Sống Trong
Sẵn Sàng Phục Vụ
LTS. Ngày 29.5.2016, tại đền thờ Thánh Phêrô.
ĐGH Phanxicô chủ sự thánh lễ Năm Thánh LTX
dành cho Phó Tế Vĩnh Viễn.
Sau đây là bài giảng của Ngài.
(Mặc Khải dịch. GXVN)
"Tôi tớ của Chúa
Kitô"
(Gl 1, 10).
C |
húng ta đã nghe thành ngữ này, qua đó thánh Phaolô
tông đồ nói về mình, khi viết cho giáo hữu Galát. Đầu thư, ngài đã tự giới
thiệu là "tông đồ", bởi thánh ý Chúa Giêsu (x. Gl 1, 1). Hai
từ ngữ, tông đồ và tôi tớ, đi cùng nhau, không bao giờ bị tách rời; cũng như là
hai mặt của một tấm ảnh tượng : người loan báo Chúa Giêsu được kêu gọi phải
phục vụ và kẻ phục vụ mới loan báo được Chúa Giêsu.
Chúa là Đấng đầu tiên đã chỉ dạy
cho chúng ta : Người là Lời của Chúa Cha, Người, là Đấng đi báo Tin Mừng cho
chúng ta (Is 61, 1). Người, bản thân là Tin Mừng (x. Lc 4, 18),
Người đã tự làm nô lệ cho chúng ta (Pl 2, 7), "Người đến không phải
để cho người ta phục vụ, mà để phục vụ"
(Mc 10, 45). "Người đã làm phó tế cho tất cả", một
Thượng Phụ Giáo Hội đã viết (Thánh Polycarpe, Ad Phil. V, 2). Cũng như
chính Người đã làm, chúng ta được kêu gọi trở thành những người truyền tin của
Người. Người môn đệ của Chúa Giêsu không thể đi trên một con đường khác với
Thầy, mà nếu muốn truyền tin thì phải bắt chước Người, như thánh Phaolô đã làm
: khao khát trở thành tôi tớ. Nói cách khác, nếu Phúc Âm hóa là
sứ vụ được trao cho mỗi người Kitô hữu trong phép Thánh Tẩy, phục vụ
chính là cách sống sứ vụ đó, cách duy nhất để làm môn đệ Chúa Giêsu. Là chứng
nhân của Người thì phải làm như Người : phải phục vụ anh chị em mình, không hề
chán Chúa Giêsu khiêm nhường, không hề chán cuộc đời Kitô giáo vốn là một cuộc
đời phục vụ.
Phải bắt đầu từ đâu để trở thành
"đầy tớ tài giỏi và trung thành" (x. Mt 25, 21) ?
Bước đầu tiên, chúng ta được mời
gọi sống tinh thần sẵn sàng phục vụ. Người tôi tớ mỗi ngày học
cách từ bỏ giữ tất cả cho mình và làm theo ý mình. Mỗi sáng phải tập cách hiến
tặng đời mình, tập cách nghĩ rằng mỗi ngày sẽ không còn là của mình, mà sẽ là
phải sống như một sự trao tặng chính mình. Người phục vụ, quả không phải là một
người lính canh tiếc rẻ thời gian của mình, trái lại, phải bỏ đi tính cách chủ
nhân thời gian trong ngày của riêng mình. Phải biết rằng thời gian mình sống
không thuộc về mình, mà là ân điển mình nhận được từ Thiên Chúa để cống hiến
lại cho người khác : chỉ có thế mới mang lại thành quả. Kẻ phục vụ không làm nô
lệ cho lịch trình mình đã đăt ra, mà phải ngoan ngoãn trong lòng, sẵn sàng để được
sử dụng vào những việc không có trong chương trình : sẵn sàng cho người anh em
và cởi mở với những bất ngờ, vốn không hiếm thấy và thường là những ngạc nhiên
thường nhật của Thiên Chúa. Người tôi tớ biết mở những cánh cửa thời gian và
không gian của mình cho kẻ thân cận và cũng cho ai gõ cửa ngoài thời khắc biểu,
dù là lúc đó có thể làm gián đoạn cái gì đang làm mình vui hay gián đoạn sự
nghỉ ngơi mà mình đáng được hưởng. Người phục vụ không để ý đến thời khắc biểu.
Điều làm tôi đau lòng khi thấy một thời khắc biểu, trong các giáo xứ : "Từ mấy giờ đến mấy giờ" Rồi thì
sao ? Cửa không mở, linh mục không có,
phó tế cũng không, không có cả các chức sắc giáo dân… Điều này đau lắm. Đừng
chú ý đến thời khắc biểu, phải có cái can đảm đó, can đảm bỏ qua những thời
khắc biểu. Như thế, anh em phó tế thân mến, khi sống trong tinh thần sẳn sàng
để được sử dụng, tác vụ của anh em sẽ không còn lợi lộc gì nữa và sẽ trở thành
sung mãn trong Phúc Âm.
Bài Phúc Âm ngày hôm nay cũng nói cho chúng ta về sự
phục vụ, chỉ cho chúng ta thấy hai người tôi tớ mà chúng ta có thể rút ra những
bài học quý giá : người đầy tớ của viên đại đội trưởng, được Chúa Giêsu chữa
lành, và chính viên đại đội trưởng, phục vụ cho hoàng đế. Những lời ông này
nhắn thưa với Chúa Giêsu, để Người đừng đến nhà ông ta, thật là đáng ngạc
nhiên, và thường là trái ngược với lời cầu nguyện của chúng ta : "Thưa
Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà
tôi" (Lc 7, 6) ; "tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp
Ngài" (c. 7); "chính tôi đây, tôi cũng dưới quyền kẻ khác" (c.
8)
Trước những lời này, Chúa Giêsu
thán phục ông ta. Lòng khiêm nhường lớn lao của viên đại đội trởng, sự hiền
lành của ông ta, đánh động Người. Và sự hiền lành là một trong những nhân
đức của các phó tế. Khi thầy phó thế hiền lành, thầy là tôi tớ và thầy không
tìm cách "bắt chước" các linh mục, không, thầy hền lành. Trước vấn đề
làm phiền thầy, đáng lẽ thầy có thể khó chịu và đòi hỏi được nhậm lời, tỏ lộ uy
quyền của thầy; thầy có thể kiên trì thuyết phục; kể cả ép buộc Chúa Giêsu đi
tới nhà thầy. Trái lại thầy hạ mình thành bé mọn, kín đáo, hiền lành, thầy
không lên giọng, và không muốn làm phiền người khác. Thầy vô hình chung hành xử
theo kiểu mẫu của Thiên Chúa, là Đấng "có lòng hiền hậu và khiêm nhường"
(Mt 11, 29). Quả vậy, Thiên Chúa là tình yêu, Người vì yêu thương mà đi
đến độ hầu hạ chúng ta; với chúng ta Người kiên nhẫn, ân cần, luôn sẵn sàng và
niềm nở, Người đau buồn vì lỗi lầm của chúng ta và tìm đường để cứu giúp chúng
ta và làm cho chúng ta tốt lành hơn.
Đó cũng là những nét hiền hậu và khiêm nhường
của sự phục vụ Kitô giáo, vốn là noi gương Thiên Chúa khi phục vụ người khác
: đón tiếp họ với tình yêu thương kiên nhẫn, thông cảm với họ không chán nản,
làm sao để họ cảm thấy được tiếp nhận, vào trong nhà, trong cộng đoàn Giáo Hội,
nơi không phải người chỉ huy là người lớn nhất mà chính là người phục vụ (x. Lc
22, 26).
Và không bao giờ quở phạt, không
bao giờ. Như thế, anh em phó tế thân mến, trong sự hiền hậu, ơn gọi thừa tác vụ
đức ái của anh em sẽ chín mùi.
Sau thánh Phaolô và viên đại đội
trưởng, trong các bài đọc phụng vụ ngày hôm nay, còn có người đầy tớ thứ ba, kẻ
được Chúa Giêsu chữa lành. Trong đoạn văn, ta thấy anh ta rất được chủ thân quý
và anh ta bị bệnh, nhưng không biết bệnh nặng của anh ta là bệnh gì (c. 2).
Cách này hay cách khác, chúng ta cũng có thể nhận thấy chính mình trong người
tôi tớ đó. Mỗi người trong chúng ta đều rất là thân quý đối với Thiên Chúa,
được yêu thương và được Người tuyển chọn và được kêu gọi phục vụ, nhưng nhất là
cần được chữa lành trong nội tâm. Để có khả năng phục vụ, chúng ta cần có sức
khỏe của con tim : một con tim được Thiên Chúa chữa lành, một con tim cảm thấy
được tha thứ và không bị khép kín, cũng không cứng cỏi. Thật là có ích cho
chúng ta, mỗi ngày cầu nguyện để được như thế, cầu xin được Chúa Giêsu chữa
lành, được giống như Người, Đấng "không gọi chúng ta là tôi tớ nữa, mà
là bạn hữu" (x. Ga 15, 15).
Các phó tế thân mến, anh em có thể
cầu xin mỗi ngày ơn này trong kinh nguyện, một kinh trong đó trình bầy những
đau buồn, những bất ngờ, những mệt mỏi và những hy vọng của anh em : một kinh
nguyện đích thực, đem cuộc đời đến với Chúa và đem Chúa vào cuộc đời. Và khi
anh em chuẩn bị Bàn Thánh, anh em sẽ thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu; Đấng
hiến thân cho anh em để anh em hiến mình cho người khác.
Như thế, sẵn sàng để được sử dụng
trong cuộc đời, hiền hậu trong lòng và liên lỉ đối thoại với Chúa Giêsu, anh em
sẽ không còn sợ làm tôi tớ cho Chúa Kitô, gặp gỡ và đụng vào da thịt của Chúa
trong những người nghèo của thời đại ngày hôm nay.
Librairie éditrice du Vatican
Mạc Khải phỏng dịch từ bản tiếng Pháp
của Zenit
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang