Phỏng vấn VOA (ngày 07/08/2017):
VOA (Hoài Hương) : Đức và Pháp là hai nước lãnh đạo EU, liệu xích mích ngoại giao giữa
Đức với Việt Nam có tác động tiêu cực đến quan hệ Việt Nam-EU?
LĐT :
Hiệp định Maastricht và hiệp định Lisbonne quy định chính sách ngoại giao và an
ninh chung, viết tắt là PESC (Politique
étrangère et de sécurité commune) nhằm bảo vệ các giá trị và quyền lợi căn bản, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố chế độ
dân chủ, Nhà nước Pháp quyền, Nhân quyền và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Trong vụ Trịnh Xuân Thanh, Hà Nội đã vi phạm trắng trợn tất cả các nguyên tắc vừa
kể. Hiệp nước Maastricht 1992 cho phép Liên hiệp có tiếng nói duy nhất trong quan hệ quốc tế.
Nếu
chính phủ Đức yêu cầu, Cao ủy Ngoại giao và An ninh của Liên hiệp có thể thụ lý
hồ sơ và đưa ra các biện pháp chế tài thích hợp.
VOA :
Báo chí, dư luận ở Pháp nói chung có chú ý tới vụ Trịnh Xuân Thanh không?
LĐT :
Báo chí và dư luận Pháp tỏ ra rất quan tâm đến vụ việc này. Dưới hàng
tít : ‘‘Khủng hoảng ngoại giao giữa
Berlin và Hà Nội sau vụ bắt cóc một người Việt Nam ở Đức’’, nhật báo Le Monde
viết như sau : Nhà cầm quyền Đức quả quyết không còn nghi ngờ gì nữa về việc
tình báo Hà Nội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Nạn nhân là cấp ủy đảng cộng
sản Việt Nam, hiện bị thất sủng.
Nhật báo Libération số ra
ngày 03/08/2017 loan tin chủ nhật 23/07, trong khi đi dạo trong công
viên Tiergarten, không xa phủ thủ tướng, Trịnh Xuân Thanh bị các phần tử vũ trang đột nhập, hành hung rồi dúi đầu vào xe mang bảng số ngoại giao rồi phóng đi mất hút. Sự việc này đã gây ra khủng hoảng
ngoại giao nghiêm trọng giữa Đức và Hà Nội.
Ngày 24/07, Trịnh
Xuân Thanh 51 tuổi, bị cáo buộc làm thất thoát 125 triệu Mỹ kim trong Tổng công
ty cổ phần lắp ráp dầu khí, ông đã làm thủ tục
xin tỵ nạn chính trị tại Sở Di trú và Tỵ nạn Liên bang. Thứ hai 31/07, báo chí
Hà Nội loan tin Trịnh Xuân Thanh tự ý ra đầu thú. Luật sư Victor Pfaff phản bác lập luận này, cho rằng
không khi nào Trịnh Xuân Thanh lại ra đầu thú vì biết rằng chính quyền Hà Nội
không tôn trọng luật pháp.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Đức còn cho biết bên lề
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hambourg, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Đức cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Hà Nội.
Bộ Ngoại giao Đức đã yêu cầu Hà Nội có các biện pháp
cần thiết cho phép Trịnh xuân Thanh sớm trở lại nước Đức.
VOA : Hậu
quả của vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ ra sao ?
LĐT :
Sau khi đã điều tra, Bộ Ngoại giao Đức đã kết luận là ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.
Chính quyền Đức yêu cầu nhân viên
tình báo Việt Nam phải rời khỏi Đức trong vòng 48 tiếng đồng hồ.
Ngày 01/08, ngoại trưởng Đức đã yêu cầu đại sứ Việt Nam tại Berlin đến bộ
ngoại giao để làm sáng tỏ vấn đề.
Bài viết khác
Tổng Thống Macron Thị Sát Tiến Trình Tái Thiết Nhà Thờ Đức Bà Paris - Lê Đình Thông
Giáo Hội Nhật Bản - Lm FX Hồng Kim Linh PSS
ĐTGM Michel AUPETIT Cử Hành Nghi Lễ Rửa Chân Trong Nhà Thờ Đức Bà Paris Hồi Sinh - Lê Đình Thông
Thánh Giuse, Quan Thầy Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam - Lm Giuse Hoàng Minh Thắng
ĐTC Phanxicô : Vị Mục Tử Nhân Lành Che Chở Đàn Chiên Khỏi Bầy Sói DAECH - Lê Đình Thông
05/03 : ĐTC Tông Du IRAK Và Sự Tích Cây Sồi FATIMA - Lê Đình Thông
ĐTC Phanxicô Đảm Bảo Nguyên Tắc Độc Lập Của Hệ Thống Tư Pháp Toà Thánh - Lê Đình Thông
THÁNG 11/2021 ĐTC PHANXICÔ TÔNG DU NƯỚC PHÁP - Lê Đình Thông
Sứ điệp Mùa Chay 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Toà Thánh Cải Tổ Sâu Rộng Hệ Thống Tư Pháp - Lê Đình Thông
ĐTC Phanxicô Tuyên Bố Sẽ Chích Ngừa COVID-19 - Lê Đình Thông
ĐHY George Pelle Tiên Đoán Đức TGM Paris Michel AUPETIT Sẽ Là Giáo Hoàng - Lê Đình Thông
Năm Thánh Giuse 8/12/2020 - 8/12/2021
Chủ Mưu và ba Tòng Phạm Sát Hại Cha Hamel Ra Trước Toà Đại Hình - Lê Đình Thông