Tết con trâu
nói chuyện trâu với các bạn trẻ
Tôi viết tặng bài ngắn ngủi này cho các em, các cháu gốc Việt
sinh ở nước ngoài, có lẽ chưa bao giờ thấy một con trâu, nói chi đến cái thú
vui, cái hạnh phúc, cỡi lên lưng con trâu…. Hôm nay ngày Tết con Trâu, sau một
chu kỳ 12 năm vắng mặt, mời các bạn trẻ cùng tôi ngâm nga vài câu ca dao, thành
ngữ, tục ngữ (tiếng Pháp gọi là comptines,
dictons et proverbes) để cùng nhau thưởng thức một thú vui đã từng làm rung
động bao thế hệ thiếu niên Việt Nam qua những thời đã qua...
Trước hết là bài “Chăn trâu” trong quyển Quốc văn giáo khoa thư,
lớp Dự bị (manuel de lecture classe CP)
dùng cho các trường Tiểu học Việt Nam mà các ông bà của các cháu đã từng học trước
1950-60. Mời các cháu đọc to (à
haute voix), để cha mẹ, ông bà nghe và sửa cách phát âm nếu cần.
Ai bảo chăn
trâu là khổ?
– Không, chăn
trâu sướng lắm chứ!
Đầu đội nón mê
như lọng che.
Tay cầm cành
tre như roi ngựa,
Ngất nghểu
ngồi trên mình trâu,
Tai nghe chim hót trong vòm cây,
Mắt trông bướm lượn trên đám cỏ.
Trong khoảng trời xanh, lá biếc,
Tôi với con trâu thảnh thơi vui thú,
Tưởng không có gì sung sướng cho bằng.
Đọc xong, hỏi
cha mẹ hoặc tra từ điển internet, những từ không hiểu, như: nón mê, lọng, ngất nghểu…
Bài văn ngắn gọn
không quá 70 chữ này kèm theo một bức tranh minh hoạ xinh
xắn vẽ một em bé đội nón ngồi trên lưng trâu ngoài cánh đồng có khóm tre vươn
cao và đàn chim bay lượn trên không… Ôi những bức tranh vẽ thô sơ, ngây
ngô, của bộ sách sờn gáy Quốc Văn Giáo
Khoa Thư… đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho
nhiều thế hệ học sinh thuở ấy, nay đã bước vào lứa tuổi 70-80+…
Các em, các cháu
hãy tưởng
tượng thời ấy… ba má, ông bà các cháu ít người có được chiếc xe đạp để chạy
lông bông, hoặc biết đến cái máy điện tính hay cái điện thoại thông minh để ngồi chơi game hằng giờ đến mụ cả người! Con trâu là cái thú chơi lành mạnh
của ông bà các em thời đó…
Và cũng không loài vật nào xứng đáng được tặng những lời ca thân ái và yêu thương thế này :
"Trâu ơi ta bảo trâu
này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đó ai mà quản công
Khi nào cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn."
Trong các giống gia súc của người Việt chỉ có loài trâu mới nhận
được tình cảm trân trọng như vậy, nó là bạn của nhà nông, xếp ngang địa vị với
con người trong công việc làm ăn:
"Trên đồng cạn, dưới
đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa".
Hai câu cuối thật dễ thương làm sao trong cách chia viêc (division du travail) vừa khoa học vừa
tân thờì, lại bình đẳng giữa người và vật, coi như con trâu là thành phần mật
thiết của gia đình.
Ngoài những bài đọc loại này, một số ca dao tục ngữ chung quanh con trâu đã gieo vào tâm thức trẻ em Việt Nam thời ấy một tình yêu
quê hương đậm đà, một tình thương người
đồng loại chân
chất. Đây là kho tàng chất chứa đầy sự khôn ngoan (sagesse) và sự thông minh (intelligence)
của ông bà tổ tiên ta truyền lại cho con cháu đời này qua đời khác... Tôi có
cái diễm phúc được thừa hưởng cái di sản quý báu này trong xương tủy (ADN),
ngày Tết xin chia sẻ với các cháu các em cho vui. Trong cái rừng ca dao tục ngữ
của văn hoá phong phú Việt Nam, tôi chọn năm câu này (mỗi câu kèm một câu phỏng
dịch tiếng Pháp, nếu cần các cháu hỏi thêm ba mẹ) :
· Trâu
cột
ghét trâu ăn (buffle ligoté déteste
buffle qui mange) : ý nói tánh ganh tị là xấu ;
· Trâu chậm
uống nước đục (buffle lent boit l’eau
trouble) : kẻ lười biếng hay bị thua thiệt ;
· Trâu bò húc
nhau ruồi muỗi chết (quand buffles et
bœufs se cognent, mouches et moustiques meurent) : sự xung đột giữa các cường
quốc chỉ làm khổ những nước nhỏ yếu, một điều từng xảy ra trong các cuộc chiến
tranh thế kỷ XX ;
· Gái
mười bảy bẻ gãy sừng trâu (fille
de 17 ans peut briser les cornes d’un buffle) : giữa tuổi ‘ado’ và trưởng
thành con gái hay có một sức mạnh phi thường [chú ý cái vần (rime) bảy và gãy tăng thêm sức mạnh của câu ca dao] ;
Và
sau cùng, theo tôi một trong những câu tục ngữ đẹp nhất vinh danh con trâu và đồng
thời một lời căn dặn cảnh giác... ông/bà chủ của nó:
· Trâu chết để
da, người ta chết để tiếng (à sa
mort le buffle laisse sa peau, l’humain laisse son nom) : bộ da là món ‘quà’ quý
nhất con trâu để lại khi chết, cũng như tên tuổi, tiếng tăm (tốt/xấu) con người
để lại cho đời [cũng xin chú ý ở đây vần da
và ta].
Thay lời tạm kết, tôi xin phép khuyên các em các cháu nên học thuộc
lòng hai bài thơ và mấy câu ca dao trên về con trâu, để đêm Giao thừa và ngày
Tết kính cẩn đọc mừng tuổi ông bà cha mẹ, tôi tưởng các vị sẽ « không có gì sung sướng cho bằng
».
Nguyễn
Hữu Tấn-Đức
TB. Kể chuyện chăn trâu trong lịch sử Việt
Nam, không thể không nhắc tới cậu bé quê tên Đinh Bộ Lĩnh (thế kỷ thứ X), hồi
nhỏ chăn trâu cắt cỏ với trẻ con trong làng, lớn lên ra tay dẹp loạn 12 sứ
quân, khai mở triều đại nhà Đinh, xưng tên Đinh Tiên Hoàng là Hoàng đế đầu
tiên của nước Đại Cồ Việt, khẳng định nước Nam độc lập hoàn toàn với phương Bắc
(Trung Hoa). Cùng các em các cháu các bạn họ ĐINH, chúng ta hãy hãnh diện vinh
danh ông tổ chăn trâu này !
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang