Du Sinh
TÁM TRĂM NGÀN TRẺ MỒ CÔI
Tại Pháp.
‘Con
hãy lấy tình cha mà sống với các trẻ mồ côi,
như
vậy, con xứng đáng là con của Đấng Tối Cao.
Và
Ngài sẽ thương con hơn cha mẹ con’
(Hc
4,10).
1. Cái nhìn tổng quát.
Một thảm cảnh vốn có mà không mấy
ai biết đến. Đó là tại Pháp hiện nay có 800.000 trẻ mồ côi dưới 25 tuổi. Chúng
mồ côi vì mất cả cha mẹ hoặc vì mất cha hay mất mẹ. Mặc dầu con số đông đảo như vậy, trẻ mồ côi tại Pháp
thường bị quên lãng. Các nhà dân số học hay xã hội học làm lơ, không quan tâm tới
và chỉ cho chúng là ‘con cái trong gia đình một cha hay một mẹ’ (familles
monoparentales).
Nhân dịp Giáo Hội sắp có Thượng Hội
Đồng về Giới Trẻ (2017) các báo công giáo, trong đó có báo La Croix bắt đầu lên
tiếng, thức tỉnh các nhà giáo dục và các tổ chức chuyên lo về giới trẻ.
Lớn lên, phần đông người trẻ mồ côi
mang nhiều mặc cảm, khó hội nhập vào xã hội, không đủ khả năng chuyên môn làm
việc, thiếu người chỉ dẫn. Các trường học hay các sở tuyên úy vất vả trong việc
hướng dẫn các em, đôi khi phải chấp nhận sự thất bại.
Bác sĩ Guy Cordier đã đồng hành với
hàng trăm trẻ mồ côi và giúp nhiều em học nghề vững chắc. Bác sĩ đề nghị cần có
những cơ hội để các em mồ côi bày tỏ tâm tư, giải tỏa những nỗi buồn, mặc cảm,
thắc mắc. Các em cần được lắng nghe, cần thấy mình có chỗ đứng trong xã hội.
Tại các trường học, người ta cho
biết trung bình mỗi lớp có một em học sinh mồ côi. Trong số đó, 62% đã được
chuẩn bị để chấp nhận hoàn cảnh một cách thanh thản. Vì thế 73% các học sinh mồ
côi mau chóng trở lại nhịp sống bình thường, sau biến cố tang chế của cha hay
mẹ. Tuy nhiên, 66% cảm thấy ‘mình có những cái khác với các bạn học sinh đã
quen biết từ lâu và còn đủ cha mẹ. Có lẽ vì thế, 31% học sinh mồ côi không muốn
nói đến biến cố tang chế, và 30% không muốn ai đề cập tới. Riêng các thầy cô, 94%
cho biết rất nhậy cảm và chia sẻ với hoàn cảnh của các học sinh mồ côi.
Về phạm vi tài chánh, mới đây ‘Liên
hiệp những gia đình chỉ còn một cha hay một mẹ’ (Fédération des conjoints survivants,
FAVEC) đã tổ chức một buổi trao đổi đặc biệt về ‘những hình thức yểm trợ các
cha mẹ góa bụa, đặc biệt về vấn đề tài chánh’, hội yêu cầu các ứng cử viên tổng
thống kỳ tới quan tâm đến các trẻ mồ côì. Cụ thể, họ xin phụ cấp thêm hàng
tháng cho một người trẻ mất cha hay mất mẹ là 104,75 euros, và một người trẻ
mất cả cha lẫn mẹ là 153,58 euros.
2. Những lời chứng.
· Manon, 23 tuổi,
‘Không ai nói gì với tôi’ :
«Ba tôi mất vì tai biến (AVC) lúc tôi 17 tuổi và đang học đệ nhị. Ba tôi
mất giữa kỳ nghỉ Phục Sinh, nên khi trở lại tường học, tôi sút kém về mọi môn,
cuộc sống thụt lùi. Mọi người đều biết, vì má tôi đã báo cho nhà trường biết
biến cố đau thương của gia đình. Dầu
vậy, không ai nói gì với tôi. Trong hành lang, mọi người nhìn tôi thương hại nhưng không nói gì cả. Ngay cả các
giáo sư, không ai hỏi han tôi. Tôi cũng
ngại ngùng, không muốn gặp các y tá của trường học. Thật khó thở ! Tôi hối
tiếc về sự lãnh đạm này, nhưng đồng thời tôi không muốn trở thành ‘một đứa mồ
côi mà cả thế giới phải quan tâm’. Nên tôi cũng chẳng nói gì với ai. Kết quả là
việc học của tôi sa sút và tôi bị ‘ở lại lớp’. Tôi chán nản, không muốn học
nữa. Tôi đã mất tự tín và không cảm thấy mình có khả năng thành công ! May
thay, năm thứ hai lớp đệ nhị, tôi lấy lại được nếp sống quân bình, đặc biệt nhờ
sự khuyên nhủ và khích lệ của má tôi, và của một người bạn tốt, cô Anne. Hiện
nay tôi là sinh viên đang dọn thạc sĩ về tâm lý. Tôi muốn chọn một ghề sống
thật nhân bản, gần gũi mọi người. Tôi chọn nghề như vậy để nối tiếp ba tôi, vì
ba tôi là nhà giáo dục giới trẻ ».
· Sixtine, 24 tuổi,
‘Mỗi
người trẻ sống tang chế cách khác nhau’.
Tôi mất ba lúc 10 tuổi, vào dịp ông đi trượt tuyết. Gia đình chỉ còn lại 4 người, mẹ tôi, hai em và tôi. Tôi đau khổ rất nhiều về cái chết của ba tôi. Ngay lúc đã 13, 14 tuổi, tôi vẫn còn khóc ba. Tôi phải nói rằng, tôi được nâng đỡ rất nhiều. Chẳng hạn, khi tôi trở lại trường thì đứa trẻ nào cũng muốn đến chơi và nói chuyện với tôi. Vì chúng biết tôi đau khổ. Giáo dân trong họ đạo đến dự lễ an táng của ba tôi, đông đảo, chật cả nhà thờ. Cả mấy tuần lễ, má tôi không phải làm bếp, vì các bạn bè, các bà hàng xóm cho các món ăn. Dầu có bầu khí nâng đỡ nồng nhiệt như vậy, mỗi người trong chúng tôi đã sống cảnh tang chế một cách khác nhau. Vì tôi nói nhiều, nên tôi chia sẻ với các bạn gái của tôi cách dễ dàng. Còn chị cả của tôi thì khác hẳn : chị khép kín như sò ! Trong gia đình, tôi không nói đến ba nữa, vì tôi biết ‘hễ nói đến ba là má tôi khóc, làm cho bà đau khổ thêm !’. Phải một thời gian lâu, gia đình tôi mới chấp nhận được sự ra đi bi đát của ba tôi. Hôm nay tôi đã lớn, tôi làm việc trong ngành nhi khoa’ (pédiatrie). Người ta khen tôi dịu dàng, nhẫn nại. Tất cả những đức tính đó, tôi đã có được từ kinh nghiệm tang chế và tuổi trẻ mồ côi cha mà tôi đã trải qua ».
· Florence Valet, 45 tuổi,
‘sống sự vắng bóng này đã cho tôi
nhiều kết quả rất quan trọng’.
Bà Florence Valet là tác giả cuốn
‘Renaitre orphelin’ (2010). Bà viết : «Tôi thuộc số những cô nhi già đời,
vì tôi đã 45 tuổi và đã mồi côi mẹ từ lúc chưa đầy 3 tuổi. Tôi không có những
kỷ niệm đặc biệt gì về mẹ, không biết mặt mẹ tròn hay dài, tiếng nói của mẹ
thanh thanh hay khàn khàn… Không ai dám nói cho tôi biết rằng mẹ tôi đã chết,
nếu hỏi, người ta chỉ bảo ‘mẹ đi nghỉ và sẽ về nay mai’. Hai năm sau, bà ngoại
mới cho biết ‘tôi sẽ không gặp lại má nữa’. Tôi la lên, nhưng nhờ bà ngoại dỗ
dành, tôi cảm thấy nhẹ nhàng và chấp nhận. Người nói nhiều với tôi về mẹ tôi là
bà vú nuôi tôi. Bà khéo nói đến độ tôi cảm thấy ‘mẹ tôi sống lại bên tôi’. Sống
cảnh ‘vắng bóng mẹ như vậy đã tạo nên nhiều hiệu quả rất quan trọng trong đời
sống trưởng thành của tôi. Chẳng hạn : tôi rất lo lắng trong thời gian
mang thai, cũng như trong những năm nuôi con thơ, giáo dục chúng khi khôn lớn. Tôi thương yêu và cưng chiều chúng như gà mái mẹ (en maman poule). Ngày
nay, chúng đã 16 và 20 tuổi rồi. Tuy nhiên lâu lâu, đứa con gái lại thủ
thỉ : ‘Mẹ ơi, con sợ mất mẹ lắm’. Câu nói này cho tôi thấy ‘phương pháp
giáo dục của tôi đã không làm cho con tôi trưởng thành !’. Tôi muốn chia
sẻ với những bà mẹ cùng lứa tuổi. Tôi khám phá ra sự khác biệt giữa một bà mẹ
mồ côi cha hay mẹ, với một bà mẹ có cha mẹ đôi bên còn sống. (bài này viết
theo báo La Croix, 18.01.2017, tr. 13-16).
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang