PHONG
TRÀO FOCOLARE
N |
gày nay, nhiều tổ chức công giáo,
khiêm tốn không mang tên ‘‘truyền giáo’’. Nhưng hoạt động tông đồ truyền giáo mạnh,
dùng gương sáng và phục vụ, đem lại kết quả to lớn, ảnh hưởng tới mọi tầng lớp.
Xin có đôi nét về Phong trào Focolare (Tổ Ấm) do chị Chiara Lubich
(Ý,1920-2008) thành lập, thực hiện một thế giới hiệp nhất, qua tinh thần sống
bác ái. Châm ngôn phát xuất từ câu : ‘‘Xin cho chúng con nên một như con
trong Cha và Cha trong Con’’. (Ga 17,21). Phong trào còn có tên: ‘‘Tổ Ấm Mẹ
Maria’’ hay ‘‘Công trình Mẹ Maria’’. Chữ Focolare từ tiếng Ý là ‘‘Tổ ấm gia
đình’’
Tầm mức nhỏ bé của hạt cải
Hiện nay Phong trào có khoảng
200.000 thành viên trong 182 nước và hơn 5 triệu người liên kết với Phong trào.
Thành viên thuộc giáo hội và tôn giáo khác nhau, như Công giáo, Tin Lành, Chính
Thống, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn giáo...Mở rộng không phân biệt tuổi tác, gia cảnh, tín ngưỡng. Như lời chị
Chiara Lubich mong : Từ 2000 nam nay, Đức Giêsu kêu gọi đặt Thiên Chúa vào chở
quan trọng trong cuộc sống. Và Người tha thiết ước muốn cho giới răn mới được
thực hiện giữa họ : ‘‘Các con hãy yêu thương nhau, như Thày yêu các con’’ (Ga
15,12). Điều tiêu biểu cho Kitô Giáo không phải là công việc vĩ đại, không phải
là kiến thức, cũng không phải các phép lạ. Nhưng khi chúng ta yêu thương nhau
thì thế gian sẽ tin.
Năm 1943, Chị Chiara 23 tuổi, đã
dâng hiến đời cho Chúa. Giữa những đổ nát của thế chiến thứ 2. Một nhóm thiếu nữ
qui tụ bên chị, dưới hầm trú bom đạn. Những câu đánh động : Các con hãy yêu
nhau như Thày yêu các con (Ga 15,12). Ở đâu có hai hay ba người nhân danh Ta họp
lại, thì Ta ở giữa họ (Mt 18,20). Kinh nghiệm là tình yêu lẫn nhau liên kết
thành tình yêu hiệp nhất, cần gặp gỡ và chia sẻ giữa nhau, làm con người cảm
nghiệm được Chúa Kitô, sống liên kết chị em.
Thời gian đầu, Chiara có bạn gái
rất thân, chiến tranh, đảo lộn. Chiara đang mê triết học, bỏ học, còn cô gái
kia có hôn phu đi lính, không về. Trong vùng, có nhiều cô khác, trẻ nhất 15 tuổi,
đều thấy mong ước thành mây khói. Họ thường gặp nhau và cùng nhận định ‘‘Mọi sự
đều phù hoa giả trá và tất cả đều qua đi’’. Cuối cùng, được soi sáng, các thiếu
nữ này đã tìm ra chân lš : Thiên Chúa hàng có đời đời. Họ nghĩ, dù ở dưới
hầm trú, họ cũng có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Không có đâu an toàn. Phải tìm
tới Chúa, chỗ nào mà chả được.
Mỗi khi có báo động nguy biến, họ
kéo nhau đi tìm nơi trú ẩn. Mỗi ngày nhóm này chạy vào hầm trú ẩn tới 12 lần.
Mỗi lần họ mang theo cuốn Phúc
Âm. Có lần họ đọc thấy câu ‘‘Không phải kẻ nào thưa với Ta, lạy Chúa, lạy
Chúa, mà được vào Nước Trời, nhưng là ai thực hiện ý của Cha Ta trên trời ’’.
Năm 1949, nhóm nòng cốt, 15 người,
cùng với Chị Lubich lên núi Dolomite tĩnh tâm, một thời gian. Tránh tiếp xúc với
dân chúng. Họ dựng một mái nhà nghèo hèn, nhỏ ở miền sơn cước. Trong ngày, dành
giờ suy ngẫm trước Thánh Thể. Ân sủng
cho một ngày bắt đầu từ đây. Mỗi ngày trước khi dự và rước lễ, chị em tự hỏi :
« Nếu ngươi đang dâng lễ vật trên bàn thờ mà chợt nhớ rằng anh em có điều
bất hòa với ngươi, thì hãy để của lễ đây, mà đi làm hòa với anh em trước, rồi
hãy đến dâng lễ vật ».
Trước tiên, các Chị đến một vài
miền núi quanh vùng, và thấy người ở thung lũng ngày càng đông. Có đủ những bà
mẹ trẻ, còn cha mẹ, đông thanh niên và trẻ em. Những năm sau, các chị thuê những
biệt thự trong thành phố để tiếp đón những người đến dự đại hội. Cuộc họp thường
niên năm 1951, như đại hội. Luật căn bản và duy nhất để thu nhận vào sống cộng
đoàn là bác ái, ở đây, tất cả phục vụ lẫn nhau, chịu đựng dù thuận lợi hay
không. Năm 1952, 1953, và 1954 có nhiều linh mục đến tham dự. Năm 1955, đại hội
đầu tiên đặt tên là « Mariapolis ». Năm sau, có mặt đủ đại diện 5
châu. Đông người, khởi sắc và tinh thần dâng cao. Để dễ liên lạc, phong trào đã
quyết định xuất bản tờ báo định kỳ mang tên « Citta nuova » (Thành Phố
Mới, Nouvelle Cité, New City, Neue Stadt), và 25 nhà xuất bản cho nhiều ngôn ngữ.
Năm 1957, « Mariapolis »
được nhiều giám mục đến dự, khuyến khích, và sự có măt các Giám Mục như có bầu khí mới sống động trong Giáo Hội.
Năm 1958, cuộc triển lãm quốc tế của phong trào, giới thiệu những « công
trình của Thiên Chúa ». Từ năm này, Phong trào lan ra kháp nước Ý, và mở rộng
qua Đức, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Anh
Đến năm 1959,
« Mariapolis » có 27 đại diện quốc gia vở dự, giống như hoa nở rộ, và
trở thành kiểu mẫu của « thành phố Mẹ Maria », mà phong trào muốn góp
phần xây dựng khắp nơi trên thế giới. Từ đây, kết quả rõ rệt là sau đại hội, có
nhiều người trở lại đạo. Họ trở lởi trong tiếng khóc, vì cuộc đời đã đổi mới
hoàn toàn. Đại hội đã thức tỉnh ơn gọi trong tâm hồn, gieo rắc tinh thần muôn
phương. Mười năm đầu, đại hội ở Dolomites. Sau đó, đại hội ngắn hạn khác tổ chức
tại Chili, Đại Hàn, Úc, Paraguay, Phi Luật Tân, Hoa Kỳ ...
« Lời Ban Sự Sống »
Phúc Âm đã cống hiến những
« Lời Ban Sự Sống », Lời có sức mạnh biến thành sự sống. Chị Chiara
quả quyết trường hợp Phúc Âm có thể bị tiêu hủy. Nhưng người khác có thể nhìn
vào người sống Phúc Âm mà viết lại Phúc Âm. Phúc Âm đã được các chị sáng lập ôm
ấp, như kho tàng quí giá, sống và đem ra áp dụng mọi trường hợp. Linh đạo của
Phong trào.
Căn bản là những thành viên trẻ sống
Phúc Âm, theo cách thức như sau : Mỗi tháng, mỗi thành viên và bạn hữu chọn và
sống theo một câu trong Thánh Kinh. Thường là câu trong lễ Chúa Nhật. Đến khi hội
học chung, họ đưa ra chia sẻ kinh nghiệm đã sống. Những lời dẫn giải và chia sẻ
của Chị Lubich đã đóng thành tập mang tên « Lời Sống », phổ biến trên
báo chí, radio và dịch ra 99 thứ tiếng, ấn hành hàng tháng, trên 3 triệu bản.
Nội trong vài tháng đầu, tại
Trento, có đến 500 người sống Phúc Âm. Phúc Âm tự bản chất nối kết những thành
viên với nhau. Toàn bộ Phúc Âm trở thành đề tài suy ngẫm, thành qui luật sống của
nhóm khởi xướng. Điều liên kết họ với nhau là đức tin và cảm nghiệm Thiên Chúa
là tình yêu. Họ đọc Kinh Thánh và cố gắng hướng cuộc sống theo Lời Kinh Thánh,
mở lòng trí.
Sau Phúc Âm, hạnh các thánh cũng
là phương tiện giúp thánh hóa những người đi trước của Phong trào. Các thánh đã
thực hiện kinh nghiệm tình yêu Chúa Kitô. Là kitô hữu chân chính, các thánh đã
cảm nghiệm được tình yêu này khi còn sống. Mỗi vị thánh có vẻ và cá tính riêng,
nhưng tất cả tìm ra tình yêu Chúa trong dấn thân phục vụ anh em. Thánh Clara
d’Assie, sau khi cầu nguyện lâu giờ trước Thánh Giá Chúa. Mặt ngài rực sáng như
nhìn thấy gương mặt đau khổ của Chúa trên Thánh Giá. Thánh nữ đã nói với bạn bè
về thiên đàng. Thánh Bonaventura, trong cuốn ''Tình Yêu Chúa Thôi Thúc''
(Stimulus of Divine Love) đã dạy rằng: Đến với Trái Tim Chúa Giêsu, lò lửa yêu
mến, trước hết phải đi qua các thánh tích của Ngài. Thánh Catherine de Sienne
viết : Phải qua đau khổ mới có thể bừng cháy với tình yêu Chúa. Các bạn hãy mặc
lấy Máu Thánh, hãy tắm gội Máu Thánh, hãy ngụp lặn trong Máu Thánh, hãy đắm
chìm trong Máu Thánh, và hãy say mê trong Máu Thánh.
Chúa ở giữa Chúng ta
Nhóm khởi xuởng đưa mắt nhìn xa:
Khắp nơi, từ những miền truyền giáo đến những vùng Tin Mừng mặc khải cho con
người Đấng Tạo Hóa. Chúa Giêsu nói:
« ở đâu có hai hay ba người họp lại vì Danh Ta thì Ta sẽ ở giữa họ (Mt
28,20). Chúa không chỉ định loại nguời nào, từ ''hai, ba'' có nghĩa vô định, và
bất cứ ai. Họ là tội nhân thống hối, góa phụ, trẻ em, trí thức, hay trưởng
thành ... hiệp nhất với nhau nhân danh Ngài. Sự hiện diện của Chúa đã lướt thắng
mọi đau khổ của con người. Khi hai hay ba người quốc tịch khác nhau, hiệp nhất
với nhau, thì thành kiến quốc tịch sẽ tiêu tan. Khi hai hay ba người chủng tộc
khác nhau, hiệp nhất với nhau, thì không còn kỳ thị chủng tộc nữa. Khi hai hay
ba người cùng chung văn hóa, xã hội hay tuổi tác hiệp lại với nhau, mà từ ngàn
đời đã bất đồng ý kiện với nhau; thì dễ cởi mở, hiểu biết nhau hơn.
Kết quả cho đến năm 1960, Phong
trào đi một bước xa và xác nhận : Chương
trình Phong trào thuộc Thiên Chúa, chứ không thuộc loài người. Phong trào nghĩ đến việc liên kết phong trào
đại kết. Dần dần, Phong trào tiếp xúc với nhóm Tin Lành Luther, với Anh Giáo,
và với cả Tin Lành bên Bắc Mỹ. Hai bên tỏ ra quan tâm lẫn nhau. Tổ chức thuyết
trình làm quen. Các buổi gặp gỡ tại Assie, Florence, Trente, Roma, Naples,
Rocca di Papa, và những nơi khác trong tinh thần bác ái. Những lần hai bên thăm
hỏi qua lại, chung kết luận: Tất cả chúng tôi cảm thấy như sống cùng tinh thần,
muốn tìm cách sống Phúc Âm.
Khởi đầu, vào dịp hè, từng nhóm
nhỏ họp mặt thường xuyên, ngắn hạn, tại vùng núi Dolomiti, nội qui sinh hoạt
như một « xã hội mới ». Dần dần chuyển qua thành lập trung tâm.
Linh đạo khởi sự chỉ phổ biến
trong Công Giáo. Từ năm 1958, cả tín hữu Tin Lành cũng tham gia phong trào.
Trung tâm đầu tiên, tại Loppiano,
gần Florense, tổ chức năm 1964, qui tụ 700 người, phần lớn là người trẻ, từ các
nước tham dự. Họ theo học « trường Phúc Âm », trong hai năm. Sau đó
lan rộng, thành lập các trung tâm ở Đức, Thụy Sỹ, Phi Luật Tân, New York, Phi
châu...
Vở tổ chức, chia nhóm riêng nam,
nữ, người đã có gia đình, linh mục dòng, nữ tu, các người làm chính trị ... sống
chung thành cộng đồng. Hướng dẫn do nhóm linh mục như hạt nhân. Tổ chức dấn
thân làm viởc trong nhiều lãnh vực, canh tân theo tinh thần Phúc Âm : gia đình,
xứ đạo, cộng đoàn.
Chúa Giêsu bị bỏ rơi
« Chúa Giêsu bị đóng đinh và
bị bỏ rơi » là chia khóa dẫn tới hiởp nhất với Thiên Chúa. Đây cũng là
danh hiệu của Phong trào, khi nói đến con người đau khổ của Chúa Kitô, là mẫu mực
của thành viên. Lý tưởng của Phong trào đeo đuổi. Chúa Kitô là phương thế giúp
tẩy sạch sơ xuất giữa anh em, tiến tới hỗ tương và vững bền. « ở đâu có
tình yêu và bác ái, ở đó có Thiên Chúa hiện diện ».
Người nghèo là đối tượng của
Phong trào. Bác ái đi trước mọi sự. Chị Charia Lubich kể lại: Với đức tin, có người trong chúng tôi đã dám
nguyện trước Thánh Thể rằng :
Lạy
Chúa, xin cho con đôi giầy số 10 ... để cho « Chúa », nghĩa là cho
Chúa qua người nghèo.
Hay lời khấn xin khác, tương tự :
Lạy Chúa, xin cho con một cái áo đàn ông... để con cho Chúa.
Thế rồi, không thiếu gì những lần,
vừa ra khỏi nhà thờ, một người nào đó đã đem đến những gì vừa xin. Những trường
hợp này, xảy ra cho bất cứ ai theo Chúa với Lời Ngài « Hãy xin thì sẽ được ».
Chính các Thánh cũng gặp những thử
thách, như : Lần kia, Thánh Catherine de Sienne đã cho một người nghèo chiếc
áo, và cho người khác cây Thánh Giá. Đêm sau, Chúa hiện ra và cám ơn về những tặng
vật mà thánh nhân đã cho Ngài hôm trước. Thánh Phanxico đã cho người nghèo chiếc
áo khoác của ngài trên 30 dịp khác nhau.
Trong và sau thời chiến tranh,
Phong trào đã tích cực cứu trợ nạn nhân chiến cuộc, phân phát biết bao nhiêu
thùng thực phẩm, thuốc men, quần áo. Họ
có mặt khắp nơi với khả năng.
Kết luận
Sau khi nghiên cứu vở Phong trào
Focolare, cho thấy có những điểm nổi bật :
- Linh đạo của Phong trào là sống
và thực hiện Phúc Âm. Bất cứ một sinh hoạt nào, Phong trào cũng dựa và áp dụng
theo tinh thần truyền giáo Phúc Âm. Tức là, tự mình sống Phúc Âm trước, rồi mới
đem Tin Mừng đến cho người khác. Hình thức thật vững chắc và căn bản tu đức.
- Sinh hoạt bác ái là mối dây
liên kết trong và ngoài Phong trào. Luật yêu thương của Thiên Chúa đã thể hiện
hoàn toàn nơi từng thành viên của Phong trào. Chính nhờ những khuôn mặt bác ái
có mặt khắp nơi, mà Phong trào đã ăn rễ và bám sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội.
Bác ái không vỏn vẹn lo vật chất, mà còn lo giáo huấn, nâng đỡ tinh thần và cầu
nguyện nữa.
- Nhờ phong trào, sự hiệp nhất
trong Giáo Hội đang ló rạng. Một thành quả quá lớn lao sắp hoàn thành, trong việc
truyền giáo. Giáo quyền đã phê chuẩn luật của Phong trào cho phép các Kitô hữu
ngoài công Giáo tham dự vào Phong trào.
Và mối giao hảo ngày càng tốt đẹp
gia tăng giữa tín đồ các tôn giáo, nên ngày nay Phong trào Focolare đã là thành
viên thường trực của Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới Cho Hòa Bình (WCRP).
Đôi nét các vị sáng lập
1. Chị Chiara Lubich
Chị Chiara Lubich sinh 22-1-1920,
tại Trento, bắc Ý, trong gia đình lao động, 4 người con. Từng là cô giáo tiểu học.
Năm 1943, chị quyết định dâng hiến cuộc đời hoàn toàn cho Thiên Chúa. Sau đó
nhiều thiếu nữ theo Chị và thành lập ra Phong trào. Chị là chủ tịch phong trào
không ai thay thế.
Năm 1977, Chị Chiara Lubich được
trao giải thưởng Templeton vì những bước tiến tôn giáo. Ban giám khảo nhận định
: Chị Chiara Lubich đã đưa tình thương ra ánh sáng. Do đó, Chị đã đóng góp phần
quan trọng cho bước tiến đạo đức của những người thuộc tôn giáo khác nhau. Phần
đóng góp của Chị, xây dựng hiởp nhất đã có ảnh hưởng mạnh mẽ mối tương quan hiện
nay giữa các giáo hội và các tôn giáo.
Năm1988, Chị được giải thưởng hòa
bình Augsburg vì những thành quả xúc tiến những điểm chung giữa các Giáo Hội.
Tháng Giêng 1997, Chị được mời nói chuyện tại viện đại học Phật giáo, ở Thái
Lan. Qua tháng 5, Chị là người phụ nữ da trắng đầu tiên viếng thăm giáo đường Hồi
giáo, tại Harlem, Hoa Kỳ. Trong năm 1996, và 1997 Chị nhận các bằng tiến sỹ
danh dự vở Triết, Giáo dục, Thần học, và Xã hội học ở nhiều nơi.
Ngày 14.3.2008, chị qua đời, 88
tuổi. Ngày nay phong trào Tổ ấm có thành viên dấn thân tại 182 quốc gia, với 5
triệu hội viên, có những người không công giáo. Ngày 7.12. 2013, kỷ niệm 70 năm
chị khấn hứa thánh hiến cho Thiên Chúa.
Coi như là ngày khai sinh phong trào. Chị Maria Vioce, chủ tịch phong
trào cho biết sau đại hội tại Castel Gandolfo, đã xin ĐC Raffaelo Martinelli,
GM giáo phận Frascati nam Roma, nơi chị Lubich qua đời, tiến hành thủ tục xin
phong thánh cho Chị. (GXVN số 300, 2.2014, tr. 30)
2. Linh mục Pascale Foresi là một
trong những người đầu tiên khi phong trào khai sinh. Cha thụ phong linh mục
1954, qua đời năm 85 tuổi.
3. Chân Phuớc Chiara Luce Badano,
sinh 29.10.1971, qua đời 7.10.1990, thành viên đầu tiên phong trào được phong
Chân Phuởc ngày 25.9.2010, do Đức TGM Angelo Amato, tổng truởng Bộ Phong Thánh
chủ trì tại Castel di Leva, gần Roma. (tgpsaigon. net 15.4.2010)
4. Ban chấp hành Focolare, bầu
ngày 8.7.2008: Chở Mari Voce và Linh mục Giancarlo Faletti đồng chủ tịch.
Chị Mari Voce, sinh 1937, luật
su, đến với Focolare, từ 1959. Linh mục Giancarlo Faletti, sinh 1940, từ 19 tuổi
tham gia Focolare.
______________________________
Tài liệu viết bài:
- Pensée et Spiritualité. Chiara
Lubich. Rome, 2003
- Hiệp Nhất Trong Tình Yêu
(C’était la Guerre). Chiara Lubich. Bản dịch Việt ngữ của lớp Tanta, Đà Lạt.
1974.
- Lm Nguyễn Trung Điểm. Phong
Trào Facolare. Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu. số 184. 2-1998, tt. 30-32).
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang