Phó tế vĩnh viễn
Có Gia Đình
Cao Trọng Nghĩa
P |
hó tế vĩnh viễn đã được
Công Đồng Vatican II khôi phục lại trong truyền thống của Giáo Hội, và đã được
phát triển nhiều nơi trên thế giới. Nhất là tại Bắc Mỹ Châu (Hoa Kỳ, Gia Nã
Đại) và Âu Châu. Trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen gentium 29 và sắc lệnh
về hoạt động mục vụ của Giáo Hội, Ad gentes 16 mà Công Đồng Vatican II xác định
khôi phục chức Phó tế như một sứ mệnh vĩnh viễn.
Đại Hội Giám Mục Pháp
tháng 10 năm 1966 cũng đã đặt lại câu hỏi « Chúng ta có đồng ý chấp nhận phục hồi
phẩm trật Phó tế vĩnh viễn tại Pháp không ? »
Phó tế độc thân 97 phiếu
thuận, 8 phiếu chống. Phó tế có gia đình 101 thuận, 4 chống
Tháng 11 năm 1968, Đại
Hội Giám Mục Pháp mời gọi mỗi giám mục, tôn trọng và đi đúng chiều hướng đã được
quyết định chung trong Đại Hội 1967 về việc lựa chọn người trở thành phó tế vĩnh
viễn, thành lập Ủy Ban quốc gia Phó tế, và chương trình đào tạo các Thầy phó tế
tương lai.
Từ khi hàng Giám Mục
Pháp đã quyết định phục hồi lại chức phó tế vĩnh viễn từ hơn năm chục năm qua,
các Ngài đã mở một hướng đi mới. Với sự kiên tâm, bền chí, không vội vàng, mỗi
giám mục đều đã phong chức Phó tế vĩnh viễn cho các Thầy. Ngày nay, tại Pháp có
khoảng hai ngàn năm trăm Thầy, hoạt động đắc lực trong các giáo phận, chứng
nhân lòng bác ái của Thiên Chúa.
Phó tế được coi là hoa
quả tươi tốt của Công Đồng Vatican II. Những người đàn ông đã được nhận lãnh Bí
Tích rửa tội, nhận lãnh Chúa Thánh Thần, Bí tích Hôn Phối, nay được nhận Bí
Tích Truyền Chức Thánh trong chức vụ Phó tế.
Đứng trước sự tiến triển
và bước đi vững vàng của Giáo Hội, chúng ta chỉ biết cảm tạ Thiên Chúa món quà
quý giá Ngài ban cho Giáo Hội của Ngài.
Theo thống kê của Ủy
Ban Phó Tế Vĩnh Viễn của địa phận Paris, đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 có :
- 121 PTVV phục vụ cho
địa phận
- 104 có gia đình, tức
là họ chiếm 86%
- 9 độc thân
- 8 góa vợ
Tuổi trung bình của
121 Thầy là 53,9 tuổi
Một trăm lẻ bốn phu
nhân của các phó tế vĩnh viễn và mười bốn bà góa (chồng Phó tế đã qua đời) thuộc
vào « Hội » huynh đệ của Phó tế. Các bà luôn hiện diện trong các buổi hội họp,
gặp gỡ của các phó tế với Giám Mục địa phận hay hạt trưởng. Cùng với các Thầy,
các bà cũng hợp tác vào các tổ chức của địa phận, lÍ truyền chức linh mục hay
phó tế. Một số bà tùy theo khả năng và cá nhân đã hăng hái đóng góp vào sinh hoạt
của xứ đạo mình, giữ những chức vụ, với sự đồng ý của Cha sở.
HÔN PHỐI và PHÓ TẾ
Trong bản « Phó tế thuộc
các địa phận tại Pháp » do Ủy Ban Quốc Gia về Phó Tế phát hành (Comité National
du Diaconat) có phần đăt câu hỏi : Làm sao một Phó tế cùng lúc là một người đã
có gia đình ?
Người đàn ông đã lập
gia đình, có nghĩa là đã nhận đủ các Bí Tích, Rửa Tội, Rước lễ, Thêm Sức và Hôn
Phối, có thể được nhận lãnh chức Phó tế. Bí tích Hôn Phối đòi hỏi người đàn ông
và người đàn bà trở nên một, nhưng một cách rõ ràng là khi lãnh nhận chức phó tế
chỉ có người chồng mà thôi. Tức là giữa Bí Tích Truyền Chức Thánh và Bí Tích
Hôn Phối không có một sự cản trở nào cả.
Tất cả các bí tích là
món quà vô giá mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta. Như Thánh Phao-lô nói « Quả
thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý » (Rm
11,29). Ơn Phó tế và Ơn Hôn Phối phải cùng đạt được hạnh phúc với nhau. Để gia
đình của Phó tế vĩnh viễn có được sự dung hòa và triển nỡ trong hạnh phúc, cần
có sự hơp tác đắc lực của người vợ. Bà không chỉ đồng ý gật đầu đơn giản, nhưng
bà phải có sự ưng thuận, hài lòng, cổ động và sẵn sàng đồng hành với chồng đến
ngày được truyền chức phó tế.
Vai trò của người vợ của
phó tế vĩnh viễn rất quan trọng. Vì thế địa phận Paris, trong vòng ít là 3 năm
học và huấn luyện, đòi hỏi người vợ cùng tham dự theo sát với chồng mình trong
chương trình đào tạo. Mỗi năm, bắt đầu một niên học mới, mỗi người, vợ và chồng
đều phải viết một bức thư gởi lên Giám Mục địa phận cam kết mình muốn tiếp tục
chương trình phó tế, và nhất là người vợ phải hứa và cam kết là thỏa thuận cho
chồng tiếp tục. Đến ngày truyền chức, một cách trọng thể trước mặt Thiên Chúa
và Giáo Hội, Giám Mục trân trọng hỏi lại người vợ có thật tình chấp nhận cho chồng
nhận lãnh chức Phó tế hay không ?
Trong trường hợp, vì bất
cứ một lý do gì mà người vợ chưa sẵn sàng hay không ưng thuận, người chồng
không thể được truyền chức.
Trong một cặp vợ chồng,
chỉ có chồng có thể được nhận chức Phó tế. Nhưng khi người vợ đã đồng ý và chấp
nhận thì bà, trong lãnh vực siêu nhiên cũng đã góp phần và chọn cho mình một hướng
đi trong đức tin, một sự hy sinh cao cả cho gia đình và Giáo Hội. Khi bà tuyên
bố «Vâng con chấp nhận » đây một sự chấp nhận hoàn toàn tự do, để phục vụ và
theo chân Chúa Kitô. Một sự từ bỏ phần nào chính mình và gia đình, để chồng có
thể hoàn thành sứ vụ tông đồ. Bà không phải là một bóng mờ bên cạnh chồng,
nhưng là một người bạn đời qua Bí Tích Hôn Phối và là một cổ động viên, là một
người cùng chia sẻ những khó khăn, thử thách trong chức vụ phó tế của chồng. Vì
thế ơn gọi không chỉ cho một người, nhưng cho cả hai.
Người vợ cố gắng dung
hòa và củng cố cho hai Bí Tích Hôn Phối và Truyền Chức Thánh. Để cả hai khỏi phải
bị đối ngược. Sống trong hai bí tích, đôi lúc cũng có những xáo trộn cho cặp vợ
chồng ông phó tế. Từ từ cũng thấy những thiếu xót, những yếu điểm. Nhưng rất
thường cho thấy, mình có những khả năng mới, làm được những chuyện mà mình chưa
từng làm, tìm được hạnh phúc trong phục vụ. Tin tưởng vào sự chỉ đạo của Chúa
Thánh Thần.
Đây là một con đường
đi phải hoàn toàn tế nhị và nhiều cảm thông. Nhất là cho người vợ. Vì đối với
chồng phó tế, mục đích thì đã rõ ràng, nhưng người vợ thì khác, vì bà phải tìm
trọng điểm, tìm hiểu và phải thấy những gi khác hay trái ngược với cuộc sống
trước ngày truyền chức của chồng. Bà còn có bổn phận hướng dẫn, dạy bảo, khuyên
nhủ con cái đối diện với sự thay đổi cách sống, hướng đi mới của gia đình. Bà
phải thật sự chăm chú đến thái độ và lời nói của con cái. Nhất là các con còn
dưới tuổi vị thành niên. Nói chung, nếu bà thật sự tin tưởng và chứng tỏ một đức
tin mạnh mẽ, thì các con cùng mạnh dạn bước tới.
TÂN PHÓ TẾ GIUSE GIANG
MINH ĐỨC
Ngày mồng 07 tháng 10
năm 2017, địa phận Paris nói chung và Giáo Xứ Việt Nam Paris nói riêng hân hoan
đón chào Tân Phó Tế vĩnh viễn Giuse Giang Minh Đức. Thầy sẽ được phong chức tại
Notre Dame de Paris, dưới sự đặt tay của Đức Hồng Y André VINGT-TROIS, Tổng
Giám Mục địa phận Paris.
Thật là một hồng ân và
quan phòng của Chúa luôn đổ tràn xuống Giáo Xứ Việt Nam Paris chúng ta, cũng
như gia đình Thầy Đức. Hồng ân mà Thầy và gia đình được nhận lãnh là biết chấp
nhận Thánh Ý Chúa, biết quên mình và trả lời “xin vâng“. Tin tưởng vào sự quan
phòng của Thiên Chúa.
Chúng tôi hân hạnh và
được biết gia đình Thầy Giang Minh Đức đã 20 năm nay. Mọi liên hệ giữa chúng
tôi và gia đình Thầy, đều từ Giáo Xứ và cho sinh hoạt của Giáo Xứ. Thầy Đức
cũng như gia đình (phu nhân Cô Phượng và ba cô con gái) gia nhập nhiều hội,
nhóm, ca đoàn.
Chúng tôi bắt đầu thật
sự làm việc trực tiếp với nhau, là lúc Thầy Đức thành lập nhóm Du Ca, và tôi phụ
trách Thư Viện Giáo Xứ. Thầy hướng dẫn nhóm Du Ca luôn hăng hái và tích cực
tham gia vào Ngày Văn Hóa của Thư Viện. Đặc tính của Thầy Đức giống như châm
ngôn của Hướng Đạo là “sẵn sàng”. Nhờ Thầy đóng góp tiết mục gì, làm gì là Thầy
sẵn sàng.
Dần dần, chúng tôi nhận
thấy gia đình Thầy Đức tham gia rất nhiều vào sinh hoạt của Giáo Xứ : Ban Thường
Vụ, Nhóm Gia Đình Trẻ, Ca đoàn Phụng Ca Lê Bảo Tịnh, Thăm viếng người già yếu, Ủy
lạo gây quỹ giúp các hoạt động Công Giáo tại Việt Nam, và các cô gái con Thầy Đức
tham gia nhiệt thành trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Một điều chúng tôi nhận
thấy và rất cảm phục gia đình Thầy Đức, là năm người, cha mẹ và ba con, luôn
luôn có mặt chung trong mỗi sinh hoạt của giáo xứ. Tức là con cái vẫn hiện diện
trong sinh hoạt của cha mẹ. Cha mẹ đưa con đến sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể
chiều thứ bảy là tất nhiên. Nhưng hôm sau Chúa Nhật các con cùng tháp tùng
trong sinh hoạt của cha mẹ như gia đình trẻ, ca đoàn hay ủy lạo….
Tình cờ chúng tôi gặp
vợ chồng Thầy Đức tại trường Bernardins Paris quận 5. Lúc đó Thầy bắt đầu học
năm thứ nhất phó tế vĩnh viễn và chúng tôi năm thứ ba. Niềm vui dâng tràn, khi
thấy Thầy được Ban Giám Đốc Giáo Xứ tuyển chọn trở thành phó tế vĩnh viễn. Một
sự lựa chọn hữu lý, vì cả gia đình Thầy là con cái của Giáo Xứ. Từ lúc các cô
còn ngủ gà ngủ gật trong nôi, cho đến nay đã là những sinh viên đại học. Quãng
đường đó gia đình Thầy luôn hiện diện và đóng góp thật hăng say trong sinh hoạt
của Giáo Xứ. Không ngần ngại gian nan, không bao giờ từ chối điều gì vì lý do
gia đình.
Thành thật mến chúc Thầy
và gia đình luôn giữ vững tinh thần hăng say phục vụ cho Chúa Kitô và Giáo Hội
Ngài.
Vì trở thành Phó tế vĩnh
viễn là biết trả lời tiếng gọi của Chúa Kitô.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang