Nhân Chứng Về Đức Mẹ
Lộ Đức
LTG: Năm nay kỷ niệm 140 (1879-2019) qua đời của
thánh Bernadette được Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, 1858, chúng tôi xin cống hiến
bạn đọc một vài nhận định rút trong cuốn sách của Dominique Chivot (D.C) với tựa
đề Et Lourdes, pour
vous ? phỏng vấn trên ba chục người gồm đủ thành phần : giám mục,
nữ tu, giáo dân, nhà báo, tướng lãnh quân đội ...Bài nào cũng hay, những nhận định
nào về Lộ Đức cũng sắc bén đáng chú ý. Nhưng trang báo có hạn, nên chúng tôi buộc
lòng chỉ lấy (không theo thứ tự nào cả).
Có một người trong đó để trích dịch quan điểm của ông ta cho bạn đọc...Trừ phi
cha Giám đốc tờ báo cho phép đăng tiếp và bạn đọc mong đợi. Ngoài ra, khi cần
chúng tôi cũng xin thêm vào một hai nhận định riêng để bổ túc thêm tư tưởng, các
đoạn đó được ghi trong « ngoặc ».
Mong rằng những nhân chứng sống động này giúp chúng ta
yêu mến Lộ Đức hơn và thực thi đầy đủ lời Mẹ trên cao đến ban bố tình thương
thánh Bernadette Soubirous!
1. JEAN CLAUDE GUILLEBAUD (J-C
G) là nhà báo, văn sĩ, viết nhiều sách liên quan đến những chuyến đi xa của
mình.. Ông
được giải thưởng Albert-Londres, 1972. Sinh tại Alger, tiến sỹ về khoa tội đại
hình.
D.C : Bạn
đến Lộ Đức dịp nào ?
J-C G : Và gần 35 năm qua tôi chưa hề trở lại Lộ Đức. Tôi đến, khoảng năm 60 khi làm một thiên phóng sự về Lộ Đức, có phần châm biếm vì tôi bất mãn về các tiệm bán tượng ảnh đạo vây quanh thánh địa. Thế rồi, cách đây lối ba năm, hai vợ chồng tôi đi chơi miền Pyrénées, rồi chúng tôi bất ngờ nói với nhau : « Hay mình ghé thăm Lộ Đức ?». Chỉ vì tò mò chen lẫn chút châm biếm, hơn là quan tâm. Nhưng lạ thay, khi bước vào trong thánh địa chúng tôi đều bị cú « sốc ». Bất ngờ tôi có cảm tưởng là những ý nghĩ tôi có về nơi chốn này trước kia đều sai lầm. Tôi bị xúc động một cách thâm sâu vì bầu khí Lộ Đức. Vợ tôi không mấy thích gì chốn này, lại càng bị xúc động hơn. Trên đường trở về nhà, hai vợ chồng tôi chỉ nói đến chuyện này ...
Bạn cảm nhận thế nào ?
Điều
đánh động tôi hơn cả là sự bình an. Một sự bình an giữa đám đông trầm lặng. Nơi
đây có một bầu khí lạ lùng là mỗi người
bày tỏ chính con người của mình cho kẻ khác, không chút dấu giếm. Để đi vào bầu
khí biểu tượng bình an, mỗi người bỏ đi cái địa vị xã hội, những tự mãn nhỏ
nhoi và về hình ảnh của chính mình. Đến đây, không còn những hiềm khích, xung
đột, địa vị của mình đối với kẻ khác. Tôi
không còn cạnh tranh với anh. Tôi không còn cần biết anh là kẻ cao to, bảnh
trai, đẹp gái hay không v.v... Mọi người như ngầm chấp nhận sống thực trong sự
bình an.
Điều
đánh động tôi nữa là nơi đây, người ta chấp nhận thân xác và sự nhập thể. Nền văn
minh ngày nay có vẻ đề cao thân xác, nhưng kỳ thực là chối bỏ nó và khinh chê nó.
Nào là phải có một tấm thân trẻ đẹp, xịt toàn thuốc thơm hảo hạng, dùng trăm thứ
máy móc thay đổi vóc dáng con người, thân xác, chối bỏ con người thực của
mình... Trong khi ở Lộ Đức, người ta chấp nhận một thân xác đau ốm và xấu hình,
thân xác của chính mình và kẻ khác. Những gương mặt đó, những kẻ đau ốm
đó, những con người thực tế đó…làm cho chúng ta thấy hơn là những mẫu người
trình diễn thời trang, những con người được báo giới ca ngợi, được dân chúng ngưỡng
mộ, cố gắng đeo đuổi. Nhưng đó lại là những «gương mặt» của chúng ta, của gia đình
chúng ta !
Cảm nghĩ về làn nước,
biểu hiệu ở Lộ Đức ?
Hình ảnh bóng bảy về
nước, có ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân. Giòng nước chảy nó không bao giờ giống
nhau, và đồng thời nó làm cho người ta giải khát. Đó một phần cũng như tín thư
Tin Mừng . Phúc Âm không phải là những điều khắc ghi sâu trên đá để ta học
thuộc lòng, nhưng là một bản văn sống động để mỗi thế hệ đặt lại vấn đề, tái tạo
và làm khơi dậy. Thánh Giáo Hoàng Jean XXIII nói : Đối với người Kitô, Phúc âm không
phải là một điều tồn kho thánh thiện, nhưng là một máy nước trong xóm làng »
Tôi
yêu thích hình ảnh người đẩy xe lăn cho bệnh nhaân. Người đẩy xe lăn và người bị
bệnh như làm thành một với nhau. Người đẩy xe biết rằng ngày mai vai trò có thể
đảo ngược lại...
Còn về vấn đề những tiệm buôn xung quanh thánh địa ?
Chuyện
đó thì tôi thấy rằng sau hai ba giờ viếng hang đá hay thánh đường ra, khi thấy
những gian hàng bán tượng ảnh thì tôi chỉ cười. Tôi nhớ lại những tấm tình khó
chịu ngày trước của tôi về những buôn bán tượng ảnh đó thì tôi không thể còn có
cảm tưởng như trước nữa. Tôi có phần thông cảm dễ chịu hơn ...
Tôi
nghĩ rằng chuyện đó có thể làm cho một số người bất mãn, vì buôn bán có phần lố
bịch và nhất là tượng ảnh đó không chút mỹ thuật. Nhưng tôi không thấy nơi nào
trên thế giới mà lại không có những kẻ buôn bán như thế. Không chỉ dành cho Kitô
giáo hay Lộ Đức. Chẳng hạn ở công trường Saint Marco ở Venise, đầy dẫy những
con sông toàn là cửa hàng bán tượng ảnh, tranh vẽ, và nữ trang đủ loại, đủ kiểu, lúc ấy ta không
thấy gì tức bực và ta thấy có vẻ vui và dễ tha thứ ...
Điều
bán buôn nơi thánh làm hạ giá con ngườì không phải là các kẻ buôn lẻ nhỏ nhoi đó,
nhưng phải hơn chính là những kẻ chuyển ngân kếch xù qua những nhà băng, những
vụ tịch thu tài sản của những kẻ giàu có theo hệ thống làm ăn thế giới. Những kẻ
« buôn thần bán thánh » kếch xù không phải là kẻ buôn bán ở thềm thánh
địa.
« Tôi,
kẻ viết bài này, nghĩ đến những vụ «thuyên chuyển» cầu thủ bóng tròn (chỉ tạm nói bóng tròn) với những số tiền
trao đổi không những kếch xù mà có khi quá lố. Những chuyện «làm ăn» như
thế đã làm mất đi tính cách cao thượng của môn thể thao và mất nhân phẩm con người !
«
Không ngờ hôm sau, tôi đọc thấy trong báo Le Figaro hay BBC.com
đều đăng hình cựu cầu thủ Platini, nay trở thành chủ tịch UEFA Âu châu, đã nói đến
cảm nghĩ như tôi ở trên : « Le foot doit revenir un jeu avant d’être un
business. Les clubs doivent avoir l’ambition de gagner des trophés avant
de faire des profits ». Lời tuyên bố can đảm và đáng hoan nghênh đó, cũng được
BBC Vietnamese.com nói đến : « Ông Platini...đã tuyên bố là các câu lạc bộ nên
trả ít tiền hơn cho các cầu thủ và thể thao không phải là một cái chợ, mà
thể thao là một cuộc thi đấu trước khi có giao dịh của thị trường... »
Hình ảnh về Bernadette và Lộ Đức còn gì lại trong
anh ?
Bernadette
thì đơn sơ và nghèo hèn, ông JC nói tiếp. Những tư tưởng đó hầu như là những cấu
trúc Kitô giáo. Điều làm cho nhóm triết gia vô thần hay ngoại đạo thuộc những
thế kỷ đầu là tín thư Kitô giáo lại có thể truyền đạt cho những kẻ dốt nát hay
vô học. Tín thư đó luôn nhắc nhở rằng tinh thần thơ ấu chiến thắng trên những kẻ
bác học hay thông thái. Dẫu rằng sau này, Giáo Hội thường phản lại tín thư đó bằng
cách trở thành Giáo Hội của người giầu, kẻ quyền thế, những tín thư Kitô giáo vẫn
là loan báo cho kẻ nghèo. Còn Đức Mẹ, người đem đến cho ta hình ảnh người loan
báo trong một Giáo Hội không khinh chê nữ giới. Những chuyên viên nhỏ Le Goff đã
nhìn nhận là Giáo Hội đã cộng tác một cách mạnh mẽ trong việc giải phóng người
phụ nữ... (hiểu theo nghĩa cao quý).
Phản ứng trước việc đạo đức biểu lộ công khai bên
ngoài ?
Cách đây 15 năm, tôi có quan niệm có phần khắc khổ và
khó khăn như phía Tin Lành, là thiếu thông cảm đối với những việc đạo đức qua
phô bày bên ngoài. Ngày nay tôi ít thấy khó chịu hơn. Tôi không còn khinh chê
những tang chứng đức tin như thế, dù đôi khi gần như ‘‘phù phép’’. Nếu người ta
lên án những tín hữu bày tỏ niềm tin của họ qua cách quỳ bái, tham dự những lễ
nghi với những cử chỉ bên ngoài quá đáng thì ta còn chờ đợi gì mà không lên án
những cách tổ chức về điệu bộ, hoạt động lễ nghi của thời đại mới. Chẳng hạn,
những sáng kiến của các nhà kinh doanh cho thợ thuyền cho cử động thể dục trong
giờ làm việc, hay các chủ nhân tổ chức những khóa tu nghiệp cho các nhân viên
cao cấp văn phòng tham dự việc nhảy từ cây
cầu xuống, bằng những sợi giây
cao su chắc chắn để rèn tính quả cảm, can trường, óc tự tin ! (Hết trích dịch
về ông JC.G )
Tại sao sự thành công của Lộ Đức còn được lâu dài đến
thế ?
Đó
là, ông J.D nói, một điều khá lạ lùng. Người ta đến Lộ Đức là đến với Trinh Nữ
mở rộng vòng tay đón nhận và bày tỏ tình thương của Thiên Chúa. Kẻ đến Lộ Đức là
để hòa giải lại với chính mình. Mẹ Maria không bao giờ là kẻ ban hình phạt, mà
lá kẻ tha thứ. Đó là Đức Bà Phù Hộ Các Giá Hữu. Đó là một Đấng làm ta yên lòng.
Không phải đâu cũng thế : Hãy nghĩ đến Đức Giêsu trong bức tranh Le
Jugement (Ngày phán xét) của họa sỹ Michel-Ange,
khi Người loại trừ những kẻ có tội xuống hỏa ngục.
Sau Công đồng Trente, người ta có hướng
chiều tách Đức Giêsu ra khỏi tay Mẹ Người. Điều đó đi đến kết thúc vào thế kỷ
XIX với hình tượng Trinh Nữ lẻ loi : hình Đức Mẹ La Salette, ở Rue du Bac
Paris, ở Lộ Đức và ở Fatima nữa. Vì thế, những người phụ nữ đạo đức công giáo hiện
thời. Nhìn thấy nơi
Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa cảm thấy thiếu hụt. Có lẽ người ta phải nghĩ đến chuyện
trở về với hình ảnh Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa. Ta hãy đặt Chúa Giêsu Hài Đồng vào
tay Mẹ Maria như các hình tượng Đức Mẹ vảo thế kỷ XIV và như bên phương Đông,
không hề thấy trình bày Mẹ Maria mà không có bồng Chúa Giêsu. Nếu Mẹ cầu bầu
cho ta trước tòa Chúa Giêsu, bởi chính vì Maria là mẹ Người.
«Nếu Dominique Chivot về VN, đi viếng đền thánh Lavang,
tôi tự nghĩ chắc hẳn ông sẽ hài lòng khi nhìn lên tượng Mẹ Lavang ẵm bồng Chúa
Giêsu trên bàn tay thân yêu của Mẹ»
2- DANIEL FACÉRAS là
một nhạc sỹ, nhà dàn cảnh và văn sỹ. Sinh năm 1951 tại miền Pyrénées, gần Lộ Đức.
Ông có bằng thạc sỹ ở Sorbonne và thi sỹ
Pháp thời Trung cổ, và họat động với Daniel Balavoine và J-J Goldman...Ông đã tổ chức
nhiều buổi hát về Mẹ Maria, thánh nữ Clara, Phan Sinh Khó nghèo hay Teârêxa Lisieux. Ông có viết sách về Mẹ Têrêxa
Calcuta (2006)
Ông
Daliel Facéras cho biết là ông có thói quen về Lộ Đức từ nhỏ, vì ông sinh ra cách
Lộ Đức có 40 cây số. Cha anh không mấy đạo đức, nhưng hai cha con vẫn lái xe đi
cắm trại gần đó, rồi tối ghé thăm Lộ Đức, nên anh ta yêu mến Lộ Đức lắm, kể cả
sau này lúc anh lớn lên, anh ta ít đức tin hơn. Về sau, anh có dịp tổ chức một
cuộc trình diễn tại Lộ Đức. Về sau, vợ anh và anh đã rời Paris để về gần Lộ Đức,
chỉ cách có 15 cây số.
Anh cho biết lý do:
Có người nói Lộ Đức nhắc họ nhớ đến sông
Gange. Ở đó có nước, nguồn suối và lửa. Người không có đức tin cũng đến Lộ Đức.
Người ta thấy có người Hồi giáo, Ấn giáo, Talmoun, Gităng. Bầu khí ở Lộ Đức làm
cho người ta cảm thấy dễ chịu. Chính tà áo Đức Mẹ giang ra đón nhận tất cả khách
hành hương, ai cũng bảo nhà thờ bên tây trống vắng dần, trong khi có đến sáu, bảy
triệu người đến Lộ Đức hàng năm.
Những kẻ
đến Lộ Đức trước tiên là những kẻ nghèo, không hẳn là nghèo tiền bạc.
Bernadette, đã chịu cảnh bị xã hội loại trừ, thuộc thế giới mà ngày nay ta gọi
là thế giới đệ tứ, đối với anh ta, là một vị thánh của kẻ bị gạt ra ngoài xã hội.
Không nhận bị loại trừ vì nghèo hèn mà còn tâm lý, bị vì thân sinh bị tình nghi
là kẻ trở cờ nên đã bị tù. Mẹ thì đi giặt thuê gọi là kẻ làm thuê giặt mướn. Đức
Mẹ đã chọn cô bé nghèo sát đất, nhưng lại tràn đầy thiện chí một cách tuyệt
đối. Một cuộc gặp gỡ giữa người tôi tớ Thiên Chúa với kẻ nghèo trên hết các kẻ
nghèo nhỏ, Thánh Têrêsa nói: Đức Mẹ đã dùng một người nhỏ Bernadette để nói
lên một sự vĩ đại. Bernadette ví tính tình đơn sơ và lòng trong trắng là một phần
nào gương mặt của chính Trinh Nữ.
Còn vấn
đề tôn kính Mẹ Maria nơi đó ảnh hưởng gì trong đời sống, anh ta cho biết. Trong
tiến trình đạo đức của tôi, tôi thấy hình như đã gặp Đức Mẹ đâu đó tại Lộ Đức,
tuy Mẹ không hiện ra với tôi. Sống chung đụng với những kẻ đến đẩy xe lăn cho bệnh
nhân, một sự dấn thân « cộng đồng », tôi cảm thấy gần thấy được s liên
hệ thần bí giữa những khách hành hương với Đức Mẹ.
Tôi không
mấy yêu thích bức tượng Đức Mẹ Lộ Đức đặt ở Hang đá, cũng như lúc đầu tôi cảm
thấy khó chịu khi thấy các tiệm buôn tượng ảnh ở đây, nhưng tôi đã nhanh chóng
bỏ qua chuyện đó để hướng nhìn về Lộ Đức. Một hôm, có một ngườì cho tôi thấy bức
tượng đặt trên đầu giường ông ta và nói : « May là thấy Mẹ có mặt ở đây, nếu
không đêm nay tôi ngủ không được » ta nói được đó là vật lấy may (fétiche).
Nhưng người kia biết rất rõ là ông ta gắn bó với ai ». Cũng như một hôm
kia, ông ta gặp một người khác ở trước hang đá, một người cho là mình vô thần,
nhưng không hiểu sao lại có mặt nơi đây. Ông cho tôi hay là ông phải lấy xe lửa
mà đến vì ông ta phải đến đây trước khi qua đời. Chúng tôi ở gần kề ông với vợ
tôi ở nhà thương Lộ Đức.
Ông có tin về biểu tượng nước Lộ Đức không ?
Nước là sự tái sinh thiêng liêng. Marcel cảm thấy đó là loại thanh tẩy hóa
của ngườì hindou trên bờ soâng Gange. Hồ tắm cũng là nơi người Do Thái tẩy rửa
trước khi vào đền thánh. Nước đó chỉ làm ích lợi cho ta. Dù vào mùa đông, người
ta vẫn vào tắm mà không có lạnh vì nước không thấm vào người. Một loại truyền
khẩu tốt đẹp cho rằng ta vào tắm không phải cho mình, nhưng đã cầu xin cho một
ai. Trong các tôn giáo khác, phải hơn là người ta xuống hồ tắm là cho mình. Người
cán sự hỏi kẻ xuống tắm phải nói to lên ý chỉ cầu xin của mình trước khi tắm và
nhiều người đọc cả một trang giấy.
Anh có tin phép lạ không ?
Ở Lộ Đức có nhiều phép lạ. Năm1992, trong khi người ta trình diễn về Đức
Mẹ một phép lạ được nhìn nhận. Đó một cô gái người Ý, trước đó bị bệnh cốt nhục
thũng (osteùosarcome), nghĩa là ung thư đầu gối rồi thì tất cả đều lành lặn. Những
phép lạ cụ thể như thế có lẽ là một trong những lý do khách quan lôi kéo hành hương,
nhưng không có gì bắt buộc phép lạ phải xày ra.
Ý chí thúc đẩy đi xa hơn thế nữa. Trong khi chúng tôi đang trình diễn hôm
ấy, có một người qua đời. Đó là một bà đi theo một cô gái khuyế tật, đã bị
10 năm. Cuộc đời nhiều người nhiều khi quá nặng nề đau khổ, làm cho họ có
cảm tưởng là họ tìm được niềm an ủi dịu hiền cuối cùng nơi đây. Họ tìm được điểu
họ chờ đợi.
Anh nghĩ thế nào về những kẻ nhạo cười về Lộ Đức ?
Đó là những kẻ thiếu sự kính trọng kẻ đến đây và tôi cũng phải nương như
thế đối với kẻ chống lại vụ bán tượng ảnh nơi đây. Đừng quên là ngày nay tất cả
miền này đều sống nhờ vào Lộ Đức. Nguồn tài chánh của département này. Hàng
triệu khách hành hương làm 50 ngàn người có việc làm sinh sống. Nhiều người cần
trở về với một vài kỷ niệm cầm tay. Hàng năm các chủ tiệm và ban tổ chức thánh
địa có họp bàn nhau để tránh tình trạng bán những đồ vật không ra gì. Những ai
ít tiền có thể mua một bức tượng Đức Mẹ nhỏ bằng nhựa, giá có 50 mươi xen... Dĩ
nhiên, cái thẩm mỹ thì không có gì mấy, nhưng cái chính yếu là sợi giây liên kết
giữa trái tim kẻ lữ hành với Trái Tim Đức Mẹ tiếp nối dài...
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang