với người Hoa Kỳ, đang bị phần lớn dân chúng oán ghét". Từ khi nhà độc tài Zia Ui Haq nắm quyền, 1977, hệ thống tư pháp bị hồi giáo hóa. Luật 'cấm phạm thượng' (loi anti-blasphème) chĩa mũi dùi vào các Kitô hữu. Luật được ban hành năm 1986, đã phạt tù chung thân những người nói phạm đến sách Coran, trừng phạt nặng nề những ai nói phạm đến ông Mahomét. Ông Peter Jacob thành viên của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Pakistan nhận định : "Luật cấm phạm thượng càng ngày càng chĩa mũi dùi vào các nhóm tôn giáo thiểu số cách riêng nhóm ở miền Pendjad". Một vụ tranh giành đất đai, một cuộc cãi lộn hay ganh tị thường tình cũng có thể bị tố cáo cách bất công dưới tội danh 'đã phạm thượng'… Theo thống kê của Ủy Ban Công Lý Hòa Bình, trong khoảng năm 1986 đến 2009, đã có 974 người bị lên án vì 'lỗi luật cấm phạm thượng' này, trong đó 12% là kitô hữu. Mới đây, tháng 11. 2010, bà Asia Bibi, mẹ gia đình Kitô giáo ở Pendjad, đã bị kết án tử hình vì tội phạm thượng. Mặc dầu cả thế giới xúc động và lên tiếng, hình phạt 'treo cổ' của luật 'cấm phạm thượng' vẫn còn duy trì! Ngày 04. 01. 2011, khi ông Salman Teasser, tỉnh trưởng tỉnh Pendjab bị một cảnh sát viên hộ tống ám sát chết, cả thế giới lên án, chính phủ Pakistan làm quốc táng, thì những người hồi giáo phản ứng rằng: "Hành động của cảnh sát viên Malik Mumtaz Hussain Qadri là hành động đương nhiên của một người hồi giáo đích thực. Ông hành động như vậy để chúng tỏ ông là một anh hùng, một người hồi giáo chính danh. Tóm lại, kể từ 1947, một nhóm chính trị thế lực đã dùng hồi giáo, dùng luật 'cấm phạm thượng' như một khí giới sắc bén để bảo vệ tham vọng chính trị của họ. Sau cùng, do sức ép của các đảng hồi giáo quá khích, chính phủ Pakistan của thủ tướng Yousuf Raza Gilani, ngày 02.02.2011 đã tuyên bố trước quốc hội thu hồi dự luật tu chính 'luật cấm phạm thượng'. Lập tức, đức TGM Lawrence Saldanha của giáo phận Lahore đã phản ứng: "Thật là một sai lầm khi chính phủ nhượng bộ sức ép của các đảng hồi giáo. Chính phủ hoàn toàn đầu hàng và dường như trong tương lai gần đây không có viễn tượng thay đổi gì trong đạo luật chống phạm thượng hồi giáo". (viết theo Jules Duriez, La Croix, 23.01.2011, p.11).
Du Sinh
Bài viết khác
ĐỨC TÂN GIÁM MỤC ĐA MINH NGUYỄN TUẤN ANH - Lê Đình Thông
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông