Phó Tế Vĩnh Viễn
Bí Tích Phục Vụ
Thiên Chúa và Anh Em
LTS. Ngày 25.3. 2017, ĐGH Phanxico đã gặp các
Phó Tế Vĩnh Viễn tại nhà thờ Milano,
nhân dịp thăm giáo phận này,
theo chương trình mục vụ trong nước Ý.
(Mai Khôi dịch. GXVN)
C |
ác phó tế vĩnh viễn là "bí tích phục vụ Thiên Chúa và anh em", và các thầy nhắc nhở cho Dân Thiên Chúa tầm vóc cốt yếu đó của phép Rửa chính là phục vụ, phó tế là "người canh giữ phục vụ trong Giáo Hội". Và đó là một ơn gọi "gia đình".
Đức
Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời câu hỏi của một thầy phó tế vĩnh viễn có gia
đình, trong nhà thờ chánh tòa ở Milanô, hôm thứ bẩy 25/3/2017, nhân cuộc gặp gỡ
với các linh mục, các phó tế và những người thánh hiến của giáo phận lớn nhất
Châu Âu, nơi Đức Giáo Hoàng đã ghé thăm trong 10 giờ đồng hồ, bắt đầu bởi những
gia đình của một khu phố bình dân, khu "Nhà Trắng", và với tư cách là
"linh mục phục vụ dân chúng".
Đức
Giáo Hoàng đã tháo gỡ những tư tưởng nghe được của một phó tế "nửa linh
mục" hay "nửa giáo dân", để trở lại căn tính riêng biệt của
người phó tế, từ khi thiết lập chức phó tế trong Giáo Hội sơ khai như Sách Tông
Đồ Công Vụ đã kể lại. Nhân tiện, ngài cũng nhắc lại rằng các giám mục đã giao
trách nhiệm cho các phó tế để có giờ cầu nguyện, vốn là nhiệm vụ đầu tiên của
các ngài. Ngoài ra, ngài đã bác bỏ hình ảnh của người phó tế như là một người
"trung gian" giữa dân Thiên Chúa và các mục tử của họ.
Nhất là, Đức Giáo Hoàng đã cho cái định nghĩa độc đáo này cho người phó tế như
là "bí tích của sự phục vụ Thiên Chúa và anh em". Ơn gọi phó tế, như
thế là để nhắc nhở rằng sự phục vụ nằm ở trung tâm ơn gọi của mọi người đã chịu
phép Rửa, và như phương thuốc giải độc cho một xã hội kiểu "cái đó có lợi
cho tôi", cái đó "phục vụ" cho tôi. "Dường như ngày nay,
Đức Giáo Hoàng ghi nhận, tất cả phải "phục vụ chúng ta" , cộng đoàn
"phục vụ cho tôi", đức ái "phục vụ cho tôi". Theo Đức Giáo
Hoàng, căn tính và sứ vụ của phó tế là ngược lại : "Anh em, chính anh em
là ân điển mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta để thấy rằng con đường chính
đáng đi ngược lại : trong cầu nguyện, tôi phục vụ, trong cộng đoàn, tôi phục
vụ, trong sự liên đới, tôi phục vụ Thiên Chúa và tha nhân".
"Chức
phó tế là một ơn gọi đặc biệt, một ơn gọi gia đình nhắc nhở sự phục vụ như là
một trong những hồng phúc đặc trưng của Dân Thiên Chúa. Thầy phó tế, có thể
nói, là người quản thủ phục vụ trong Giáo Hội. Sự phục vụ Lời Chúa, sự phục vụ
bàn thờ, sự phục vụ người nghèo", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Đức
Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh quan hệ giữa phục vụ bàn thờ với phục vụ bác ái, cái
này "luôn" dẫn tới cái kia.
Sau đây là bản dịch nhanh vội bài nói chuyện của Đức
Giáo Hoàng Phanxicô, không kể những câu ngài nói thêm, nhiều câu khiến cử tọa
phải cười, như nói tới "các bà mẹ chồng" trong những "căng
thẳng" trong gia đình.
Trong
cuộc gặp gỡ, Đức Giáo Hoàng đã trả lời những câu hỏi của một linh mục và một nữ
tu, nhân danh tất cả những người thánh hiến của giáo phận. Sau đó ngài đã đọc
Kinh Truyền Tin với đám đông tụ tập trước nhà thờ, rồi ngài đã đi tới nhà tù
San Vitore, để dùng bữa với các tù nhân, và nghỉ ngơi. Ngài sau đó đã chủ sự
Thánh Lễ Truyền Tin và gặp gỡ giới trẻ.
Bài nói chuyện
của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô
(bản soạn
sẵn)
Các
anh em phó tế, các anh em đã cống hiến nhiều. Chúng ta hãy nghĩ đến giá trị của
sự phân định. Ở trong cung thánh, anh em có thể là một tiếng nói có thẩm quyền
để bầy tỏ sự căng thẳng có giữa bổn phận và ý muốn, những sự căng thẳng có ở
bên trong đời sống gia đình và những chúc lành.
Nhưng chúng ta phải chú ý đừng coi các phó tế
là nửa linh mục hay nửa giáo dân. Rốt cuộc thì các thầy không phải thế này cũng
không phải thế kia. Không. Coi các thầy như thế đau lòng chúng ta và cũng đau
lòng các thầy. Cái cách coi các thầy như thế lấy đi sức mạnh của ơn đặc sủng
riêng của chức phó tế trong đời sống của Giáo Hội. Và hình ảnh người phó tế như
một loại trung gian giữa các tín hữu và các mục tử cũng không ổn.
Chức phó tế là một ơn gọi đặc biệt, một
ơn gọi gia đình nhắc nhở sự phục vụ như một trong những ơn đặc trưng của Dân
Thiên Chúa. Người phó tế, có thể nói, là người canh giữ công việc phục vụ trong
Hội Thánh. Phục vụ Lời Chúa, phục vụ bàn thờ, phục vụ người nghèo
Và sứ vụ của thầy, sức mạnh của
thầy và sự đóng góp của thầy thực chất là như thế : trong sự kiện nhắc nhở cho
tất cả chúng ta rằng đức tin, trong những cách thể hiện khác nhau - phụng vụ
cộng đoàn, cầu nguyện cá nhân, các hình thức bác ái khác nhau – và trong những
trạng thái khác nhau của cuộc đời – giáo dân, giáo sĩ, gia đình – có một tầm
vóc phục vụ cốt yếu. Phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh em. Và biết bao nhiêu
đường đất phải đi trong chiều hướng này ! Giá trị các ơn đặc sủng trong Hội
Thánh là ở chỗ các ơn đó là một sự nhắc nhở và một ơn phúc để giúp toàn thể dân
Thiên Chúa đừng để mất viễn cảnh và những sự phong phú của tác động Thiên Chúa.
Anh
em không phải là nửa linh mục cũng không phải là nửa giáo dân – như thế sẽ là
"công chức hóa" chức phó tế - anh em là bí tích phục vụ Thiên Chúa và
phục vụ các anh em. Một ơn gọi, vốn cũng như các ơn gọi khác, không chỉ mang
tính cá nhân mà được trải nghiệm bên trong gia đình và với gia đình; ở giữa Dân
của Thiên Chúa và với Dân của Thiên Chúa.
Để tóm tắt :
-
Không có phục vụ bàn thờ, không có phụng vụ mà không mở ra cho sự phục vụ người
nghèo và không có phục vụ người nghèo mà không dẫn tới phụng vụ.
-
Không có ơn gọi giáo sĩ mà không có tính gia đình. Điều đó giúp chúng ta đánh
giá lại chức phó tế như ơn gọi giáo sĩ.
Sau
cùng, dường như ngày hôm nay tất cả đều phải "phục vụ chúng ta", như
thể là tất cả đều có mục đích cá nhân : cầu nguyện "phục vụ cho tôi",
cộng đoàn "phục vụ cho tôi". Anh em là ơn phúc mà Chúa Thánh Thần ban
cho chúng ta để thấy rằng con đường chính trực đi ngược chiều : trong cầu nguyện,
tôi phục vụ, trong cộng đoàn, tôi phục vụ, vì liên đới, tôi phục vụ Thiên Chúa
và tha nhân của tôi.
Mai Khôi dịch
https://fr.zenit.org/articles/le-diacre-permanent-sacrement-du-service-de-dieu-et-des-freres/
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang