Du Sinh
NGƯỜI TRẺ PHÁP VẪN CÒN NIỀM TIN
N |
hân dịp tuần lễ Thế Gìới Người Trẻ
(JMJ), gần 35.000 bạn trẻ Pháp ghi danh đi Ba Lan, hợp đoàn với gần một triệu
người trẻ đến từ khắp nơi, về Cracovie để gặp gỡ và lắng nghe đức giáo hoàng
Phanxicô bắt đầu từ thứ tư, 27. 07. 2016 đến chủ nhật 31. 07. 2016. Báo La
Croix đã hợp tác với tổ chức Opinion Way, thực hiện một cuộc thăm dò về đức tin
của các bạn trẻ Pháp từ 18-30 tuổi. Thành quả tổng kết cho hay : - thế hệ
trẻ còn tin tưởng hơn thế hệ trưởng thành . -
đối với thế hệ trẻ, tôn giáo là động lực gây chia rẽ nhân loại.
Người trẻ Pháp sống hoà giải với
Thiên Chúa không ? – Khác với giới trưởng thành, giói trẻ Pháp, từ 18-30
tuổi, trong mọi hoàn cảnh, không còn thù nghịch với Thiên Chúa. Như vậy, giới
trẻ Pháp tin tưởng cách minh nhiên hơn giới trưởng thành : 46% người trẻ
tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chỉ có một số rất nhỏ thuộc loại ‘ngộ giáo’
(angostiqus). Đang khi đó cuộc điều tra của Corref, thì chỉ có 38% người trưởng
thành tin ‘Thiên Chúa hiện hữu’. Hơn thế, nếu so sánh với những cuộc thăm dò
trước kia, chúng ta phải công nhận lòng tin của người trẻ Pháp có sự gia tăng
đáng kể. Vì cách đây 10 năm (2008), chỉ có 34% người trẻ 18-29 tuổi gắn bó với
một tôn giáo. Còn trên bình diện Âu Châu, hiện nay có 53% người trẻ gắn bó với
một tôn giáo.
Theo nữ tu Nathalie Becquart, đặc trách văn phòng mục vụ
giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục Pháp, thì : ‘Quả thật có một ‘phản hồi của
thế hệ’ : Vào thế hệ 1968, có một sự sa sút trầm trọng về việc thực hành
đạo. Nhưng sự sa sút này đã không ảnh hưởng nhiều đến thế hệ sau’. Sự kiện trên
đây không có nghĩa là giới trẻ đang trở về với Nước Pháp Kitô Giáo thời xa xưa.
Hiện tưởng trở về tôn giáo ngày nay diễn tiến qua những hình thức tâm linh khác
với cách thực hành đạo theo truyền thống. Vì thế, 40% người trẻ tuyên bố là thường cầu nguyện, 30%
xác nhận tầm quan trọng của đời sống tâm linh, và 1/5 cho biết đã tham dự các
cuộc đại hội hay các cuộc hành hương … nhưng rất ít người trẻ giữ lễ ngày chủ
nhật’.
Tại Pháp, tuy 56% người trẻ cho
rằng ở đây dễ sống niềm tin tôn giáo, nhưng một số khác lại bảo rằng khó khăn,
và một thiểu số cảm thấy bị khai trừ. Dĩ nhiên không ai nói ‘bị bạc đãi hay bị
bách hại vì tôn giáo’.
Một điều đáng chú ý : đối với
người trẻ hồi giáo, tôn giáo làm nên cuộc sống, vì thế khó tách rời tôn giáo ra
khỏi căn tính. Người trẻ kitô giáo dễ dàng hơn : người kitô giáo không
đồng hóa với người dân Pháp.
Một nhận xét nữa là số các bạn trẻ
đi JMJ tại vùng Paris (Région parisienne) đông hơn các vùng đồng quê khác. Sự
kiện đó chứng tỏ ‘tại các thành phố lớn trên thế giới, sinh hoạt tôn giáo mạnh
hơn tại các vùng đồng quê’.Sau đây là năm câu hỏi đặt ra và người trẻ trả lời :
Bạn có thể cho biết bạn thuộc tôn giáo nào ?
Công giáo |
Hồi giáo |
Tin Lành |
Phật Giáo |
Do Thái giáo |
Một tôn giáo nào đó |
Không tôn giáo . |
42% |
4% |
3% |
1% |
1% |
2% |
47% |
Theo bạn, có Thiên Chúa hiện hữu hay không?
Chắc chắn có |
Có lẽ có |
Không chắc có |
Không có |
16% |
30% |
31% |
23% |
Theo bạn, binh diện thiêng liêng hay tôn giáo có tầm mức quan trọng để giúp đời sống mỗi người thành công hay không?
Tổng thể |
Kitô giáo |
Các tôn giáo khác |
|
Rất quan trọng |
9% |
12% |
42% |
Khá quan trọng |
21% |
31% |
29% |
Không quan trọng lắm |
33% |
39% |
22% |
Chẳng quan trọng gì |
36% |
18% |
5% |
Không có ỳ kiến |
1% |
2% |
Theo bạn, dễ hay khó làm người sống tín ngưỡng tại Pháp hôm nay ?
Rất dễ |
Khá dễ |
Khá khó |
Rất khó |
Không ý kến |
10% |
39% |
41% |
9% |
1% |
Theo bạn, tôn giáo là động lực hòa bình hay chia rẽ ?
Động lực hòa bình |
Động lực chia rẽ |
Không hòa bình,
khg chia rẽ |
20% |
50% |
30% |
Chứng từ của Étienne André, 20 tuổi, sinh viên công giáo tại đại học Thương Mại ở Lille:
“Tôi lớn lên trong một gia đình Kitô giáo, và tôi luôn thực hành
đức tin. Có một thời kỳ tôi muốn đi xa hơn, và từ hai tháng nay tôi đi dâng lễ
mỗi ngày. Việc dấn thân mới này của tôi có một chí huớng khác. Tôi thuê nhà ở
chung với 5 người có niềm tin, bằng một tinh thần huynh đệ thật keo sơn. Tôi
tìm thấy Thiên Chúa hiện hữu mạnh mẽ hơn. Tôi thường đến với cộng đoàn Emmanuel
ở Lille. Hè vào, tôi sẽ là trưởng cộng đoàn. Niềm vui của cộng đoàn nuôi dưỡng
tôi. Cho dù tại Pháp người ta gắn bó với chế độ thế tục, tôi không cảm thấy sự
khó khăn gì đặc biệt trong việc sống đức tin. Có lẽ điều tế nhị nhất là phúc âm
hóa trực tiếp, mỗi khi tôi tham dự những công tác ngoài vỉa phố. Lúc đầu, không
dễ gì đến với người ta. Các bạn của tôi đa số là không có tín ngưỡng, tôi cố
gắng chia sẻ với họ cách đơn sơ diều tôi đang sống, chứ không đi vào những cuộc
tranh cãi lớn”. (Viết theo báo La Croix, 25.07.16)
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang