Một giáo dân từ xa
Thăm
lại Quê hương
S |
au 60 năm, từ 1955, tôi
trở lại thăm quê hương. Năm đó, hai gia đình Dì tôi và một số giáo dân và dân
làng đến định cư lập nghiệp, tại đây. Chân ướt chân ráo. Dân chúng tạm dựng mái
nhà tranh vách lá, nương thân. Chăn mền không có. Quần áo đơn chiếc. Quên đi
ngày háng lưu lạc, không còn đường nào khác, chọn nơi đây làm quê hương.
Hồn
thu thảo còn đâu đây
Các linh mục sáng lập trại,
cha Thính, cha Thành, cha Sâm, cha Nhượng. Các nữ tư Mến Thánh Giá Gó Vấp. Cha
Lan, thầy Tài, thầy Bảo, và các thầy Giảng từ Phát Diệm với các em trong viện mồ
côi.... Các ông bà liên kết thành xứ Thánh Mẫu. Những chuyến xe đổ người, từ
đâu đến ngày một đông. Gia đinh này lôi kéo nhau. Chẳng mấy tháng thành khu
xóm. Vừa dựng nhà vừa làm đường. Nhà nhà san sát.iếng hát rộn ràng vui tươi. Chỉ
nghĩ tới ngày mai. Nhà thờ Thánh Mẫu, dựng lên hai lần (1955 và 1993) trường học
đơn sơ mọc lên. Giáo dân chất pháchiền hòa bên nhau thờ phượng Chúa. Không bỏ
sót buổi cầu kinh sớm chiều, ngồi trên khúc ghế cây cong queo. Chân co ro trên
nền đất. Các em trở lại sách đèn bỏ dở bấy lâu. Bên ngoài tiếng thông reo rừng
hoang át tiếng cầu kinh và sách đèn. Hết giờ kinh, nhà thờ khép lại.Trường học
cũng đóng kín, sách vở gấp lại. Cha mẹ con cái dành giờ cho mưu sinh cơm áo. Chẳng
bao lâu, hàng rào thưa, kín những trái su, bơ, và đôi ba nụ trà. Mâm cơm có rau
xanh, trái bơ và nước trà xanh. Cuộc sống lý tưởng bắt đầu. Không cần đi đâu
xa.
Ao
ta vẫn sạch và trong lành
Quê
hương bao bọc xứ nhà là đây.
Công lao hướng dẫn lập
nghiệp làm lại cuộc đời to lớn hơn sinh thành. Xin Chúa là phần thưởng trả công
thay chúng con. Hay biết nay đã ra đi. Xin cho các ngài vui hưởng Ánh Sáng Muôn
Đời thuộc những người Chúa chọn, thưởng công.
Lạy Thiên Chúa, tai chúng con từng được nghe truyện cha ông vẫn thường kể lại
vì
công trình Chúa đã làm nên thời các cụ xa xưa ấy.
Vì
đâu có phải nhờ gươm giáo mà họ chiếm đất đai đâu phải cánh tay họ đem thắng lợi
về,
Nhưng
chinh là nhờ tay hữu Chúa tay mạnh mẹ và ánh tôn nhan Ngài vì Ngài yêu thích họ...
Nhờ
Thiên Chúa, chúng con hằng nở mày nở mặt mãi ngàn thu, xin tán tụng danh Ngài.
(TV
43)
Vươn
lên hôm nay
Xưa là rừng hoang vu, nhà
gỗ thô sơ, sàn cao, sợ rắn rết và thú rứng. Đêm đêm trong thanh vắng nghe tiếng
kêu ghê rợ rụng rời. Tối đóng cửa nhìn ra ngoài khỉ vượn leo trèo múa nhảy phá
phách tự do..
Ngày nào đi lại xình lầy.
Đèn dầu thay điện.Nước giếng có vòi chảy, trong lành. Nay đường xá rộng rãi
khang trang, cửa hàng buôn bán sầm uất. Mái tranh theo thời gian nay thay bằng
nhà đẹp hợp thời, sạch sẽ lớp lang hơn. Nay Thánh Mẫu khác xa xưa.
Đáng kể nhất là Ngày Chúa
Nhật. Nghỉ việc. Dù làm xa, mấy chục cây số, khép cửa nhà dựng tạm về gia đình,
nghỉ ngơi bồi dưỡng đức tin và thể xác. Nhà thờ dựng tạm chật ních, đường phố
đông người qua lại tấp nập.Quán ăn đầy khách.Gia đình xum họp. Đi đâu xa, quê
hương tôi đẹp lắm. Xin cho mãi mãi đẹp tươi. Năm 1955 khác 2015. Bầu khí vui
tươi, nhộn nhịp tưng bừng hẳn lên.
Đã lâu rồi, tôi mong ước,
nay toại nguyện. Là cùng các em, và thân thuộc, tham dự thánh lễ Chúa nhật, của
những ngày thơ ấu. Ngày ấy, phở, một miếng bánh chưng, cùng đọc lại với nhau những
câu ca dao cổ truyền, cùng hát với nhau một bài dân ca, cùng nhắc nhớ nhau những
ý nghĩa, phong tục ngày Tết, những trang sử dân tộc,… dường như mạnh mẽ hơn,
thúc bách hơn.
Ở hải ngoại, Tết là một dịp
hiếm hoi, mà một cách tự nhiên, có khi ý thức, có khi không, người Việt Nam bột
phát cư xử với căn tính và căn cước là người Việt Nam của mình. Những ký ức tập
thể dân tộc, chôn sâu trong tiềm thức, lại nổi phình lên, thúc bách, đưa đẩy mỗi
người trở về với văn hóa, truyền thống, giá trị, niềm tin Việt Nam; Những liên
lạc, nối kết rộng ra với các đồng hương, đồng bào lại đặc biệt nổi cộm to ra, dẫn
đẩy, thu hút phải đến gặp gỡ, sinh hoạt với người Việt Nam.
Người ta cùng đến xum họp
cộng đoàn để thấy mặt nhau, gặp gỡ nhau, chúc tuổi nhau, trao tặng quà cho
nhau, trao đổi khai bút xướng họa, cùng nhau nhớ về quê hương, dân tộc, với
« văn hiến, sơn hà, độc lập, hùng cứ, cường nhược, hào kiệt » của
mình. Mỗi người trở thành một Nguyễn Trãi mà đại cáo rằng :
‘‘ Như nước Việt ta
từ trước, vốn xưng văn hiến đã lâu.
Sơn hà cương vực đã chia,
phong tục bắc nam cũng khác.
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần,
gây nền độc lập ;
Cùng Hán, Đường, Tống,
Nguyên, hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc
khác nhau,
Song hào kiệt đời nào
cũng có ’’(2).
Như vậy, tìm lại ý nghĩa
của ngày Tết, chúng ta thấy ba ý nghĩa căn bản. Tết là lúc để mỗi người trực diện
với mình mà giao hòa với Đất Trời. Tết là ngày mỗi người trở về đoàn tụ với những
thành phần của gia đình mình. Và Tết cũng là dịp để mỗi người đi đến xum họp với
những người cùng quê, cùng trường, cùng nghề, cùng chí hướng, cùng tôn giáo,…
trong các cộng đoàn và trong Cộng Đồng của mình, mà cộng đồng lớn nhất là Nước
Việt Nam.
Người Việt hải ngoại, ăn
Tết (3), cảm nhận sâu rộng căn tính Việt Nam của mình. Vào một ngày thuận tiện,
trong dịp Tết, chúng ta gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ và chúc tuổi nhau. Chúng ta
chúc những bậc bô lão đã vào tuổi thọ, được khang an, phúc lộc. Chúng ta chúc
những người lãnh đạo Cộng Đồng và trách nhiệm các cộng đoàn, ban nhóm được nhiều
thành đạt trong những công trình và sứ mệnh họ dấn thân. Chúng ta chúc mỗi người
trong các tầng lớp, nghành nghề : sĩ, nông, công, thương, đạt được nhiều kết
quả chất lượng cao trong năm mới Bính Thân 2016, và mọi người được an, khang,
phúc, lộc, thọ.
Tết Bính Thân Giáo
Xứ Việt Nam Paris
Paris, ngày 31
tháng 01 năm 2016
________________________________________
Chú thích
1. Nguyễn
Bính, « Thơ Xuân » trong :
https://phanduykha.wordpress.com/2015/01/01/chum-tho-xuan-tho-tet-cua-nhieu-tac-gia/
2. Nguyễn Trãi,
« Bình Ngô đại cáo », trong Trần
Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Sống Mới, Q.1, tr. 242
3. Đây là lịch trình một
số địa điểm đã được loan báo sẽ tổ chức Tết Bính Thân ở vùng Paris :
a) Hội Cứu Trợ Thương
Phế Bnh VNCH, ngày 23/01/16, từ 14-18 giờ
b) Thư viện Diên Hồng
24/01/2016, từ 15g00
c) Văn Phòng
Liên Đới Xã Hội, ngày 30.01.2016, Từ 14 giờ đến 18 giờ
d) Tiệc Xuân Bính thân
HĐMC GXVN Paris, ngày 31.01.2016, từ 11g30
e) Cộng Đoàn Marne La
Vallée, ngày 07.02.2016
f) Lễ Giao thừa, GXVN
Paris, ngày 08.02.2016, từ 20g00
g) Tết Giới trẻ, GXVN
Paris, ngày 14.02.2016
h) Tết Việt Pháp, ngày
19/02/2016, từ 19h
i) Cộng Đoàn Villiers Le
Bel, ngày 20.02.2016
J) Cộng Đoàn Cergy,
Ermont, ngày 21.02.2016
k) Văn nghệ Tết Tổng
Hội Sinh Viên Việt Nam Paris, ngày 21.02.2016, từ 11 giờ đến 18 giờ
l) Xuân Thân Hữu Taxi,
ngày 21.02.2016
m) Tết Thiếu Nhi GXVN
Paris, ngày 21.02.2016
n) Cộng Đoàn Antony,
Sarcelles Garges, ngày 28.02.2016
o) Nhóm Xây Dựng, ngày
28.02.2016
p) Cộng Đoàn Seine Saint
Denis, ngày 06.03.2016
q) Tết Cao Niên GXVN
Paris, ngày 06.03.2016, từ 11g30
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang