NHƯ TIẾNG CHIM CA
(Tác Giả: Lm. ANTHONY DE MELLO, S.J.)
(Dịch Giả: HƯƠNG VĨNH)
Sách dịch từ những tác phẩm nổi tiếng là một nhu cầu lớn hiện nay. Như Tiếng Chim Ca dịch từ “The Song of the Bird”của cố LM Anthony de Mello, S.J. Sách gồm những mẩu chuyện ngắn hấp dẫn, sâu sắc: chuyện thuộc nhiều tôn giáo, chuyện thiền, chuyện Đông, chuyện Tây, chuyện cổ, chuyện kim.
§01 - HÃY
TỰ MÌNH ĂN TRÁI
Ngày nọ, một
đệ tử phàn nàn cùng Minh Sư:
“Thưa
thầy, thầy thường kể cho chúng con nghe rất nhiều câu chuyện, nhưng chả bao giờ
thầy giải thích ý nghĩa các câu chuyện đó.”
Minh Sư hỏi
vặn lại:
“Nếu có
ai cho con một trái cây, con có muốn người đó nhai trái cây ấy, rồi mới mớm cho
con không?”
§02 - SỰ
KHÁC BIỆT CÓ TÍNH CÁCH SINH TỬ
Ngày kia
người ta hỏi xu phi Uwais:
“Ân sủng
đã mang lại gì cho ngài?”
Tu sĩ trả
lời:
“Khi tôi
thức dậy ban mai, tôi cảm thấy như một người không biết chắc là mình có thể
sống tới chiều tối không.”
Người kia nói
vặn lại:
“Nhưng ai
ai cũng biết điều đó!”
Uwais đáp:
“Lẽ dĩ
nhiên rồi.
Nhưng không phải
ai ai cũng cảm nghiệm điều đó.”
Tiếng rượu không bao giờ
làm cho ai say cả.
§03 -
TIẾNG CHIM CA
Các đệ tử
không ngừng đặt câu hỏi về Thượng Đế.
Minh Sư nói:
“Thượng
Đế là Đấng mà không ai biết và cũng không thể biết được. Mọi điều tuyên bố về
Ngài cũng như mọi câu trả lời cho câu hỏi của các con đều bóp méo sự thật.”
Các đệ tử rầu
rĩ nói:
“Thưa
thầy, như vậy tại sao thầy từng nhọc công nói về Thượng Đế cho chúng con?”
Minh Sư hỏi:
“Tại sao con
chim ca hát?”
Chim ca hát
không phải vì công bố điều gì, nhưng vì có một bài ca.
Những lời nói
của học-giả là để hiểu biết. Những lời nói của Minh Sư không phải để hiểu biết:
phải nghe những lời nói đó như nghe tiếng gió rì rào qua cành cây kẻ lá, tiếng
róc rách của dòng sông và tiếng hót của chim muông. Tiếng nói của Minh Sư sẽ
đánh thức trong lòng bạn một điều gì đã tiềm ẩn bên kia biên giới của tri thức.
§04 - CÁI
NỌC
Một vị thánh
ngày kia được ơn nói tiếng của loài kiến. Ngài lại gần một con kiến ra vẻ thông
thái nhất và hỏi: “Đấng Toàn Năng giống cái gì?
Dưới một khía cạnh nào đó, Ngài có thể so sánh với một con kiến được không?”
Con kiến
thông thái trả lời: “Đấng Toàn Năng? Chắc chắn là
không! Loài kiến chúng tôi, như ngài thấy đó, chúng tôi chỉ có một cái nọc.
Nhưng Đấng Toàn Năng, Ngài có hai nọc!”
Ta thử kéo
dài câu chuyện.
Khi người ta
hỏi con kiến là Thiên Đàng giống cái gì, con kiến thông thái trả lời một cách
trịnh trọng: “Trên ấy, chúng tôi sẽ giống Đấng Toàn Năng: mỗi một con
kiến chúng tôi có hai cái nọc, nhưng nhỏ hơn mà thôi.”
Thế rồi một
cuộc tranh luận dữ dội xảy ra giữa các trường phái tư duy thuộc đạo giáo về vấn
đề là phải đặt cái nọc thứ hai nơi nào cho đúng chỗ trên thân thể của con kiến
ở trên trời.
§05 - CON
VOI VÀ CON CHUỘT
Một con voi
đang đắm mình vui vẻ trong một cái ao nơi rừng sâu, một con chuột xuất hiện và
yêu cầu voi ra khỏi hồ.
Voi nói: “Tao
không ra.”
Chuột nói: “Tôi
yêu cầu đấy: ra ngay lập tức đi.”
“Tại sao?”
“Tôi chỉ
nói khi anh ra khỏi ao mà thôi.”
“Vậy thì tao
không ra.”
Nhưng rồi
cuối cùng voi cũng vất-vả khó khăn ra khỏi ao, đứng đối diện với con chuột và
nói: “Tại sao mầy muốn tao ra khỏi hồ?”
“Để kiểm
tra xem anh có mặc áo tắm của tôi không.”
Việc một con
voi chui vào áo tắm của một con chuột thì vô cùng dễ dàng hơn việc Thượng Đế
phải thích ứng với những ý niệm của chúng ta về Ngài.
§06 -
CHIM BỒ CÂU CỦA NHÀ VUA
Nasruddin được làm tể tướng cho nhà vua. Ngày kia, trong khi lang thang
đi qua cung điện, ông xem thấy một con chim ưng của nhà vua.
Nói đúng ra, từ trước đến giờ ông chưa bao giờ thấy một con chim ưng
giống như vậy. Thế là ông lấy một cái kéo và tỉa vuốt, tỉa cánh và mỏ chim ưng.
Ông bảo chim: “Đó, giờ
đây mầy mới có dáng dấp một con chim đích thực: chủ của mầy đã bỏ bê mầy.”
Bạn không
giống ai cả nên có điều gì sái quấy ở nơi bạn!
§07 - MỘT CON
KHỈ CỨU VỚT CON CÁ
Tôi thấy con khỉ
tha một con cá ra khỏi mặt nước và để nằm trên một cành cây. Tôi nói: “Trời
đất ơi! Chú đang làm gì vậy?”
Con khỉ trả lời:
“Tôi đang cứu con cá cho khỏi chết đuối.”
Ánh nắng mặt trời làm sáng mắt
chim phượng hoàng nhưng lại làm quáng mắt chim cú.
§08 - CHỞ MUỐI VÀ BÔNG
GÒN QUA SÔNG
Nasruddin tải
muối ra chợ bán. Con lừa của ông vất vả lội qua sông, toàn bộ số muối đều
tan ra hết. Khi tới bờ bên kia, con lừa chạy vòng vòng, khoái trá, vì không còn
phải chở nặng nữa. Ngược lại, Nasruddin cảm thấy bực tức.
Phiên chợ tiếp
theo, ông chất những thúng bông gòn lên lừa. Con vật suýt phải chết đuối khi
lội qua sông vì trọng tải tăng lên.
Nasruddin sung
sướng nói: “Thấy chưa! Cho mầy một bài học kẻo mầy cứ tưởng rằng mỗi
lần lội qua sông là đều có lợi!”
Hai người theo đạo. Một người tìm
được sự sống còn người kia thì chết chìm.
§09 - ĐI TÌM
LỪA
Mọi người hoảng
hốt khi thấy mu-la Nasruddin cỡi con lừa chạy vun vút qua các đường làng.
Người ta hỏi
thầy: “Thưa thầy, thầy đi đâu mà chạy như bay như biến vậy?”
Vị mu la vừa phi
nước đại vừa trả lời: “Tôi đang đi tìm con lừa của tôi.”
Ngày kia, người ta thấy thiền sư
Rinzai tìm kiếm thân thể của ông. Điều đó làm cho các đệ tử đang còn ngu muội
khoái trá vô cùng.
Người ta cũng gặp nhiều người đã
ra công tìm kiếm Thiên-Chúa như thế!
§10 - LINH ĐẠO
CHÂN CHÍNH
Người ta hỏi
Minh Sư: “Linh đạo là gì?”
Ngài trả lời: “Linh
đạo là điều thành-công trong việc mang lại cho con người một sự biến đổi nội
tâm.”
“Nhưng nếu
tôi áp dụng những phương thức cổ truyền mà các vị Minh Sư để lại, đó không phải
là linh đạo sao?”
“Không phải
là linh đạo nếu nó không hữu hiệu cho chính bạn. Một cái chăn đắp không còn là
một cái chăn đắp nữa khi không còn giữ được hơi ấm cho bạn.”
“Vậy thì
linh đạo có thể thay đổi ư?”
“Con người
thay đổi và các nhu cầu cũng thay đổi. Do đó, điều gì trước kia là linh đạo thì
nay không còn là linh đạo nữa. Điều mà thông thường người ta gọi là linh đạo
chẳng qua chỉ là sao chép những phương pháp đã dùng trong quá khứ mà thôi.”
Đừng cắt may con người cho thích
ứng với chiếc áo.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang