PHẠM
HUY MỸ sưu tầm
LTS. Báo Giáo Xứ
Việt Nam chân thành cám ơn Anh Phạm Huy Mỹ đã có công sưu tầm về Phong tục lễ Giáng Sinh
N |
gày nay, mỗi dịp lễ Giáng Sinh, chúng ta có thói quen
làm việc này việc nọ, bắt chước người ta. Nhưng không hiểu từ đâu ? Mấy trang sau sưu tầm phong tục Lễ
Giáng Sinh, với nguyện xin Chúa chúc lành : Giáng Sinh chan hòa an bình, vui
tươi và hạnh phúc.
Ở đây xin góp nhặt đôi nét về : Mùa Vọng, Mùa Giáng
Sinh và các nơi mừng lễ ra sao?
MÙA VỌNG
Ý nghĩa. Mùa Vọng mang ý nghĩa cho 4 tuần: hoán cải, lắng nghe,
canh thức và niềm vui. Cử hành phụng vụ qua mầu sắc và thời gian.
Phụng Vụ. Phẩm phục tím, có ý nghĩa hoán cải. Trong Lễ không có
kinh vinh danh, nhưng có alleluia.
Bài đọc 1: Các ngôn sứ, liên quan đến chuẩn bị Thánh vịnh:84,
thứ tha và xin dẫn đưa
Bài đọc 2: Thư Thánh Phaolô gửi Roma hay thư Giacobê.
Phúc Âm : Thức tỉnh của Luca hay Mattheu
Ba tuần lễ đầu : Ngày trở lại lần thứ 2 của Thiên
Chúa. Tuần 4 (17-23.12) : Đón chờ ngày Chúa Giáng Sinh
Vòng hoa. Cổ xưa, vòng cây thông xanh chỉ chiến thắng. Hình tròn
có hoa chỉ tình yêu Chúa dành cho ta.
Không bao giờ thay đổi, như thông xanh quanh năm.
Ba cây nến màu
tím, một màu hồng . Số 4 tượng trưng cho
4 ngàn năm mong đợi Chúa đến. Hy vọng. Ba Chúa Nhật (1,2 và 4) đốt 1 cây màu
tím: xám hối, khao khát và phấn khởi. Riêng Chúa Nhật thứ 3 nến màu hồng: hân
hoan chờ đợi. Cây nến trắng lễ Giáng Sinh được thắp sáng, nhắc nhở: đón nhận và
đem ánh sáng đích thực của Chúa cho nhân loại.
MÙA
GIÁNG SINH.
Ý nghĩa chữ Noel
và Merry Christmas. Lễ Giáng Sinh là
ngày 25.12, gọi là ‘‘Lễ Chính Ngày”, còn lễ Đêm 24.12, là ‘Lễ Vọng’’. Từ thế kỷ
IV người ta đã mừng ngày kỷ niệm này.
Bên Nga mừng vào 7.1. Chữ Noel có gốc Latinh là Natalis, là ngày sinh. Mãi đến 1699
cách nói ‘‘Merry (hay Happy) Christmas’’ mới được nói tới. Merry (Happy) là
vui, Christ là con chiên của Chúa. Christ là ‘Đấng chịu sức dầu’’, Mas là ‘‘Lễ’’. Viết tắt là Xmas. Chữ Noel còn
manh ý nghĩa, Emmanuel
Thánh Alexadria
(150-215) nói đến lễ đặc biệt vào 20.12.
Người La Mã mừng Thần Mặt Trời vào 20.12. Đến 312, hoàng đế La Mã bỏ lễ Mặt Trời
thay vào Sinh Nhật Chúa Giêsu. Đến 354 ĐGH Liberius công bố 25.12 là Lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu.
Thiệp Giáng Sinh. Từ 1843, ông Henry Cole (1808-1882),
thương gia Anh, nhờ họa sỹ John Callcott Horsley (1817-1903), London, vẽ 1 thiệp
Noel đầu tiên thật đẹp, sau in ra 1000 gửi
tặng bạn bè. Trong 10 năm liên tiếp loại thiệp này thịnh hành ở Anh. Đến 1846,
chính phủ Anh cho phép gửi thư đi bất cứ đâu với giá rẻ. Không bao lâu, trào lưu
gửi thiệp ồ ạt bùng phát, lan qua Đức. Và 30 năm sau Mỹ mới chấp nhận. Năm
1940, thiệp mới có hình Ông già Noel. Ngày nay khắp nơi là dịch vụ thương mại,
thu nhập cao.
Quà Giáng Sinh (và trong bít tất). Quà là biểu tượng tình yêu gia đình. Khi Chúa sinh ra có 3 đạo sỹ
đem vàng, trầm hương và mộc dược dâng tặng. Mục đồng và người dân chung quanh
đem hoa quả đến tặng. Sau này, theo truyền thuyết, Ông già Noel leo qua ống khói
bỏ quà cho trẻ con. Còn quà trong bít tất do tương truyền: Gia đình kia, có 3
cô gái nhà nghèo không có chàng trai nào ròm ngó, giám mục Myra thương xót mới
đem tiền vàng thả xuống ống khói nhà 3 cô. Chẳng may tiền rơi trúng bít tất của
các cô, móc phơi, bên lò sưởi. Các cô mừng quá. Truyện thần kỳ lan truyền, ai
và trẻ em cũng muốn may mắn. Nhân cơ hội này, gia đình đặt quà trong bít tất,
mong con ngoan và học giỏi. Từ đó, có tục, trẻ em treo bít tất cạnh lò sưởi để
Ông Già Noel bỏ quà vào.
Hang Đá Máng Cỏ. Phát xuất từ thành Phanxicô làm hang đá đầu tiên, vào
thế kỷ 13. Trong hang đá đặt tượng Đức Mẹ, Thánh Giuse và Chúa Hài Đồng, các mục
đồng, chiên bò… và Ba Vua, thêm ông sao trên mái với hàng chữ, do các Thiên Thần
loan báo: ‘‘Vinh danh Thiên Chúa trên Các
Tầng Trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm’’. Cất hang đá thường vào
sau lễ Hiển Linh (còn tuỳ nơi).
Cây thông Noel. Từ thứ kỷ 16, nguồn gốc cây Noel có từ nước Đức. Loại
cây sống trong khí hậu khắc nghiệt, vẫn giữ vẻ mạnh mẽ, xanh tươi quanh năm,
vươn cao. Rồi, cây thông xuất hiện thường xuyên lễ hội xã hội và cộng đoàn tôn
giáo, thành ‘‘cây Noel’’. Qua thế kỷ 19, cây Noel xử dụng rộng rãi ở Anh, lan qua
Đức (1820) Đức đem qua Hoa Kỳ. Nay, trên cây Noel có giây kim tuyến… chiếu sáng
đủ màu. Cây thông tượng trưng hy vọng, đầy sức sống cho năm mới.
Cây Tầm Gửi và cây Orô. Hai trăm năm trước khi Chúa sinh ra, người ngoại dùng cây ‘’Tầm Gửi’’ trang hoáng nhà cửa. Người ta tin loại cây này chữa bệnh đàn bà hiếm muộn. Sau, dùng trang trí nhà thờ dịp Noel.
Cây Trạng Nguyên (Poinsettias). Cây ‘‘Trạng Nguyên’’ (hoa đỏ) được đặt tên của Joel Poinsett, đại sứ Mỹ ở Mahico đem cây này về Mỹ, 1882. Người Mehico coi cây này biểu tượng ngôi sao ở Bethelem. Theo truyền thuyết: có em bé đem cành lá này đến tặng Chúa Hài Đồng, bị bạn bè cười chê. Đến khi em đặt dưới chân Chúa, thì cành lá hóa ra hoa đỏ rực rỡ xinh tươi.
Đèn sao 5 cánh . Tương truyền, có ngôi sao sáng rực trên trời đêm Chúa
sinh ra, tận Iran hay Syria cũng nhìn thấy. Rõ nhất là ngôi sao dẫn Ba Đạo Sỹ từ
xa đến dâng lễ vật.
Chiếc gậy kẹo trắng đỏ. Vào 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ nghĩ cách làm loại kẹo cho có vẻ Giáng Sinh. Ông mới kéo dài, uốn cong thỏi kẹo thành hình cái gậy. Gậy kẹo, theo ông là biểu tượng tình yêu và tình yêu Chúa Hài Đồng. Màu Trắng biểu hiện trong trắng vô tội của Chúa Hài Đồng. Ba sọc đỏ nhỏ tượng trưng cho Ba Ngôi Thiên Chúa. Và thêm sọc đậm, máu Chúa đổ ra cho loài người. Khi nhìn vào cái móc, giống gậy chăn chiên, và như chữ J tên Chúa Jesus.
Chợ Noel (Marché de Noel)
họp trên đường phố, từ mùa Vọng kéo dài tới 23.12. Sản phẩm gồm : Rượu vang
nóng, xúc xích, bánh mỳ kiểu Noel, cây thông. Ở Pháp đã có từ Strasbourg, (năm 1434),
rồi thêm Colmar (1570) và Reims. Sau lan qua Đan Mạch (Amsterdam), Copenhaben), Đức (Dresden, Berlin, Frankfurt,
Jena), Anh (Birmingham) Áo (Vienne), Sec (Prague) Bỉ (Brussel), Hoa Kỳ
(Chicago) Hungary (Budapest) Romanie (Sihiu)
Bữa ăn Réveillon phát xuất từ Alsace, Pháp vào đêm NoeL hay Đêm Giao Thừa
Dương Lịch. Bữa ăn có: cá chép, con hào, gà tây (hay ngỗng) và thịt heo. Tập tục
gà tây do nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập vào Mehico
Bài hát Giáng Sinh.
Bài dân ca “Jingle bell’’ của Mỹ, thơ của Carl Sandburg,
nhạc của J. Pierpont sáng tác, không phải là sáng tác cho Noel. Mà là bài
“Silent Night, Holy Night” của Linh Mục Joseph Mohr, người Đức, sáng tác sau cuộc chiến Đức-Áo-Phổ. Bài hát được dịch ra hơn 100 thứ tiếng. Tiếng Việt là
“Đêm Thánh Vô Cùng” của Hùng Lân.
.
Chuông Giáng Sinh. Theo Á châu, rồi truyền qua Âu châu, tiếng chuông
báo hiệu vui buồn. Tây Ban Nha, nước đầu tiên kéo chuông nhà thờ, vào nửa đêm,
mừng Chúa Giáng Sinh.
Nến Giáng Sinh. Ba truyền thuyết, kể :
1) Martin Luther là người đầu có sáng kiến thắp nhiều nến
trên cành cây thông mùa Noel. Khi về nhà, trong mùa đông, gần Noel, ông sững sờ
thấy trên cành thông trước cửa nhà rung rinh ánh sao. Vào nhà, ông dùng nến gắn
lên cành cây thông trong nhà, tượng trưng cho ngôi sao trên hang Be Lem.
2) Một bé trai bị lạc trong đêm Giáng Sinh, nhờ áng
sáng phòng của mẹ, em tìm về được nhà.
3) Đức Mẹ và Thánh Giuse tìm ra nơi trú ngụi, nhờ đi
theo ánh sáng hắt ra từ hang bò lừa.
Thánh Nicolas (280-343, 63 tuổi) lễ kính 6.12. Là Giám Mục giáo phận Myra,
Thổ Nhĩ Kỳ. Nicolas đẹp lão, hay mặc áo đỏ viền trắng, râu dài, tóc bạc. Bị tù
10 thời đế quốc La Mã, năm 23 tuổi. Dịp Noel hay mang trên lưng bao lớn kẹo, đến
từng nhà, phân phát cho trẻ em.
Nhà văn Jeemy Seal, trong tác phẩm : Nicolas: The Epic
Journey from saint to Santa Claus, nhà Xb Bloomsbury, đã nghiên cứu cho rằng Thánh
Nicolas trở thành Ông già Noel, Thánh Nicolas và ông Già Noel là một, như
sau: Thánh Nicolas là vị thánh giầu lòng
bác ái, có biệt hiệu: ‘’người giúp đỡ’’ tất cả mọi người. Như: 1) Một người bị
tử hình, trong giấc mơ, Thánh báo mộng, đến an ủi và giải thoát. 2) Một con tàu
chòng chèng sắp chìm, chở thực phẩm đến giúp thành phố Myra, các người trên tàu
cầu xin với Ngài, Ngài đến cứu, sóng yên. Tàu đến nơi bình yên. 3) Cho sống lại
3 đứa trẻ trai, nghèo, đói lạnh, xin ăn, bị chủ quán bằm làm thịt, ướp
bán cho khách. Chủ quán hối lỗi. Thánh còn cho thêm tiền
sinh nhai. 4) Hỗ trợ người chăn cừu bảo khỏi sói rừng. 5) Bảo vệ các căn nhà khỏi
bị cháy rụi. 6) Vì thương ông bố có 3 con gái, không có của hồi môn, Thánh nhân
ném qua cửa sổ gia đình này 3 gói vàng, giúp ông bố cho con lấy chồng. (danchua.eu
online. 12.2018)
Khắp Nơi Mừng Lễ Giáng Sinh
Mỗi nước có tập quán khác nhau, mừng Lễ Giáng Sinh.
1.Châu âu nghỉ có lương vào 25.12. Gia đình xum họp vào đêm
24.12, réveillon, trao quà và cùng đi Lễ. Ở Anh trao quà vào 26.12.
2.Hà Lan: Lễ hội bắt đầu
mùa Vọng, 6.12, lễ thánh Nicolas, Bổn mạng.
3..Hoa Kỳ : Dịp xum họp gia đình, sau
lễ ‘Tạ Ơn’’. Dân chúng buôn bán, mua sắm cho dịp Giáng Sinh.
4. Hungary : Người công giáo ăn chay 1 ngày, 24.12 (chỉ ăn táo, hạnh
nhân, mật ong với tỏi, súp cá hay bắp cải). Ăn đứng, dưới chân bàn ăn trải rơm.
3. Nga: Mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 7.1 (theo lịch Julius, từ
thế kỷ 16). Ông Già Noel mặc áo xanh có công chúa Tuyết Trắng đi theo. Là lễ
nghỉ hơn lễ tôn giáo. Người lao động được nghỉ 10 ngày. Trẻ ngoan sẽ được tặng đồ chơi, bánh kẹo, trái cây. Trẻ không ngoan
bị phạt.
4. Nhật :Khắp nơi chăng đèn gọi là Illuminatin. Hành Lang
Tokyo Millenario, dài 800 mét, màu sắc thật đẹp. Mừng lễ không có màu sắc tôn
giáo.
5. Ireland: Dân chúng thắp nến trên cửa sổ như mời vị thánh nào
vào nhà. Người nào qua đường mệt mỏi dừng chân trước cửa nhà có đèn trên cửa sổ,
được chủ nhà mời vào ăn tối, nghỉ đêm, dịp
Noel.
5. Italy: Tối 24. 12, bữa cơm có: Cá, rau cardoni, bánh kem pastry,
phó mát. Nến cháy giữa bàn. Bà Noel tên là Strega Buffana, thăm trẻ em, chứ
không phải Ông. Trẻ em kể truyện về lễ.
6. Áo : Từ 6.12, Ông Già Noel bắt đầu phát kẹo, hạt dẻ và táo.
Đêm 24.12, nhân vật tý hon tên Kristkindi mang quà và cây thông tới. Khi nào có
chuông reo, trẻ em mới bước vào phòng,
có sẵn bánh kẹo.
7. Mehico : Thay vì trang trí bằng cây thông, người ta dùng cây
‘’trạng nguyên’’. Trẻ em mong, từ 6.1, có vị Thánh nào đó mang quà đặt vào bít
tất. Người lớn trẻ em hóa trang theo nhân vật Giáng Sinh, ca múa, diễu hành đến
ngôi nhà chọn sẵn, nghỉ chân, lễ và ăn cơm chung.
8. Đan Mạch: Khi trẻ em trong nhà đã sẵn trang hoàng cây thông, bánh kẹo,
thì cả nhà cùng nhảy, hát thánh ca Giáng Sinh, quanh cây Noel.
9.
Ba Lan : Đêm 24.12, chờ
có ngôi sao trên trời xuất hiện mới được ngồi vào bàn ăn. Bữa ăn 12 món, tượng
trưng cho 12 tháng: súp cá, củ cải đỏ, cá, gà tây. Chủ nhà bẻ bánh có hình
Giáng Sinh đãi khách mời. Số lượng dĩa dọn chỗ ngồi dự tiệc bao giờ củng lẻ
(5,7,9…)
10.Anh : Giáng Sinh trong 3 ngày: Christmas Eve (24.12),
Christmas Day (25.12) và Boxing Day (26.12). Sáng 25.12 mới quan trọng gia đình
xum họp tặng quà. Không ăn vào đêm 24 mà vào chiều 25.12. Gà tây là món chính.
11.Phần Lan: Đi tắm hơi trước
khi Ông Già Noel tới. Bữa ăn gia đình đêm Noel: Thịt heo đút lò, khoai tây nghiền,
cá saumon, cháo đặc. Ông già Noel luôn đi cửa chính. Sau khi đi lễ nhà thờ, dân
rhúng rủ nhau viếng nghĩa trang. (Youtube 5.12.2018
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang