SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO
NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN LẦN THỨ 107
NGÀY 26-09- 2021
« Chúng ta đừng sợ ước mơ và cùng nhau thực hiện nó như
một nhân loại duy nhất », Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi trong sứ điệp
cho Ngày thế giới Di dân và Tỵ nạn lần thứ 107, được công bố hôm 6/5/2021.
Ngài mời gọi « vượt lên những nỗi sợ hãi của chúng ta » và
« biến các biên giới thành những nơi gặp gỡ ưu việt ».
Nhằm hướng đến ngày này sẽ được cử hành vào ngày 21/9 tới,
Đức Phanxicô mong ước « một chúng ta duy nhất, rộng lớn như toàn thể nhân
loại ». Ngài đưa ra lời kêu gọi cho người Công giáo, nhưng còn cho
« tất cả người nam và người nữ trên thế giới », « tạo lại gia
đình nhân loại, để cùng nhau xây dựng tương lai công lý và hòa bình của chúng
ta, bằng cách làm sao đừng để ai bị loại trừ ».
Chúng ta cũng cần nhớ rằng cho Ngày thế giới này, Đức
Phanxicô đã chọn chủ đề « Hướng đến một « chúng ta » ngày càng
rộng lớn hơn » – dựa theo một trích dẫn thông điệp Fratelli Tutti
của ngài : « Mong sao cuối cùng không còn « những kẻ khác »
nữa, nhưng đúng hơn là một « chúng ta » mà thôi ! » (số
35).
Dưới đây là toàn văn sứ điệp :
« Hướng đến một chúng ta ngày càng rộng lớn
hơn »
Anh chị em
thấn mến!
Trong Thông
điệp Fratelli tutti, tôi đã bày tỏ một mối bận tâm và một ước muốn, mà
vẫn còn chiếm một chỗ quan trọng trong tâm hồn tôi: “Sau cuộc khủng hoảng y
tế, phản ứng tồi tệ nhất của chúng ta là càng sa vào cơn sốt tiêu thụ và những
hình thức mới của việc ích kỷ bảo vệ bản thân. Mong sao cuối cùng không còn
“những kẻ khác” nữa, nhưng đúng hơn là một “chúng ta” mà thôi!” (số 35).
Đó là lý do
tại sao tôi nghĩ dành sứ điệp Ngày thế giới di dân và tỵ nạn lần thứ 107 cho
chủ đề này: « Hướng đến một chúng ta ngày càng rộng lớn hơn »,
qua đó mong ước chỉ ra một chân trời rõ ràng cho hành trình chung của chúng ta
trong thế giới này.
Lịch sử của
« chúng ta »
Chân trời này hiện diện trong kế hoạch tạo dựng của chính
Thiên Chúa : « Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh của
Ngài, theo hình ảnh của Thiên Chúa Ngài đã tạo dựng con người, Ngài đã tạo dựng
họ có nam có nữ. Thiên Chúa chúc lành cho họ và nói: ‘Hãy sinh sôi nảy nở’”
(Stk 1, 2728). Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta có nam có nữ, những hữu thể khác
nhau và bổ túc cho nhau để cùng nhau làm nên một chúng ta có vận mệnh trở nên
luôn rộng lớn hơn nữa với sự nhân tăng các thế hệ. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng
ta theo hình ảnh của Ngài, theo hình ảnh của Một Thiên Chúa Độc Nhất và Ba Ngôi
Vị, sự hiệp thông trong đa dạng.
Và, do sự bất tuân của con người, khi con người quay lưng lại
với Thiên Chúa, thì Ngài, vì lòng thương xót, đã muốn mang lại một con đường
hòa giải không phải cho các cá nhân, nhưng cho một dân tộc, cho một chúng
ta có vận mệnh bao hàm toàn thể gia đình nhân loại, tất cả các dân
tộc: “Đây là nhà của Thiên Chúa ở với loài người! Ngài sẽ ở với họ, và họ
sẽ là dân của Ngài, và chính Ngài, Thiên Chúa ở với họ, sẽ là Thiên Chúa của họ”
(Kh 21, 3).
Vì thế, lịch sử cứu độ nhìn thấy một chúng ta lúc
khởi đầu và một chúng ta lúc tận cùng, và ở trung tâm là mầu nhiệm
Chúa Kitô, chết và phục sinh « để tất cả mọi người được nên một » (Ga
17, 21). Thế nhưng, thời gian hiện tại cho chúng ta thấy rằng cái “chúng ta” mà
Thiên Chúa mong muốn bị phá vỡ và phân mảnh, bị tổn thương và biến dạng. Và
điều đó đặc biệt diễn ra trong những thời điểm khủng hoảng lớn, như cơn đại
dịch hiện nay. Các chủ nghĩa quốc gia khép kín và gây hấn (x. Fratelli
tutti, số 11) và chủ nghĩa cá nhân triệt để (x. số 105) xé nát hay chia rẽ
cái chúng ta, cả trong thế giới lẫn trong Giáo hội. Và cái giá cao
nhất là được trả bởi những người có thể trở nên những kẻ khác cách dễ
dàng nhất: người nước ngoài, người di cư, người bị gạt ra bên lề xã hội, đang
sống nơi những vùng ngoại biên của cuộc sống.
Trên thực tế, tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền,
và chúng ta được mời gọi dấn thân để không còn những bức tường tách rời chúng
ta nữa, không còn những kẻ khác nữa, nhưng chỉ một chúng ta
duy nhất, rộng lớn như toàn thể nhân loại. Đó là lý do tại sao tôi tận dụng
ngày này để đưa ra một lời kêu gọi kép tiến bước cùng nhau hướng đến một chúng
ta luôn rộng lớn hơn, bằng cách trước tiên nói với người tín hữu Công giáo
rồi với tất cả người nam và người nữ trên thế giới.
Một Giáo hội ngày càng Công giáo hơn
Đối với các thành viên của Giáo hội Công giáo, lời kêu gọi
này được thể hiện bằng một sự dấn thân ngày càng trung tín hơn với con người
Công giáo của mình, bằng cách thực hiện những gì mà thánh Phaolô đã khuyến
khích cho cộng đoàn Êphêsô: “Cũng như ơn gọi của anh chị em kêu gọi tất cả
anh chị em đến một niềm hy vọng duy nhất, thì cũng thế chỉ có một Thân Thể và
một Thánh Thần, chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa” (Êph 4, 4-5).
Thực ra, đặc tính công giáo của Giáo hội, tính phổ quát của
Giáo hội, là một thực tại đòi hỏi được đón tiếp và sống ở mỗi thời đại, theo ý
muốn và ân sủng của Chúa, Đấng đã hứa luôn ở cùng chúng ta, cho đến tận cùng
thế giới (x. Mt 28, 20). Thánh Thần của Ngài làm cho chúng ta có khả năng ôm
lấy mọi người để hiệp thông trong đa dạng, trong việc hài hòa các khác biệt mà
không bao giờ áp đặt một sự đồng nhất làm mất đi phẩm cách nhân vị. Trong cuộc
gặp gỡ với sự đa dạng của người nước ngoài, người di cư, người tỵ nạn và trong
việc đối thoại liên văn hóa có thể nảy sinh từ đó, chúng ta có cơ hội lớn lên
với tư cách là Giáo hội, làm phong phú lẫn nhau. Thực ra, dù ở đâu, mỗi người
chịu phép rửa là một thành viên đầy đủ của cộng đoàn Giáo hội địa phương, một
thành viên của Giáo hội duy nhất, một cư dân trong ngôi nhà duy nhất, một thành
viên của gia đình duy nhất.
Các tín hữu Công giáo được mời gọi dấn thân, mỗi người từ
cộng đoàn mình sống, để Giáo hội ngày càng trở nên bao hàm hơn, qua đó theo
đuổi sứ mạng mà Chúa Giêsu Kitô giao phó cho các Tông đồ: “Dọc đường, hãy
rao giảng rằng Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành các bệnh nhân, làm
cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được lành sạch, trừ khử ma quỷ. Anh
em đã lãnh nhận cách nhưng không, thì hãy cho cách nhưng không” (Mt 10,
7-8).
Ngày nay, Giáo hội được mời gọi đi ra các nẻo đường của các
vùng ngoại biên của cuộc sống để săn sóc những người bị thương tổn và tìm kiếm
những người thất lạc, mà không thành kiến hay sợ hãi, không chiêu dụ tín đồ,
nhưng sẵn sàng mở rộng căn lều của mình để đón tiếp mọi người. Trong số các cư
dân của các vùng ngoại biên, chúng ta sẽ gặp thấy nhiều người di cư và tỵ nạn,
những người di tản và các nạn nhân của hoạt động buôn người, mà Chúa muốn rằng
tình yêu của Ngài được biểu lộ và ơn cứu độ của Ngài được rao giảng. “Dòng
người di cư hiện tại làm nên một ‘hình thức’ truyền giáo mới, một cơ hội ưu
việt để loan báo Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài mà không rời bỏ môi
trường của mình, để làm chứng cách cụ thể cho đức tin Kitô giáo trong bác ái và
trong sự tôn trọng sâu xa những biểu lộ tôn giáo khác. Cuộc gặp gỡ với người di
cư và tỵ nạn thuộc các xác tín và tôn giáo khác là một mảnh đất phong nhiêu cho
việc phát triển một sự đối thoại đại kết và liên tôn chân thành và thêm phong
phú” (Diễn văn cho các Giám đốc của các quốc gia về mục vụ cho người
di cư, 22/9/2017).
Một thế giới ngày càng bao hàm hơn
Chính với tất cả người nam và người nữ trên thế giới mà tôi
gởi lời kêu gọi tiến bước cùng nhau hướng đến một chúng ta ngày càng
rộng lớn hơn, tạo lại gia đình nhân loại, để cùng nhau xây dựng tương lai công
lý và hòa bình của chúng ta, bằng cách làm sao đừng để ai bị loại trừ.
Tương lai của các xã hội của chúng ta là một tương lai “đầy
màu sắc”, được phong phú bởi sự đa dạng và các mối tương quan liên văn hóa. Đó
là lý do tại sao ngày nay chúng ta phải học biết chung sống trong hài hòa và
trong hòa bình. Tôi đặc biệt thích hình ảnh, ngày “chịu phép rửa” của Giáo hội
vào lễ Hiện Xuống, của dân thành Giêrusalem lắng nghe lời rao giảng về ơn cứu
độ ngay sau biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống: “Chúng ta là dân Pácthia,
Mêđi và Êlam, là cư dân của vùng Mêxôpôtamia, Giuđê, Cáppađôkia, của tỉnh Pontô
và Axia, có người là dân Phyghia và Pamphylia, từ Ai-cập và những vùng Libya
giáp giới Kyrênê ; nào là những người từ Rôma đến đây; nào là người Do-thái
cũng như người đạo theo ; nào là người đảo Cơrêta hay người Ả-rập, vậy mà chúng
ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên
Chúa” (Cv 2, 9-11).
Đó là lý tưởng về một Giêrusalem mới (x. Is 60; Kh 21, 3),
nơi mà tất cả các dân tộc tập hợp lại với nhau trong hòa bình và hài hòa, tôn
vinh lòng nhân từ của Thiên Chúa và những kỳ công của công trình tạo dựng.
Nhưng để đạt tới lý tưởng này, tất cả chúng ta phải nỗ lực dẹp bỏ những bức
tường ngăn cách chúng ta và xây dựng những chiếc cầu nâng đỡ nền văn hóa gặp
gỡ, ý thức về mối liên kết mật thiết tồn tại giữa chúng ta. Trong viễn cảnh
này, những cuộc di cư hiện nay mang lại cho chúng ta cơ hội vượt lên những nỗi
sợ hãi của chúng ta để làm cho chúng ta nên phong phú nhờ sự đa dạng của ân huệ
của mỗi người. Tiếp đến, nếu chúng ta muốn, chúng ta có thể biến các biên giới
của chúng ta thành những nơi gặp gỡ ưu việt, ở đó phép lạ về một chúng ta
ngày càng rộng lớn có thể triển nở.
Tôi xin tất cả người nam và người nữ trên thế giới sử dụng
tốt những ân huệ mà Chúa đã giao phó cho chúng ta, để bảo toàn công trình tạo
dựng của Ngài và làm cho nó càng đẹp đẽ hơn. “Một người quý tộc kia trẩy đi
phương xa lãnh nhận vương quyền, rồi trở về. Ông gọi mười người trong các tôi
tớ của ông đến, giao cho mỗi người mười nén bạc, rồi nói với họ: ‘‘Hãy lo làm
ăn sinh lợi cho đến khi tôi trở về’’(Lc 19, 12-13). Chúa sẽ đòi chúng ta
trả lời về những hành vi của chúng ta! Nhưng để đảm bảo ngôi nhà chung của
chúng ta được bảo trì cách đúng đắn, chúng ta phải đặt mình trong một “chúng
ta” ngày càng rộng lớn hơn, ngày càng đồng trách nhiệm hơn, với xác tín rằng
mọi điều thiện hảo làm cho thế giới đều là đang làm cho thế hệ hiện nay và
tương lai. Đó là một sự dấn thân cá nhân và tập thể, đảm nhận trách nhiệm tất
cả các anh chị em sẽ tiếp tục đau khổ trong khi chúng ta tìm cách đạt tới một
sự phát triển bền vững, quân bình và bao hàm hơn. Đó là một sự dấn thân không
có bất kỳ phân biệt nào giữa người bản xứ và người nước ngoài, giữa dân và
khách, vì đó là một kho tàng chung, và không ai bị loại trừ khỏi sự chăm sóc và
quyền lợi của mình.
Ước mơ đã bắt đầu
Ngôn sứ Giô-en đã tiên báo rằng thời kỳ thiên sai sẽ như một
kỷ nguyên đầy những ước mơ và thị kiến được Thánh Thần linh ứng: “Ta sẽ
tuôn đổ thần khí của Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ
nói tiên tri, người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến” (3,1).
Chúng ta được mời gọi cùng nhau ước mơ. Chúng ta đừng sợ ước mơ và cùng nhau
thực hiện nó như một nhân loại duy nhất, như những người bạn đồng hành, như
những người con trai con gái của chính trái đất vốn là ngôi nhà chung của chúng
ta, tất cả đều là anh chị em (x. Fratelli tutti, số 8).
Lời nguyện
Lạy Cha rất thánh và yêu mến,
Con của Cha là Chúa Giêsu đã dạy
chúng con
rằng trên trời sẽ hân hoan vui mừng
khi một người lạc mất
được tìm thấy,
khi một người bị loại trừ, ruồng rẫy
hay gạt bỏ
được đón tiếp một lần nữa trong cái
chúng ta của chúng con,
để như thế trở nên ngày càng rộng lớn
hơn.
Chúng con cầu xin Cha ban cho tất cả
các môn đệ của Chúa Giêsu
và cho tất cả những người thành tâm
thiện chí
ân sủng thực thi thánh ý Cha trên thế
giới.
Xin Cha chúc lành cho mỗi cử chỉ đón
tiếp và giúp đỡ
đặt tất cả những ai đang lưu
đày
trong cái chúng ta của cộng đồng và
của Giáo hội,
để trái đất của chúng con có thể trở
thành,
như Cha đã tạo thành nó,
ngôi nhà chung của tất cả anh chị em.
Amen.
Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Latêranô
Ngày 3 /5/2021, Lễ thánh Philipphê và
Giacôbê, Tông đồ
PHANXICÔ
————————–
Tý Linh chuyển ngữ (theo ZENIT) –
http://xuanbichvietnam.net
Message du Pape François pour la Journée mondiale
du migrant et du réfugié 2021
Publié le 06 mai 2021
Message du Saint-Père pour la 107e Journée mondiale du
migrant et du réfugié (JMMR) du dimanche 26 septembre 2021 : ” Vers un “nous”
toujours plus grand”.
Chers frères et sœurs !
Dans la Lettre encyclique Fratelli tutti, j’ai exprimé une préoccupation et un désir, qui
occupent encore une place importante dans mon cœur : « Après la crise
sanitaire, la pire réaction serait de nous enfoncer davantage dans une fièvre
consumériste et dans de nouvelles formes d’autopréservation égoïste. Plaise au
ciel qu’en fin de compte il n’y ait pas “les autres”, mais plutôt un “nous” ! »
(n. 35).
C’est pourquoi j’ai pensé consacrer le message de la
107e Journée mondiale du migrant et du réfugié à ce thème : « Vers un nous
toujours plus grand », souhaitant ainsi indiquer un horizon clair pour notre
parcours commun dans ce monde.
L’histoire du « nous »
Cet horizon est présent dans le projet créatif de Dieu
lui-même : « Dieu créa l’homme à son image, à l’image de Dieu il le créa, il
les créa homme et femme. Dieu les bénit et leur dit : “Soyez féconds et
multipliez-vous” » (Gn 1,27-28). Dieu nous a créés homme et femme, des êtres
différents et complémentaires pour former ensemble un nous destiné à devenir
toujours plus grand avec la multiplication des générations. Dieu nous a créés à
son image, à l’image de son Être Un et Trine, communion dans la diversité. Et
lorsque, à cause de sa désobéissance, l’être humain s’est détourné de Dieu,
celui-ci, dans sa miséricorde, a voulu offrir un chemin de réconciliation non pas à des individus, mais à un peuple, à un nous destiné à inclure
toute la famille humaine, tous les peuples : « Voici la demeure de Dieu avec
les hommes! Il habitera avec eux, et ils seront ses peuples, et lui-même, Dieu
avec eux, sera leur Dieu » (Ap 21,3).
L’histoire du salut voit donc un nous au début et un
nous à la fin, et au centre le mystère du Christ, mort et ressuscité « afin que tous soient un » (Jn 17,21).
Le temps présent, cependant, nous montre que le nous voulu par Dieu est brisé
et fragmenté, blessé et défiguré. Et cela se produit surtout dans les moments
de grande crise, comme maintenant avec la pandémie. Les nationalismes fermés et
agressifs (cf. Fratelli tutti, n. 11) et l’individualisme radical (cf. ibid.,
n. 105) émiettent ou divisent le nous, tant dans le monde qu’au sein de
l’Église. Et le prix le plus élevé est payé par ceux qui peuvent le plus
facilement devenir les autres : les étrangers, les migrants, les marginaux, qui
vivent dans les périphéries existentielles.
En réalité, nous sommes tous dans le même bateau, et
nous sommes appelés à nous engager pour qu’il n’y ait plus de murs qui nous
séparent, qu’il n’y ait plus les autres, mais un seul nous, aussi grand que
toute l’humanité. C’est pourquoi je profite de cette journée pour lancer un
double appel à marcher ensemble vers un nous toujours plus grand, m’adressant
d’abord aux fidèles catholiques puis à tous les hommes et femmes du monde.
Une Église toujours plus catholique
Pour les membres de l’Église catholique, cet appel se
traduit par un engagement à être toujours plus fidèles à leur être catholique,
en réalisant ce que saint Paul a recommandé à la communauté d’Éphèse : « Comme
votre vocation vous a tous appelés à une seule espérance, de même il y a un seul Corps et un seul Esprit; il y a un seul
Seigneur, une seule foi, un seul baptême » (Ep 4,4-5).
En fait, la catholicité de l’Église, son universalité,
est une réalité qui demande à être accueillie et vécue à chaque époque, selon
la volonté et la grâce du Seigneur qui nous a promis d’être toujours avec nous,
jusqu’à la fin des temps (cf. Mt 28,20). Son Esprit nous rend capables
d’embrasser tout le monde pour faire communion dans la diversité, en
harmonisant les différences sans jamais imposer une uniformité qui
dépersonnalise. Dans la rencontre avec la diversité des étrangers, des
migrants, des réfugiés et dans le dialogue interculturel qui peut en naître,
nous avons l’opportunité de grandir en tant qu’Église, de nous enrichir
mutuellement. En fait, où qu’il soit, chaque baptisé est un membre à part
entière de la communauté ecclésiale locale, un membre de l’unique Église, un
résident dans l’unique maison, un membre de l’unique famille. Les fidèles
catholiques sont appelés à s’engager, chacun à partir de la communauté dans
laquelle il vit, pour que l’Église devienne toujours plus inclusive,
poursuivant ainsi la mission confiée par Jésus-Christ aux Apôtres : « Sur votre
route, proclamez que le royaume des Cieux est tout proche. Guérissez les
malades, ressuscitez les morts, purifiez les lépreux, expulsez les démons. Vous
avez reçu gratuitement : donnez gratuitement » (Mt 10,7-8).
Aujourd’hui, l’Église est appelée à sortir dans les rues
des périphéries existentielles pour soigner les blessés et chercher les perdus,
sans préjugés ni peur, sans prosélytisme, mais prête à élargir sa tente pour
accueillir tout le monde. Parmi les habitants des périphéries, nous trouverons
de nombreux migrants et réfugiés, des personnes déplacées et des victimes de la
traite, auxquels le Seigneur veut que Son amour soit manifesté et Son salut
proclamé. « Les flux migratoires contemporains constituent une nouvelle “frontière”
missionnaire, une occasion privilégiée d’annoncer Jésus Christ et son Évangile
sans quitter son propre milieu, de témoigner de façon concrète de la foi
chrétienne dans la charité et dans un profond respect des autres expressions religieuses. La
rencontre avec les migrants et les réfugiés d’autres confessions et religions
est un terrain fécond pour le développement d’un dialogue oecuménique et
interreligieux sincère et enrichissant » (Discours aux Directeurs nationaux de
la pastorale des migrants, 22 septembre 2017).
Un monde toujours plus inclusif
C’est à tous les hommes et à toutes les femmes du monde
que s’adresse mon appel à marcher ensemble vers un nous toujours plus grand, à
recomposer la famille humaine, pour construire ensemble notre avenir de justice
et de paix, en veillant à ce que personne ne reste exclu. L’avenir de nos
sociétés est un avenir “en couleurs”, enrichi par la diversité et les relations
interculturelles. C’est pourquoi nous devons apprendre aujourd’hui à vivre
ensemble en harmonie et dans la paix. J’aime particulièrement l’image, le jour
du « baptême » de l’Église à la Pentecôte, du peuple de Jérusalem qui écoute l’annonce du salut immédiatement
après la descente de l’Esprit saint : « Nous sommes Parthes, Mèdes et Élamites, habitants de la
Mésopotamie, de la Judée et de la Cappadoce, de la province du Pont et de celle
d’Asie, de la Phrygie et de la Pamphylie, de l’Égypte et des contrées de Libye
proches de Cyrène, Romains de passage, Juifs de naissance et convertis, Crétois
et Arabes, et tous nous les entendons parler dans nos langues des merveilles de
Dieu » (Ac 2,9-11).
C’est l’idéal de la nouvelle Jérusalem (cf. Is 60 ; Ap
21,3), où tous les peuples se rassemblent dans la paix et l’harmonie, célébrant
la bonté de Dieu et les merveilles de la création. Mais pour atteindre cet
idéal, nous devons tous nous efforcer de faire tomber les murs qui nous
séparent et de construire des ponts qui favorisent la culture de la rencontre,
conscients de l’interconnexion intime qui existe entre nous. Dans cette
perspective, les migrations contemporaines nous offrent l’opportunité de
surmonter nos peurs pour nous laisser enrichir par la diversité du don de
chacun. Ensuite, si nous le voulons, nous pouvons transformer les frontières en
lieux de rencontre privilégiés, où le miracle d’un nous de plus en plus grand
peut s’épanouir.
Je demande à tous les hommes et à toutes les femmes du
monde de faire bon usage des dons que le Seigneur nous a confiés, afin de
préserver sa création et de la rendre encore plus belle. « Un homme de la
noblesse partit dans un pays lointain pour se faire donner la royauté et
revenir ensuite. Il appela dix de ses serviteurs, et remit à chacun une somme
de la valeur d’une mine ; puis il leur dit : “Faites-les valoir jusqu’à ce que
je revienne” » (Lc 19,12-13). Le Seigneur nous demandera de rendre compte de
nos actes ! Mais pour garantir que notre maison commune soit correctement
entretenue, nous devons nous constituer en un « nous » toujours plus grand,
toujours plus coresponsable, avec la ferme conviction que tout bien fait au
monde l’est pour les générations actuelles et futures. Il s’agit d’un
engagement personnel et collectif, qui prend en charge tous les frères et
soeurs qui continueront à souffrir tandis que nous cherchons à atteindre un
développement plus durable, équilibré et inclusif. Il s’agit d’un engagement
qui ne fait aucune distinction entre autochtones et étrangers, entre résidents
et hôtes, car il s’agit d’un trésor commun, et personne ne doit être exclu de
ses soins et bénéfices.
Le rêve a commencé
Le prophète Joël a prédit que l’avenir messianique serait comme une ère de rêves
et de visions inspirés par l’Esprit : « Je répandrai mon esprit sur tout être
de chair, vos fils et vos filles prophétiseront, vos anciens seront instruits
par des songes, et vos jeunes gens par des visions » (3,1). Nous sommes appelés
à rêver ensemble. Nous ne devons pas avoir peur de rêver et de le faire
ensemble comme une seule humanité, comme des compagnons de route, comme les
fils et filles de cette même terre qui est notre maison commune, tous frères et
soeurs (cf. Fratelli tutti, n. 8).
Prière
Père saint et
bien-aimé,
ton Fils Jésus nous a enseigné
que dans le ciel une grande joie éclate
quand quelqu’un qui était perdu
est retrouvé,
quand quelqu’un qui a été exclu, rejeté ou écarté
est accueilli de nouveau dans notre nous,
qui devient ainsi toujours plus grand.
Nous te demandons d’accorder à tous les disciples de Jésus
et à toutes les personnes de bonne volonté
la grâce de faire ta volonté dans le monde.
Bénis chaque geste d’accueil et d’assistance
qui place tous ceux qui sont en exil
dans le nous de la communauté et de l’Église,
pour que notre terre puisse devenir,
comme tu l’as créée,
la maison commune de tous les frères et sœurs.
Amen.
Rome,
Saint-Jean-de-Latran, 3 mai 2021,
Fête des Saints
Apôtres Philippe et Jacques
FRANÇOIS
_________________________________
https://eglise.catholique.fr
Bài viết khác
ĐỨC TÂN GIÁM MỤC ĐA MINH NGUYỄN TUẤN ANH - Lê Đình Thông
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông