T |
uy là chuyện đơn sơ và đã thành
truyền thống, lixì tết mang nhiều dấu ấn vui buồn đáng suy nghĩ. Sau đây là
những tư nghĩ vụn vặt, tôi viết ra cống hiến độc giả nhân dịp Tết Con Khỉ.
1. Mọi nguời cùng vui.
Ba má tôi tết nào cũng li xì cho các con các cháu. Đứa nào
cũng hớn hở đợi chờ tiền lì xì của ba má. Vui hơn ăn bánh chưng với củ kiệu.
Ngay chính bà ngoại tôi cũng vui, nhoẻn miệng cười hiếm có, khi các cháu dâng
cho bà một túi đỏ ‘gọi là chúc thọ đầu năm mới’. Má tôi cũng vậy luôn, bà trân
trọng với nét mặt hân hoan khi mỗi đứa con lớn đi làm có lương ‘lì xì cho má để
tùy tiện tiêu xài hay mua sắm’. Như vậy, lì xì tết không còn là chuyện chỉ dành
cho trẻ em bé nhỏ, nhưng cho mọi người, mọi lứa tuổi. Tiền lì xì tết làm tăng
bầu khí Tế Gia Đình… Mọi người đều vui…
2.Cảm thấy được quan tâm :
Vui vì qua tiền lixì tết, ai cũng cảm thấy ‘mình được quan
tâm’. Dù món tiền lí xì chỉ hai ơrô, đứa
nhỏ nào cũng vui tươi phấn khởi vì được ba má hay ông bà, cô bác quan tâm đến.
Không nói ra, nhưng người lớn cũng vậy. Nhiều lần tôi nghe bà nội nói với bà
hàng xóm qua thăm : ‘Các cháu lớn để ý đến tôi lắm, ngày mồng một tết là
biếu tiền cho tôi. Đứa ở gần, đến đưa tận tay. Đứa ở xa gửi thư tới. Tôi cám ơn
Chúa và lấy làm an ủi vì thấy con cháu trong nhà quan tâm đến bà nội’. Nói rồi,
bà tôi cười nhỏ nhẹ !
3. Nhưng đừng lạm dụng :
Như trên, chúng ta thấy lì xì Tết là một niềm vui cho mọi
người, mọi lứa tuổi, là một nét văn hóa thật đẹp của tết quê hương. Cần duy
trì. Tuy nhiên phải coi chừng, tránh lạm dụng. Không thiếu những ‘người tai to
mặt lớn’ lợi dụng văn hóa đẹp này để kiếm tiền, thậm chí để ‘hối lộ’. Một hình
thức ‘pot de vin’. Báo Tuổi Trẻ ở Sài Gòn báo động những hình thức lì xì này
của các ông lớn. Ngay trẻ em bây giờ cũng ‘bóp méo’ ý nghĩ đẹp của lì xì
tết : không thiếu những em bĩu môi, buồn thiu vì thấy bao đỏ ‘mỏng’, hay
khi bóc ra thấy ít tiền… Chúng vồn vã hơn khi trao cho chúng một phong bì
‘dầy’… Đây cũng là một điểm mà ba má phải quan tâm giáo dục con em… Đừng để lì
xì tết bị lạm dụng.
4. Người lớn bị đánh giá và xếp hạng :
Mấy đứa em của tôi mắc phải chứng bệnh ‘đánh giá và xếp
hạng người lớn qua phong bì đỏ lì xì tết. Ngày tết hay sau tết, chúng ngồi với
nhau ‘xếp hạng cô, cậu, bác, chú…’ theo món tiền li xì. Ngày tết, chúng mong bà
cô này đến trước, ông chú kia đến trước … chỉ vì chúng sẽ được ‘bao đỏ dầy’… Do
đó, bà cô, ông chú cho ‘bao đỏ mỏng’, trước sau sẽ ‘bị ngượng’. Điều đáng tiếc
là có những phụ huynh mở đường cho con cái ‘đánh giá người lớn’ qua tiền li xì.
Như khi phụ huynh nói : ‘chú tụi bay kẹo lắm’, ‘lì xì gì mà bết
thế !’.
5. Nỗi lo của người nghèo :
Ba má tôi có nhiều bạn bè lắm. Cứ độ gần tết, tôi nhận rõ
hai điều trái ngược : những gia đình bạn giàu có, đến chơi ngày tết vui
hơn, niềm nở ‘lì xì không than tiếc’, còn những gia đình chật vật hay nghèo túng,
lại xem ra băn khoăn, đặng đừng phải đến, chứ giá khỏi đến thì tự nhiên hơn. Mẹ
tôi tinh ý nhận ra điều này nên bà thường nói : Đối với những người khá
giả, lì xì tết là tạo niềm vui cho nhiều người, còn những ai túng thiếu, tết
đến là thêm lo ! Tôi biết mấy gia đình nghèo, họ chỉ đến mừng tuổi ba má
tôi hai ba tuần sau tết. Lý do tránh lì xì tết. Thực tế, lì xì là điểm văn hóa
đẹp, là phong tục ngày tết cần duy trì, nhưng cũng là nỗi lo của người
nghèo !
6. Đừng vì lì xì mà làm cho bầu khí tết
thêm nặng nề :
Bây giờ tôi mới hiểu được cách xử tế nhị của má tôi. Ngày
mồng hai và ngày mồng ba tết cho chúng tôi đến nhà ngoại chơi từ sáng đến tối,
không cho đứa nào ở nhà. Lấy lý do ‘má có nhiều khách’. Thực ra là má tôi không
muốn làm phiền ‘những người bạn nghèo’ đến mừng tuổi ba mẹ tôi, tránh cho họ
khỏi bận tâm về chuyện lì xì cho chúng tôi. Mấy lần má than phiền : khi
người ta mượn hình thức lì xì tết để lấy lòng cấp trên, là người ta làm cho bầu
khí tết thành nặng nề, ngột ngạt…
7. Ba hình thức lì xì đầy ý nghĩa
hiện nay :
Phong tục lì xì Tết
đang được thể hiện dưới những hình thức đẹp khác mà không phá huỷ ‘lì xì tết
bằng tiền’. Tôi nhận thấy ba hình thức :
- Một người lì xì cho các bạn bè
thân thuộc một lá thư ‘suy tư về một vấn đề liên quan đến cuộc sống của năm
mới’ (Chẳng hạn ba vấn đề nóng bỏng của năm 2016, Bính Thân : làn sóng
người tị nạn, Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, Môi trường khí quyển...)
- Tặng cho nhau những gói kẹo,
trong đó dấu một lời hay ý đẹp : ăn một cái kẹo là đón nhận một ý tưởng
sâu sắc về đạo lý, về cách sống đẹp…
- Những bao đỏ lì xì Lời Chúa. Hình
thức này phổ biến mau lẹ và được thể hiện trong các hội đoàn, xứ đạo, dòng tu…
Thật đẹp và đầy ý nghĩa.
Từ nhỏ đến già, ai cũng ưa,
Bao đỏ dày cộm, lì xì Tết,
Cười duyên, môi đỏ màu hạt dưa …
………..
Lì xì Lời Chúa, thật cao quý,
Châm ngôn soi dẫn sống cả năm.
Càng suy, càng gẫm, thêm hương vị,
Soi tỏ đường đi hơn trăng rằm…
Du Sinh
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang