Tâm tình với Chuỗi Mân
côi
N |
gày
24 tháng 11 năm 1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ra Sắc chỉ ‘‘Christi Mandata’’
thành lập Giáo phận chính tòa Long Xuyên, tách ra từ Giáo phận Cần thơ. Cũng từ
lúc đó, nhà thờ Giáo xứ Chi Lăng, thuộc địa phận Long xuyên với tước hiệu Đức Mẹ
Hồn Xác lên Trời được cha Phaolô Nguyễn Khắc Nghiêu khởi công xây dựng, giữa một
vùng Thất Sơn, bảy núi cao cao trùng điệp vây quanh, với tượng Đức Mẹ đứng trên
toà tháp cao hơn mười thước trìu mến nhìn xuống đàn con, đến giữa năm 1965 thì
khánh thành. Nếu tính theo tuổi và số trẻ lúc đó, có thể mình là đứa bé được rửa
tội đầu tiên trong ngôi Thánh đường này (nói cho oai !).
Nhưng
đến năm 1976, sau khi cha Nguyễn Khắc Nghiêu bị tập trung đi cải tạo, ra tận
mãi miền bắc, vì ngài vừa là chính xứ lại vừa là tuyên úy trong quân đội cũ,
thì nhà thờ cũng bị trưng dụng trở thành nhà hát và trung tâm hội nghị. Giáo
dân không còn nơi nương tựa và cậu bé giúp lễ là mình cũng không còn mỗi sáng
lúc 5 giờ, mắt nhắm mắt mở, sau hồi chuông thứ nhất, vội vã đến giúp chú bõ Từ,
sửa soạn bàn Thánh và áo Lễ cho Cha xứ để ngài dâng Thánh Lễ khi hồi chuông thứ
hai vang lên, mà thay vào đó là những buổi tối cùng bố mẹ và gia đình, đọc kinh
và lần chuỗi Mân Côi. Có lẽ trước đó gia đình cũng vẫn đọc kinh, nhưng từ khi
không còn Thánh Lễ, thằng bé mới cảm nhận rõ hơn cái giá trị của những buổi đọc
kinh tối và chuỗi mân côi. Còn nhớ mãi, vì không có xâu chuỗi, thằng bé dùng
tay trái để đếm kinh kính mừng và tay phải để đánh dấu những chục kinh vừa
xong.
Và
cứ thế lời kinh và chuỗi mân côi đi vào trong tâm khảm của thằng bé mãi đến tận
bây giờ, mặc dù có lúc cũng bị lãng quên, vì vô ý hay quá thờ ơ trong cuộc sống
có quá nhiều biến động.
Chuỗi
Mân Côi đến với thằng bé chỉ đơn giản như thế, đọc theo bố mẹ rồi thuộc lòng,
thuộc lòng rồi có lúc cũng bạo dạn đi thi lớp giáo lý, đọc không vấp một chữ
nào trong ba Mầu nhiệm Mân Côi đi cùng : Năm Sự Vui, Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng,
để mong sao có được phần thưởng là những tấm hình hạnh các Thánh.
Ngày
đó, chuỗi Mân Côi đơn giản, theo hiểu biết của một đứa trẻ, chỉ là lời kinh để
đọc với Mẹ Maria là Đấng cưu mang Chúa Cứu Thế, cầu nguyện và xin ơn với Ngài.
Đơn
giản như thế, mà có lẽ đơn giản như thế mà lại hay, dễ đi vào lòng người !
Sau
này lớn lên, có được sự hiểu biết nhiều hơn một ít, có được thêm chút ít thông
tin, mình mới khám phá ra được nguồn gốc và ý nghĩa thật sự của chuỗi Mân Côi
và xin được chia sẻ cùng mọi người.
*
* *
Qua
dòng lịch sử, Giáo Hội đã tuyên bố bốn tín điều về Đức Maria : Mẹ Thiên Chúa,
Trọn Đời Đồng Trinh, Vô Nhiễm Nguyên Tội và Hồn Xác Lên Trời. Nói đúng ra, bốn
chân lý đức tin ấy không phải chỉ liên hệ tới cá nhân của Đức Mẹ, nhưng còn nói
lên vai trò của Người trong công cuộc cứu chuộc của Đức Kitô. Vì thế phải nói
Giáo Hội Công giáo có một lòng sùng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt nên đã dành
trọn cả hai tháng trong năm cho Mẹ Maria : tháng năm là tháng Hoa để tổ chức những
cuộc rước kiệu dâng hoa, cầu nguyện với Ngài và tháng mười là tháng dành dâng
kính Đức Maria những đóa hoa Hồng qua lời Kinh Mân Côi.
Kinh
Mân Côi nguyên tiếng Latinh là Rosarium, tiếng Pháp le Rosaire tượng trưng cho
những đoá hoa hồng bằng kinh Kính Mừng kết thành một chuỗi thiêng dâng kính Đức
Mẹ. Trước kia người ta đếm kinh bằng hạt sỏi, dần dần người ta kết những hạt
khác thành một chuỗi Mân Côi gồm 50 kinh. Chữ Mân Côi được giải thích là hoa hồng
đọc ra từ tiếng Hán, Hán tự là 玫瑰涇,
phát âm [méiguijing], phát âm theo Hán Việt có lúc khác nhau theo từng miền
(Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi), nhưng ngày nay hầu như mọi nơi và mọi người đều
nhất trí dùng chữ ‘‘Mân Côi’’ để chỉ những kinh Kính Mừng đọc dâng lên Đức Mẹ.
Thuở
ban đầu, kinh Kính Mừng chỉ gồm có lời chào của thiên sứ Gabriel : ‘‘Kính mừng
Maria đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà’’ (Lc 1:28), rồi sau đó mới được thêm lời
chào của bà Thánh Elizabeth: ‘‘Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Và Con lòng Bà gồm
phúc lạ’’ (Lc 1:42).
Năm
1569, Đức Thánh Piô V với bửu sắc "Consueverent Romani Pontifices"
thêm phần thứ hai : ‘‘Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời ...’’ với kinh Sáng Danh,
và ấn định kinh Mân Côi như chúng ta đọc ngày nay.
''Kính
mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà,
Bà
có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh
Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm
tử, Amen.''
Năm
1570, khi người Thổ Nhĩ Kỳ với một lực lượng rất hùng hậu, toan tính đổ bộ lên
vịnh Lepante của Ý, và quyết tâm tấn công đến Toà Thánh Rôma, đe dọa không những
nước Ý mà cả các nước vùng Âu Châu theo Kitô giáo. Lực lượng của Ý và Âu châu
không thể nào sánh được với sức mạnh tấn công như vũ bão của đế chế Ottoman Thổ
Nhĩ Kỳ. Lúc đó đích thân Đức Giáo Hoàng Piô đệ ngũ kêu gọi giáo dân cầu nguyện
và đặc biệt là với mẹ Maria gồm các cách như cung nghinh Đức Mẹ và đọc kinh Mân
Côi. Thế là kết thúc một cuộc chiến, một cuộc chiến không cân sức, một kết quả
hết sức lạ lùng, quân Thổ Nhĩ Kỳ bị đẩy lui vào ngày 7/10/1571, và Âu Châu được
bình an. Để tưởng nhớ sự kiện lịch sử đó, năm 1573, ĐGH quyết định thiết lập một
ngày lễ, mà ban đầu gọi là Lễ Đức Bà chiến thắng, sau này ngày đó đổi thành Lễ
Mân Côi.
Trong
một bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm về ngày Lễ Mân Côi 7/10, ngài mời
gọi chúng ta vượt lên trên những chiến thắng quân sự của trần thế, không phải để
phủ nhận ngày lịch sử này, mà là để chiêm ngưỡng Mẹ Maria, qua cuộc chiến mà
chính Mẹ đã vượt qua : một cuộc chiến về Đức Tin và Mẹ đã chiến thắng bằng hai
tiếng ‘‘Xin Vâng’’. Trong ngày thiên sứ truyền tin : “Này đây bà sẽ thụ thai,
sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.” (Lc 1, 31-32). Mẹ thưa “Việc ấy sẽ
xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến người Nam ?” (Lc 1, 34-35) (Có lẽ vì câu
trả lời này mà nhiều người cho rằng Mẹ là người Bắc (chuyện vui), và sau này Ủy
ban Kinh Thánh đã dịch lại cho chính xác hơn “vì tôi không biết đến việc vợ chồng”).
Một triết gia của thế kỷ XX đã gọi Mẹ là Trinh Nữ Suy Tư, vì Mẹ không sống bằng
cảm tính, nhưng sống bằng khối óc, bằng suy tư lý luận khi đưa ra câu trả lời
như thế. Nhưng rồi không chỉ dừng ở đó, khi nghe Sứ thần đáp : “Thánh Thần sẽ
ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà”, Mẹ đã vượt
lên trên lý trí thông thường khi thưa “Xin Vâng” và phó thác hoàn toàn vào
trong công cuộc Cứu Thế của Thiên Chúa, chiến thắng nỗi lo lắng của một thiếu nữ
sẽ thụ thai trong lúc chỉ mới đính hôn với vị hôn phu của mình. Có những mầu
nhiệm trong Đạo mà mình cảm thấy lý trí tự nhiên không thể chấp nhận được, và
chúng ta cũng được mời gọi dấn thân vào một cuộc phiêu lưu Đức Tin với nhiều hy
sinh và nhiều từ bỏ cộng với niềm tín thác tuyệt đối, để bước đi trên con đường
Phúc âm của Thiên Chúa. Và Mẹ Maria vừa là mẫu mực cho ta noi theo vừa là người
Mẹ để giúp và cùng đồng hành với ta trong cuộc chiến giữ vững Đức Tin qua Kinh
Mân Côi : Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này
và trong giờ lâm tử.
Năm
1883 Đức Giáo Hoàng Leo XIII qua thông điệp ‘‘Supremi Apostolatus’’ chọn tháng
10 năm đó làm Tháng Mân Côi.
Trong
thông điệp, Ngài viết : ‘‘Tôi xác định và truyền lệnh rằng, trong năm nay, Đại
Lễ Kính Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mân Côi sẽ được cử hành một cách long trọng ở bậc
Lễ trọng trên toàn thế giới Công giáo, và từ ngày mồng 01 tháng 10 tới ngày mồng
02 tháng 11, mỗi ngày phải tổ chức đọc ít nhất năm chục Kinh Mân Côi cùng với
Kinh Cầu Đức Bà tại tất cả các Thánh đường’’.
Và
từ đó, vì lòng sùng kính Đức Mẹ Maria nên tháng 10 mỗi năm trở thành ''thông lệ''
là tháng Mân Côi.
Những
ngày, những tháng khác trong năm, chúng ta vẫn được khuyến khích lần chuỗi Mân
côi, vì Kinh Mân Côi là phương thức rất tốt để giúp chúng ta sống gần gũi hơn
theo tinh thần Phúc Âm. Có lúc mình đã xuôi lòng khi nghe một lập luận cho rằng
thay vì lần chuỗi Mân Côi mỗi tối thì nên đọc và suy gẫm Thánh Kinh. Nhưng sau
này thì thấy lập luận này không vững cho lắm, vì nếu suy cho kỷ thì chuỗi Mân
Côi luôn luôn gắn liền với Thánh Kinh qua những Mầu Nhiệm được đọc theo cùng.
Ngày
12 và 13/5/2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị hành hương Fatima
thêm lần thứ ba cũng để tạ ơn Mẹ Maria về sự che chở của Mẹ trong suốt nhiệm kỳ
Giáo hoàng của ngài.
Trước
đây khi đọc kinh Mân Côi chúng ta chỉ có 3 Mầu Nhiệm đọc trước mỗi chục kinh :
- Năm
sự Vui : Tập trung vào Mầu nhiệm Chúa Giêsu làm Người
- Năm
sự Thương : Tập trung vào Mầu nhiệm Chúa chịu chết trên Thập giá và Ơn Cứu Độ
- Năm
sự Mừng : Tập trung vào Mầu nhiệm Chúa Phục Sinh
Nhận
thấy khoảng thời gian Chúa Giêsu đi rao giảng tin mừng công khai không được nhắc
đến nên tháng 10 Mân Côi năm 2002, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức
long trọng thêm vào Mùa Sáng (Năm sự Sáng) cho chuỗi kinh Mân Côi, với những sự
kiện quan trọng trong khoảng thời gian này.
Và
thế là từ nay, chúng ta có được một bộ Thánh kinh thu nhỏ đồng hành cùng với
kinh Mân Côi giống như Mẹ Maria cũng đã đồng hành cùng với Chúa Giêsu trong
công cuộc Cứu Độ loài người.
Ngược
dòng lịch sử để trở lại vào những năm cuối thế chiến thứ 2, hai quả bom nguyên
tử đã được thả xuống Hiroshima ngày 6/8/1945 và ba ngày sau 9/8/1945 tại
Nagasaki, hơn 80.000 người chết tức khắc và trên 130.000 người chết dần chết
mòn những năm sau đó. Nhưng ở Hiroshima, một cộng đoàn Dòng Tên nhỏ sống gần
bom nổ 1 dặm, 8 tu sĩ gần như vô sự. Nhà xứ yên, vững, trong khi chung quanh
bình địa. Ở Nagasaki, điều lạ tương tự, Tu viện Phanxicô do thánh Maximilien
Kolbe thành lập, cũng không bị thiệt hại nặng, nhờ một ngọn núi chắn cho, trong
khi thành phố bị phá hủy hoàn toàn và quan trọng là các tu sĩ sống trong đó
không bị hề hấn thương tích gì. Các nhà khoa học đã không tìm thấy lời giải
thích thoả đáng nào, cũng như đã có vài chục bác sĩ, khám đi khám lại hơn 200 lần,
nhưng vẫn không dò thấy bất kỳ dấu vết phóng xạ nào hoặc tác động hủy hoại từ
bom nguyên tử trong cơ thể của các cha dòng Tên và các tu sĩ dòng Phanxicô này.
Lời giải thích thoả đáng nhất được chính các ngài trả lời đó là : ''Chúng tôi sống theo thông điệp Fatima và
chúng tôi cầu nguyện lần chuỗi Mân côi hàng ngày''.
Câu
chuyện của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, cũng như câu chuyện của các cha
dòng Tên và các tu sĩ Phanxicô chỉ là một trong muôn ngàn phép lạ mà Mẹ Maria
đã chở che cho những ai siêng năng lần chuỗi Mân Côi, tương ứng với một trong
15 lời của Mẹ Maria đã nói cùng các thánh Đaminh và Alain de la Roche :
‘‘Ai tin cậy vào Mẹ qua Kinh Mân Côi sẽ không
hư mất,
Ai truyền bá Kinh Mân Côi của Mẹ sẽ
được Mẹ cứu giúp trong lúc nguy nan’’
Tháng
Mân Côi 2022
Công
Bình
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang