NHƯ TIẾNG CHIM CA
(Tác Giả: Lm. ANTHONY DE MELLO, S.J.)
(Dịch Giả: HƯƠNG VĨNH)
Sách dịch từ những tác phẩm nổi tiếng là một nhu cầu lớn hiện nay. Như Tiếng Chim Ca dịch từ “The Song of the Bird”của cố LM Anthony de Mello, S.J. Sách gồm những mẩu chuyện ngắn hấp dẫn, sâu sắc: chuyện thuộc nhiều tôn giáo, chuyện thiền, chuyện Đông, chuyện Tây, chuyện cổ, chuyện kim.
§50 - Lễ phục
Tháng mười năm 1917: Cách Mạng Nga Sô bùng nổ. Lịch sử
đang chuyển sang một giai đoạn mới.
Người ta kể lại rằng Giáo Hội Chính Thống Nga Sô đang họp
Công Đồng đúng vào tháng đó. Một cuộc bàn cải hăng say về màu sắc của một loại
lễ phục. Người muốn màu trắng. Người khác muốn màu đỏ thẩm.
Đối đầu với một cuộc cách mạng thật vô cùng phiền phức hơn là tổ chức một
buổi Phụng Vụ. Tôi thà đọc kinh hơn là liên lụy vào những chuyện cãi vã của lối
xóm.
§51 - Bồ công anh
Một người kia rất tự hào về vườn cỏ của mình, lại gặp
phải một đám bồ công anh. Ông đã tìm đủ mọi cách để tiêu diệt. Đám hoa đó vẫn
quấy rầy ông.
Cuối cùng ông đành viết thư cho Bộ Nông Nghiệp. Ông kể ra
mọi phương pháp đã thử qua và cuối thư, ông đặt câu hỏi: “Tôi phải làm gì bây
giờ đây?”
Theo đúng thời hạn, ông nhận được thư trả lời như sau: “Chúng
tôi xin gợi ý với ông là hãy tập yêu thương những bông hoa đó.”
Tôi tự hào về vườn cỏ của tôi nhưng tôi cũng bị quấy rầy bởi đám bồ công
anh mà tôi đang giao đấu bằng mọi phương tiện sẵn có. Vì vậy học cách yêu
thương đám hoa đó không phải là một việc dễ. Khởi đầu tôi trò chuyện với chúng
mỗi ngày. Thật chân tình. Thật thân thiện. Chúng giữ một sự im lặng nặng nề. Chúng
chịu đựng những hậu quả do trận chiến mà tôi gây ra – và nghi hoặc những động
cơ thúc đẩy của tôi.
Nhưng đã đến ngày mà chúng mỉm cười. Chúng trở nên thư giản. Và chúng tôi
bắt đầu trở nên bạn thân.
Dĩ nhiên, mảnh vườn tôi phải tả tơi. Nhưng giờ đây mảnh vườn đó hấp dẫn làm
sao!
. . . . . . .
Có người bị đôi mắt mờ dần. Ông ta đã chống trả bằng mọi phương thế sẵn có
ở trong tầm tay. Khi thuốc thang vô hiệu, ông đã chống trả bằng mọi cảm xúc. Phải
can đảm lắm mới nói được: “Tôi khuyên bạn nên tập yêu thương chứng mù lòa của
bạn.”
Ban đầu ông ta tỏ ra phẩn uất. Và cuối cùng khi ông phải đối thoại với
chứng mù lòa của mình thì lời lẽ của ông trở nên hằn học đắng cay. Tuy
nhiên, ông cứ tiếp tục nói cho tới khi sự đắng cay trở thành ẩn nhẩn, bao dung,
chấp nhận và rồi một ngày kia, ông rất ngạc nhiên thấy nó trở nên thân thiện…
và cảm mến. Rồi đến một ngày khi ông có thể ôm choàng lấy chứng mù lòa của mình
và nói: “Tôi yêu bạn”. Đó chính là ngày mà tôi thấy ông nở nụ cười trở lại.
Dĩ nhiên thị giác của ông đã bị hư hỏng suốt đời. Nhưng gương mặt của ông
hấp dẫn làm sao!
§52 - Bạn đừng thay đổi
Tôi bị căng thẳng thần kinh trong nhiều năm. Tôi lo lắng,
xuống tinh thần và trở nên ích kỷ. Mọi người đều lặp đi lặp lại rằng tôi phải
thay đổi.
Và tôi đã oán hận họ, nhưng rồi cũng đồng ý với họ và
mong muốn mình phải thay đổi nhưng đành chịu thôi, cho dù cố gắng cách mấy.
Điều đau đớn nhất là, cũng như bao nhiêu người khác,
những bạn bè thân thiết nhất cứ thúc giục tôi thay đổi. Do đó, tôi cảm thấy cùng
đường, không lối thoát.
Ngày kia, anh ấy bảo tôi: “Bạn đừng thay đổi làm chi. Tôi
vẫn yêu thương bạn như bạn hiện có.”
Những lời nói đó vang vọng vào tai tôi như một điệu nhạc
êm đềm: “Bạn đừng thay đổi. Đừng thay đổi. Đừng thay đổi...Tôi vẫn yêu thương
bạn như bạn hiện có.”
Tôi
cảm thấy thanh thản. Tôi đã lấy lại sức sống. Và rồi lạ lùng thay, tôi đã
thay đổi!
Bây giờ
đây tôi rõ biết tôi không thể thực sự thay đổi được cho tới khi tôi gặp được
người nào đó thương yêu tôi cho dù tôi có thay đổi hay không.
Chúa
thương yêu con cách thế đó phải không Chúa?
§53 - Bạn tôi
Malik,
con của Dinar, vô cùng bực dọc vì thái độ trác táng của một chàng thanh niên
sống cạnh nhà ông. Trong một thời gia lâu dài, ông không làm gì hết, hy vọng có
người nào đó sẽ can thiệp. Nhưng khi hạnh kiểm của chàng thanh niên đó trở nên
quá quắc lắm, Malik đã tới gặp hắn ta và yêu cầu hắn thay đổi thái độ.
Chàng
thanh niên đó điềm tĩnh cho biết hắn ta được Đức Vua che chở, do đó không ai
ngăn cấm hắn ta sống theo ý thích của mình.
Malik
bảo nhỏ hắn: “Đích thân tôi sẽ tấu trình Đức Vua.”
Chàng
trai trẻ trả lời: “Chỉ mất thời giờ thôi vì Đức Vua chẳng bao giờ thay đổi ý
kiến của ngài.”
Malik
nói: “Vậy thì tôi sẽ đi tố cáo anh với Đức Allah.”
Chàng
thanh niên đáp: “Đức Allah quá nhân từ nên Ngài không kết án tôi.”
Malik
ra về, đành bó tay. Nhưng khi tiếng xấu của chàng thanh niên đó đã lan tràn cho
đến đổi mọi người đều phản đối hắn ta, Malik cảm thấy mình có bổn phận phải đến
quở trách hắn. Khi đang trên đường đi đến nhà người thanh niên, ông ta nghe một
Tiếng Nói nho nhỏ vào tai: “Đừng đụng tới bạn ta. Nó được ta che chở.”
Malik
cảm thấy vô cùng bối rối và khi đứng trước mặt chàng thanh niên, ông chẳng biết
nói năng làm sao.
Chàng
thanh niên cất tiếng bảo: “Bây giờ anh đến để làm gì đây?”
Malik
trả lời: “Tôi đến để quở trách anh, nhưng khi đi dọc đường để tới đây, một
Tiếng Nói đã chỉ thị cho tôi để anh yên, đừng đụng tới, bởi vì anh được Ngài
che chở.”
Tên
trác táng sửng sốt hỏi: “Ngài đã nói tôi là bạn của Ngài ư?” Nhưng lúc đó Malik
đã rời khỏi nhà hắn ta. Nhiều năm sau, Malik gặp lại người đó ở thành thánh
Thiên
Chúa, bạn của người tội lỗi? Một sự quả quyết xác thực nhưng cũng nguy hiểm.
Ngày kia, tôi đã cố áp dụng câu nói đó vào con người của tôi và tự nhủ: “Thiên
Chúa quá nhân từ độ lượng nên Ngài không thể trách cứ tôi.” Và phút chốc, lần
đầu tiên trong đời, tôi đã hiểu được Tin Mừng.
§54 - Người tân tòng Ả Rập
Vị Minh
Sư Ả Rập Jalal-ud-din Rumi thích kể câu chuyện sau đây:
Ngày
kia, Tiên Tri Mahomet chủ tọa một buổi cầu kinh ban sáng tại đền thờ Hồi giáo.
Ở giữa đám đông cầu nguyện cùng với vị Tiên Tri, có một người Ả Rập tân tòng.
Ngài
Mahomet bắt đầu đọc kinh Coran, có câu trong đó vua Pharaon quả quyết: “Ta là Thiên
Chúa đích thật của ngươi.” Khi nghe những lời đó, người tân tòng chân thật nổi
giận đùng đùng, la lớn: “Đồ chó đẻ khoác lác!”
Nhà
Tiên Tri không nói năng gì, nhưng khi buổi cầu kinh chấm dứt, những người khác
bắt đầu mắng nhiếc người Ả Rập: “Mầy không cảm thấy xấu hổ sao? Chắc chắn lời
cầu nguyện của mầy làm phật lòng Chúa, bởi vì không những mầy phá tan sự thinh
lặng thánh thiện mà còn dùng những lời nói thô lỗ trước mặt vị Tiên Tri của
Chúa.”
Người
Ả Rập đáng thương kia chỉ biết run sợ cho tới khi thiên thần Gabriel hiện ra
với Đấng Tiên Tri và nói: “Chúa gởi đến cho ngươi những lời chào hỏi và mong
ước ngươi ngăn chặn các người nầy mắng mỏ người Ả Rập chất phác đó. Thật ra,
những lời chưởi thề thành thật của hắn đã thấu tới tim Ta hơn là những lời cầu
khẩn thánh thiện của những kẻ khác.”
§55 - Chúng con ba đứa, còn Chúa Ba Ngôi
Khi
con tàu dừng lại một ngày tại một hòn đảo xa xôi, vị giám mục quyết định tận
dụng tối đa ngày hôm đó. Ngài tản bộ dọc theo bờ biển và đi ngang qua ba ngư
phủ đang vá lưới. Bằng tiếng Anh “bồi”, họ cho vị giám mục biết là nhiều thế kỷ
trước đây, họ đã được các vị thừa sai Phúc Âm hóa. Họ hãnh diện chỉ vào nhau và
nói: “Chúng con là Kitô hữu!”
Vị
giám mục rất xúc động. Không biết họ có biết lời kinh Chúa dạy không? Họ chưa
bao giờ nghe ai nói đến. Vị giám mục sửng sốt.
“Vậy
thì các con đã đọc kinh gì khi cầu nguyện?”
“Chúng
con ngước mắt lên Trời. Chúng con cầu nguyện như sau: ‘Chúng con ba đứa, còn
Chúa Ba Ngôi, xin thương xót chúng con.’”
Vị
giám mục kinh hãi khi nghe câu kinh có tính cách sơ khai và lạc giáo rõ rệt.
Vì
vậy, suốt ngày hôm đó, ngài bỏ công dạy cho họ kinh Lạy Cha. Các ngư phủ là
những người kém học thức, nhưng họ đã cố hết sức để học. Ngày hôm sau, trước
khi lên tàu, vị giám mục cảm thấy hài lòng khi nghe họ đọc cả kinh, không sai
sót một chữ.
Vài
tháng sau, chiếc tàu của vị giám mục lại chạy qua vùng đảo đó và khi ngài
đang đi lui đi tới trên boong tàu để đọc kinh chiều, vị giám mục sung sướng nhớ
lại ở trên hòn đảo đàng kia, ba ngư phủ hiện nay có thể đọc kinh đúng, nhờ
những cố gắng khó nhọc của mình.
Bổng
chốc, ngài nhận ra một chấm sáng ở hướng đông. Chấm sáng càng lúc càng tiến lại
gần con tàu và vị giám mục kinh ngạc nhìn thấy ba hình người bước đi trên mặt
nước về hướng con tàu. Thuyền trưởng dừng tàu lại và ai nấy đứng dựa vào thành
tàu để chiêm ngắm cảnh tượng đó.
Dĩ
nhiên đó là những ngư phủ của vị giám mục. Họ la lớn: “Thưa Đức Cha, chúng con
nghe nói tàu Đức Cha qua đây nên chúng con mau mau tới gặp Đức Cha.”
Vị
giám mục sửng sốt hỏi: “Các con muốn gì?”
Họ
nói: “Thưa Đức Cha, chúng con rất lấy làm tiếc. Chúng con đã quên kinh hay đó. Chúng
con đọc như sau: Lạy Cha chúng con ở trên Trời, danh Cha cả sáng, nước Cha trị
đến... Phần tiếp theo, chúng con quên mất. Xin Đức Cha đọc hết kinh cho chúng
con lần nữa.”
Vị giám mục cảm thấy xấu hổ, trả lời họ: “Thôi các con
hãy trở về và mỗi khi cầu nguyện, các con nên đọc: ‘Chúng con ba đứa, còn Chúa
Ba Ngôi, xin thương xót chúng con!’”
§56 - Lời cầu xin có thể nguy hiểm
Đây là một trong những câu chuyện mà xu-phi Sa'di ở Shiraz ưa thích nhất.
Một ông bạn tôi rất sung sướng khi biết vợ mang bầu. Ông
hết lòng mong muốn có được một đứa con trai. Và ông đã khấn nguyện điều đó với
Chúa ở trong lòng.
Vợ ông đã cho ra đời một đứa bé trai. Bạn tôi vui sướng
mời cả làng tới ăn mừng.
Nhiều năm sau, khi đi hành hương Mecca trở về, tôi đi
ngang qua làng của bạn tôi và người ta cho tôi biết là bạn tôi đã ở tù.
Tôi hỏi: “Điều gì đã xảy ra?”
“Con trai của ông say rượu, đã giết chết một người và bỏ
trốn. Do đó, người ta đã ném người cha vào ngục.”
Cầu xin Chúa một cách dai dẳng những gì mình muốn là một điều đáng khen –
và cũng nguy hiểm đấy.
§57 - Narada
Nhà hiền triết Ấn Độ là Narada đi hành hương đền Thần
Vishnu. Một đêm kia, ông được đón tiếp trong một chòi tranh của một cặp vợ
chồng son sẻ. Trước khi ông tiếp tục lên đường, người chồng nói: “Ngài đang đi
thờ phượng Thần Vishnu. Ngài hãy xin Thần cho tôi một mụn con.”
Narada đã cầu xin với Thần Vishnu như sau: “Xin Ngài
thương xót người chồng đó và ban cho ông ta một đứa con.”
Thần trả lời, với một giọng chắc nịch: “Định mệnh đã an
bài cho người đó không có con được.”
Thế nên Narada hành lễ rồi trở về nhà.
Năm năm sau, ông ta đi hành hương trở lại, và cũng được
đôi vợ chồng đó đón tiếp cho trú ngụ lần nữa. Lần nầy, có hai đứa trẻ nhỏ
đang chơi đùa ở trước chòi tranh.
Narada hỏi: “Con ai vậy?”
Người chồng trả lời: “Con tôi đấy.”
Narada không hiểu ất giáp gì cả. Người chồng nói tiếp: “Sau
khi ngài rời khỏi chúng tôi, cách đây năm năm, một vị thánh hành khất đã đến
ngôi làng chúng tôi. Chúng tôi đã cho trọ một đêm và ngày hôm sau, trước khi ra
đi, ông đã chúc phúc cho vợ tôi và tôi...và đó là kết quả của sự chúc phúc của
vị ấy.”
Khi Narada đến đền thờ ngày hôm sau, ông đã la lớn ngay
từ ngoài cổng: “Phải chăng Ngài đã không bảo tôi là định mệnh đã an bài cho
người đó không có con sao? Nay hắn ta có hai mụn con!”
Khi Thần nghe câu nói đó đã cười lớn tiếng và nói: “Điều
đó chắc chắn phải là việc làm của một vị thánh. Các thánh có năng lực cải đổi
số mệnh.”
Hẳn người ta còn nhớ tại một tiệc cưới kia, Mẹ Chúa Giêsu đã được Ngài làm
một phép lạ trước khi định mệnh cho phép.
§58 - Định mệnh trong đồng tiền sấp hay ngửa
Đại tướng Nhật Bản là Nabunaga quyết định tấn công, cho
dù ông chỉ có “một chọi mười” đối với địch quân. Ông chắc chắn sẽ thắng, nhưng
binh sĩ của ông rất lo sợ.
Trên đường đi đến chiến trường, họ đã dừng lại ở một đền
thờ Thần Giáo. Sau khi đã cầu nguyện trong đền thờ, Nabunaga đi ra và nói: “Bây
giờ, tôi tung một đồng tiền lên: nếu ‘ngửa’, chúng ta thắng; nếu ‘sấp’, chúng
ta thua. Giờ đây, định mệnh sẽ được tỏ bày.”
Ông tung đồng tiền lên: “ngửa”. Các binh sĩ nức lòng
chiến đấu nên họ đã quét sạch địch quân.
Ngày hôm sau, một sĩ quan phụ tá nói với Nabunaga: “Không
ai có thể cải đổi Số Mệnh được.”
Nabunaga trả lời “đúng thế”, rồi đưa cho xem đồng tiền mà
cả hai mặt đều “ngửa”.
Ai tạo ra Định Mệnh?
§59 - Lạy trời mưa xuống
Khi người bị loạn thần kinh xin người khác giúp đỡ, ít khi họ muốn được
chữa lành, bởi vì chữa lành bệnh là một việc đau đớn. Thật ra, điều họ mong
muốn là làm cho chứng bệnh thần kinh của họ được dễ chịu mà thôi. Thường khi họ
chỉ khao khát một phép lạ – một thứ trị liệu không đau đớn.
Một ông già kia rất thích ngậm ống điếu sau bữa cơm
chiều. Một tối nọ, vợ ông ngửi thấy mùi khét vội la lên: “Trời ơi! Nầy ông! Ông
đã làm cháy bộ râu ông rồi.”
Ông già giận dữ la lại: “Tôi biết mà. Vậy bà không thấy
tôi đang cầu xin trời mưa xuống hay sao?”
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang