Nghệ sĩ Trúc
Tiên : Đờn Ca Tài Tử
L |
úc
sinh thời, giáo sư Trần Văn Khê từng thổ lộ : “Trong khi tôi nói về âm nhạc dân tộc, những cặp mắt học
trò của tôi sáng trưng lên. Họ làm được những điều tôi nói. Điều đó có nghĩa là
tre chưa tàn mà măng đã mọc. Thật là một điều may mắn”.
Với tiếng ‘‘Dạ’’ thân thương, nghệ sĩ Trúc Tiên đã đáp lại
tâm nguyện của giáo sư Khê và các bậc lão thành trong lãnh vực âm nhạc dân tộc.
Tiếng ‘‘dạ’’ này đã định hướng phương trời miền nam cũng như tuổi đời của
nghệ sĩ. Trúc Tiên muốn gửi gấm tâm sự của mình trong mấy câu thơ :
Đàn
ca Tài tử trăm năm lẻ
Tiền
nhân mở lối kẻ sau mong
Đường
tơ êm ái chung lòng
Quốc
hồn hậu bối thanh đồng âm vang.
Trong bài phỏng vấn đăng trên nhật báo Người Việt xuất bản
tại Hoa Kỳ, nhà báo Từ Nguyên viết : ‘‘Mặc dù Trúc Tiên sống ở Pháp nhiều năm hơn ở Việt Nam
nhưng không bao giờ quên nguồn gốc của mình. Dạ, theo nghĩa Hán-Việt còn là
đêm. Hồi xưa các cụ, sau ngày làm việc ruộng đồng vất vả, chiều tối mới quây quần
bên nhau ôm đàn hò hát, nhất là những đêm trăng.’’
Sự diễn ý nói trên thật đúng với ghi nhận của học giả
Vương Hồng Sển: ‘‘Họ (những tài tử)
thường tụ họp vừa tập ca cho vui, vừa trau giồi nghệ thuật...rồi mỗi khi có đám
tang, vào lúc canh khuya...họ cũng hòa đờn, tập dượt ca cho đúng nhịp, để đánh
cơn buồn ngủ. Sau thành thói tục, mỗi dịp "quan - hôn - tang - tế"
(chủ nhà) đều có mời họ cho rôm đám. (Vương Hồng Sển, Hồi ký 50 năm mê hát, Nhà Xuất bản Trẻ,
2010, tr. 25)
Mỗi
nhóm Đờn ca Tài tử có một tên riêng, phát xuất từ địa lý. Vào đầu thế kỷ XX có
hai nhóm Đờn ca Tài tử :
-
Nhóm Đờn ca Tài tử miền Tây Nam bộ gồm Bầu An, Tống Hữu Định, Phạm Đăng Đàn
v.v.
-
Nhóm Tài tử Saigon có Nguyễn Tiên Phong, Nguyễn Tùng Bá.
Theo
đúng truyền thống vừa kể, sau hơn một thế kỷ, nữ nghệ sĩ Trúc Tiên vừa hình
thành Đờn ca Tài tử Paris.
Trúc
Tiên không chỉ ‘‘đờn ca’’, mà có công tìm hiểu lịch sử bộ môn này đến tận nguồn
cội. Nữ nghệ sĩ trích dẫn công trình nghiên cứu của Võ Tất Hưng và Nhị Tấn,
theo đó, vào năm 1885, ‘‘sau
cuộc binh biến kinh thành Huế, vua Hàm Nghi xuất bôn ra chiếu Cần Vương, một số
nhạc quan và nhạc công của triều đình xuôi nam lánh nạn, sinh sống và hành nghề dạy nhạc, thâu nhận học trò. Vốn sẵn có trình độ học vấn, hiểu biết tinh hoa nền âm nhạc ngũ cung
đông phương, các nhạc quan nói trên đã ra công cải biên những bài bản ca nhạc Huế nói chung, Nhã Nhạc Cung Đình nói riêng, và đồng thời sáng tác một số
bài bản mà âm thanh và ngôn ngữgiản dịthích hợp với cư dân vùng đất mới, tạo thành một thể“Nhạc Tài Tử” thính phòng.’’
Đoạn
văn trích dẫn đưa ra một số đặc điểm của Đờn ca Tài tử :
-
Thể loại âm nhạc này phát xuất từ triều đình Huế. Các nhạc quan và nhạc công
xuôi nam lánh nạn đã hình thành Đờn Ca Tài tử.
-
Nội dung Đờn ca Tài tử gồm các bản cổ ca đất Thần kinh, được cải biên, và thêm
nhiều sáng tác mới, sử dụng ngôn ngữ miền Nam.
Chính
nhờ chiều dày lịch sử cũng như giá trị văn hóa của Đờn ca Tài tử, vào năm 2014,
Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận bộ môn
nghệ thuật này là di sản văn hóa phi vật thể (patrimoine culturel immatériel) của
nhân loại.
Hai
sự việc này đồng thời giải thích Đờn Ca Tài Tử Paris. Việc tiếp nối truyền thống
âm nhạc Nam bộ thể hiện sự gắn bó với sông rạch miền Nam qua câu hò tiếng hát.
Theo bước chân các nhạc quan tiền bối, Trúc Tiên nỗ lực cải biên Đờn Ca Tài Tử
để bộ môn này có chỗ đứng vững vàng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Đờn
ca Tài tử đòi hỏi các nghệ sĩ phải thật điêu luyện. Tài (才) : giỏi ;
Tử (仔) :
gánh vác. Việc các nhạc quan mệnh danh bộ môn nghệ thuật này là tài tử muốn nói
khả năng tài giỏi, chuyên nghiệp của các nghệ sĩ dấn thân vào Đờn ca Tài tử.
Nữ
nghệ sĩ Trúc Tiên giải thích sự khác biệt giữa đờn ca tài tử và cải lương như
sau : ‘‘Dù Cải Lương được bắt nguồn từ Đàn Ca Tài Tử nhưng có lẽ khác nhau ở không gian nghệ thuật hay môi trường diễn xướng. Đàn Ca Tài Tử, một thể nhạc thính phòng, người đàn người hát đều được xem là “tài tử” như nhau, không phân chánh phụ, và thường tấu trọn nhạc phẩm. Trong khi đó, các vở Cải Lương là tuồng diễn trên sân khấu. Diễn để xem là chánh cho nên “đào”,“kép” là
nhân vật nổi, đàn hát không quan trọng bằng.’’
Một nhạc sĩ Đàn CaTài Tử tâm sự : « Cùng một điệu, đàn cho tài tử giai nhân hát khác với đàn cho đào kép hát trên sân khấu Cải Lương. Với Đàn Ca Tài Tử, mỗi “tài tử” đàn và hát giữ đúng nhịp đúng hơi của lòng bài ca, không ai theo ai, đợi ai. Ngược lại, đàn cho “đào kép”Cải Lương hát, thì các “nghệ nhân”(thầy đàn) phải để ý lúc vô ra nhanh chậm của đào kép mà lấy nhịp, vì bộ môn nầy thì “đàn phải theo hát”, người hát không những hát không mà còn phải diễn, và diễn là chánh’’.
Nữ nghệ sĩ Trúc Tiên tâm sự :
Vấn
vương giai điệu thâm tình
Tri
âm tri kỉ biết mình với ta
Cống
xang xự líu mặn mà
Quê người trăm giọt xót xa ta mình.
Giọt xót xa được cô đọng thành 10 bản Đờn Ca Tài Tử, giới thiệu trong CD Trúc Tiên : Dạ, gồm có :
- Long ngâm - Nam Quốc Sơn Hà
- Phụng cầu - Tứ Hải Thọ Tiễn
- Tứ đại oán - Khúc Nhạc Uyên Ương
- Sương chiều/Tú anh - Mối Tình Cô Tô
- Xàng xê - Quan Âm Thị Kính
- Nam xuân - Vân Tiên Cứu Nguyệt Nga
- Nam ai - Nguyệt Nga Cống Hồ
- Phụng hoàng - Tâm Sự Huyền Trân
- Nam đảo - Tình Bằng Hữu
- Ngủ đối hạ - Hồn Thiêng Sông Núi
Khách mộ điệu Đờn Ca Tài Tử có thể hỏi mua CD Dạ : Trúc Tiên Đờn ca Tài Tử qua
địa chỉ :
- Vũ Hạ 06 46 61 04 46
- hoặc điện thư : tranh@orange.fr.
Paris, tháng Tư 2017
Lê Đình Thông
* *** *
Mời quý độc giả cùng thưởng thức
33 câu Long ngâm - Nam quốc sơn hà
của nữ Nghệ Sĩ Trúc Tiên
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang