Thời gian 14g00-16g30
Địa điểm Phòng ăn giáo xứ Việt Nam Paris
Hiện diện GS Cảnh, Thầy Nha, Thầy Sơn,
Đức Ông Vinh, BS & GS Tạ Thanh Minh-Khánh, AC Đức & Phượng, AC Quý
& Phượng, AC Thành & Chi, AC Việt & Thơ, anh Đại, anh Huy, anh
Xuân, chị Vân, chị Đào, chị Huyền, chị Thọ, chị Loan, chị Liên Phương, chị Thục
Hiền, cô Ross, cô Thư Hương.
Tổng cộng 26 người
Chủ đề Sứ mạng của cha mẹ
trong việc dìu dắt con cái học, hiểu và sống đạo.
Xem Hình Buổi Thảo luận (xin nhấn vào đây)
Tiến trình thảo luận (chị Liên Phương điều hành chung)
Lời dẫn nhập (anh Đại)
Kính thưa
quý Cha, Thầy, ông bà và các anh chị,
Ngày 28-11-2014, trong một lá thư gửi đến những người nam nữ thánh hiến, ĐTC Phanxicô đã đề xướng năm « Đời sống thánh hiến », bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng 30-11-2014, và sẽ kết thúc với lễ Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh ngày 02-02-2016, với ba mục tiêu : nhớ lại quá khứ với lòng biết ơn, sống hiện tại với lòng say mê và nhắm đến tương lai với niềm hy vọng.
Một trong những lý do của việc đề xướng này là nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của Giáo Hội, trong đó một trong những nhu cầu quan trọng nhất là việc làm sao gia tăng số linh mục trên toàn thế giới.
Thật vậy, cùng với việc gia tăng dân số của thế giới (6 tỷ vào cuối năm 1999, 7 tỷ vào cuối năm 2014), tỉ lệ người Công giáo vẫn tương đối ổn định ở mức 17.5 %, nghĩa là số tín hữu Công giáo vẫn gia tăng cùng nhịp với sự gia tăng của dân số thế giới. Trong khi đó, sự gia tăng của số linh mục đã có dấu hiệu giảm sút trong những năm gần đây. Vào cuối năm 2007, theo thống kê của tòa thánh Vatican,
trên thế giới có 1 linh mục cho 12879 người và cho 2810 người Công giáo; thì đến cuối năm 2014 trên thế giới chỉ còn có 1 linh muc cho
13572 người và 2965 người Công giáo. Nếu tính riêng năm 2014,
số linh mục trên toàn thế giới là 414.313 (tăng 895
so với năm 2013) do sự gia tăng khá mạnh ở châu Phi và châu Á,
nhưng ở châu Âu thì số linh mục đã giãm đi 1375 so với năm trước. Thật vậy, tòa thánh đã nhận thấy có một sự khủng hoảng vềơn gọi ở châu Âu kể từ năm 2011.
Như vậy chúng ta thấy là hiện tượng “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” không chỉ xảy ra vào thời của Chúa GiêSu và được ghi lại trong sách của thánh Luca mà hiện tượng này đang xảy ra vào thời đại của chúng ta. Vì sao lại có sự khủng hoảng vềơn gọi này ? Ở đây, tôi xin mạo muội đưa ra một giải thích có tính cách
khoa học cho sự kiện thuộc về lãnh vực thiêng liêng này.
Nều các bạn nào đã xem cuốn phim “Giải cứu binh nhì Ryan” thì
chắc đều nhớ rằng có một gia đình họ là Ryan có 4 người con trai tham gia
vào cuộc đổ bộ của phe Đồng Minh ở Normandie. Sau 3 ngày
chiến đấu khốc liệt thì 3 người con trai lớn của gia đình này đã tử trận. Được tin này, Tổng tham mưu trưởng của quân đội Hoa Kỳ đã ra lệnh cho đại uý Miller phải bằng mọi cách tìm cho được người con trai cuối cùng của dòng họ Ryan và đem anh ta về Mỹ an toàn. Việc này hoàn toàn không
dễ dàng vì Ryan đang ở sâu trong vùng đất địch, cách xa nơi đại đội của Miller đang trấn đóng. Nhưng Miller đã hoàn
thành nhiệm vụ này một cách xuất sắc. Qua phim này, chúng
ta thấy rằng việc có một người con trai thừa tự không chỉ quan trọng ở các nước Á Đông mà cả trên toàn thế giới.
Hiện nay, cùng với việc kế hoạch hóa gia đình « Mỗi gia đình chỉ nên có 2 con » được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhất là ở châu Âu; nếu chúng ta để ý rằng xác suất sinh con trai và xác suất sinh con gái bằng nhau thì rõ ràng là, bình quân, mỗi gia đình chỉ có 1 con trai. Trong hoàn cảnh này, người con trai này sẽ ít có cơ hội được cha mẹ khuyền khích theo con đường tu hành, dẫn đến việc giảm sút số linh mục.
Trong buổi hội thảo hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về đề tài “Sứ mạng của cha me trong việc dìu dắt con cái học, hiểu và sống đạo” ; cụ thể là, trong tinh thần của năm « Ơn gọi tận hiến », chúng ta sẽ nói về việc làm cách nào khuyến khích con cái theo con đường tu hành, ngõ hầu giải quyết nhu cầu “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” (Lc 10, 1-2). Liệu mỗi người trong chúng ta có mong muốn trở thành những người thợ gặt ấy không?
Thuyết trình về đề tài
Gồm 2 nội dung chính:
1. Phản ứng của cha mẹ khi con mình khám phá ra ơn gọi linh mục, tu sĩ.
2. Vai trò và nhiệm vụ của cha mẹ trong việc giáo dục tôn giáo cho con cái.
Ý kiến trao đổi trong cuộc họp
Nội dung 1: Phản ứng của cha mẹ khi con mình khám phá ra ơn gọi linh mục, tu sĩ.
Có nhiều quan điểm tương tự xoay quanh nội dung này và nhận định chung là khi một đứa con có chủ định tận hiến cuộc đời cho Chúa thì cha mẹ đừng nên phủ nhận quyết định này. Tất nhiên, cha mẹ cũng có thể phê bình, chất vấn các lý lẻ của con mình, cân nhắc cùng với nó suy nghĩ về đời sống linh mục, tu sĩ và đời sống giáo dân, và phân tích khách quan các nguyên nhân dẫn đến ơn gọi tận hiến này dưới khía cạnh hành trình đức tin của nó.
Cũng giống như một người có căn tu bên Phật giáo, khi một đứa con kiên quyết dâng hiến cả cuộc đời cho Chúa thì đứa con này đã ý thức đủ và quán triệt rõ ràng về việc Chúa đã chọn nó. Như chị Thọ đã nêu ra, tiếng gọi của Ngài kêu con mình vào dòng tu hay trở thành linh mục là kết quả tuyệt diệu của một nền giáo dục đạo tốt, hay của một quá trình sinh hoạt tôn giáo đã được xây và củng cố trên nền tảng đức tin. Nền tảng đức tin đây có nghĩa là mình phải sống linh đạo theo ba chiều kích: bền vững sống đức tin, can đảm bênh vực đức tin, và nhiệt thành trao truyền đức tin.
Khi một đứa trẻ có lòng khao khát tận hiến đời mình cho Chúa để phục vụ tha nhân cũng như Ngài trước đây đã hiến thân để gánh tội của trần gian trên Thánh giá, thì theo nhiều người (chị Chi, chị Phượng, thầy Sơn, ...) , cha mẹ phải hậu thuẫn quyết định và thỏa mãn ước muốn này. Vì cha mẹ có vai trò mấu chốt trong việc phát triển đưa trẻ toàn diện, họ cũng có đủ năng lực trí tuệ để hiểu rằng con mình đã có đủ nghị lực mãnh liệt để vượt qua nhiều trở ngại, khắc phục những dị nghị, luận điệu tiêu cực, để nhằm mục đích chính là trở thành chứng nhân của Chúa trong lời nói và trong hành động.
Đối với nhiều bậc cha mẹ vì một lý do nào đó không gần với Giáo hội công giáo nữa trong đời sống hàng ngày hay trong thời gian bất hạnh, ơn gọi linh mục, tu sĩ của đứa trẻ, theo chị Thọ, có thể tác động tích cực đến đời sống của họ trong việc đánh thức đức tin của họ, trong việc cải thiện suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến đạo, trong việc khám phá lại một cộng đồng công giáo sôi động. Và đôi khi ơn gọi tận hiến của đứa trẻ cũng là một khởi đầu mới trong việc sống Tin mừng.
Trong thực tế, giáo dục tôn giáo tốt cho con mình là một điều kiện mấu chốt trong việc giúp nó khám ra ơn gọi linh mục, tu sĩ. Điều này dẫn đến vấn đề thứ hai đã được đưa ra thảo luận là trách nhiệm của cha mẹ về việc giáo dục tôn giáo cho con mình.
Nộ̣i dung 2: Vai trò và nhiệm vụ của cha mẹ trong việc giáo dục tôn giáo cho con cái.
Theo GS Cảnh, thầy Nha, anh Đức, chỉ có cha mẹ mới có trách nhiệm chính trong việc giáo dục con mình về đạo,mặc dù mình không phủ nhận vai trò lớn của các đoàn thể, cộng đoàn có thể ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục tôn giáo. Cha mẹ có thể giao tiếp với đứa trẻ một cách tự nhiên, dễ dàng về các vấn đề tôn giáo căn bản như cầu nguyện, đức tin, hay về các khái niệm về thiên đàng, địa ngục, tội lỗi, lòng vị tha.
Theo nhận thức của nhiều người thì yếu tố đầu tiên là tạo nhu cầu cho đứa trẻ tiếp cận với môi trường công giáo: khi đi lễ trong nhà thờ chỉ cho đứa bé chào Đức Mẹ, chào Chúa, làm dấu, ... để cho nó tiếp thu từ từ giá trị thiêng liêng của công giáo, rồi sau đó phải cấu thành, phát triển, củng cố một môi trường đạo để có thể mang đến cho mỗi đứa trẻ một nền giáo dục đạo tốt. Một nền giáo dục đạo tốt có thể được định nghĩa là khi đứa trẻ nỗ lực đi lễ mỗi chủ nhật, khi nó chủ động đọc kinh mỗi ngày, hay kiên quyết trau dồi những kiến thức tổng quát về giáo lý, và biết phát huy tính chủ động trong việc khám phá các mầu nhiệm chính yếu của đức tin (Thiên Chúa ba ngôi, bí tích rửa tội, vv)
Vì cha mẹ trong đời sống hàng ngày hay phải đối phó với nhiều thách thức nên đôi khi cũng không có nhiều thì giờ đáp án những câu hỏi tồn tại, tinh thần của con mình, hay không có tất cả các câu trả lời (và đây là một thực tế mà họ phải chấp nhận), thì theo GS Cảnh, anh Đức, họ có thể đa dạng hóa những phương thức học giáo lý bằng cách ủy một phần trách nhiệm cho những người dạy giáo lý.
Hơn nữa, một trong những vai
trò của cha mẹ là phải hợp tác tích cực với Giáo hội để cùng nhau hỗ trợ cũng
như phát triển các hoạt động tôn giáo, kích thích lòng khao khát học hỏi, nâng
cao tính tò mọ về đạo, và phổ biến sâu rộng đức tin công giáo đến những người
không cùng tôn giáo. Ví dụ như chị Loan đã vô đạo công giáo khi lấy chồng là một
người có đạo, chị đã chủ động tìm hiểu đạo với giúp đở của nhiều người để đạt
được một đời sống đức tin vững chắc vào Chúa.
Trong các buổi sinh hoạt gia đình, cha mẹ có thể đề cập với con mình về ý nghĩa của giá trị công giáo và thảo luận về thế mạnh của chúng trong đời sống hàng ngày: ví dụ xây dựng một môi trường khoan dung và bình đẳng cho tất cả mọi người, và làm sao cho những giá trị công giáo này đừng biệt lập với các giá trị được học ở trong trường (tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, vv).
Một nhiệm vụ khác của bậc cha mẹ là phải chấn chỉnh kịp thời những kết quả khiêm tốn của con mình trong việc sống đạo, cũng như khẩn trương khắc phục tình trạng không quan tâm đến đạo của đứa trẻ: ví dụ cha mẹ cứ cho con thấy là họ đi lễ mỗi chủ nhật, đọc kinh mỗi ngày, và chia sẻ niềm vui, hạnh phúc cho nó biết để cho nó từ từ ý thức tới đức tin và hiểu rằng đức tin là ngọn đuốc soi chiếu mọi hoạt động của nó. Chị Huyền là chứng nhân về những bước thăng trầm trên con đường đức tin của con trai đầu lòng của chị: trong một gia đình mà cha không theo đạo, cháu đã được rửa tội khi 14 tuổi và đã chịu phép thêm sức khi trên 20, cháu cũng không quan tâm đến đạo nhiều, nhưng vì chị cứ đi lễ nhà thờ, cầu nguyện, thuyết phục cháu đi đến nhà thờ, nhất trí làm nảy sinh trong lòng cháu tinh thần khao khát Chúa nên sau này cháu đã trở về Giáo xứ Việt Nam tại Paris để trở thành huynh trưởng.
Kết luận (Thầy Nha)
Cha mẹ không những là đấng sinh thành, nuôi dưỡng mà còn là người dìu dắt hướng dẫn con đến với đạo, học, hiểu và sống đạo. Trong quá trình đó, nếu đứa con nhận định ơn gọi linh mục, tu sĩ là hướng đi, hướng sống của chính mình thì đây là thành quả đáng tự hào đối với bất kỳ một đấng bậc cha me nào đã cố gắng gieo hạt giống đức tin cho con mình.
Đinh Đức Huy ghi chép
Bài viết khác
Chương Trình Hành Hương Đức Mẹ Lộ Đức 16/08/2024-20/08/2024 và Phiếu Đăng Ký
Hành Hương Thánh Địa : Cùng Mẹ La Vang Bước Theo Dấu Chân Chúa từ 23 đến 30/04/2023
Cáo Phó : Sơ Marie-Sophie Nguyễn Thị Phú
Thành Kính Phân Ưu - Thân phụ Cha Gioan Vũ Minh Sinh
Thơ : Thánh Lễ Tiễn Biệt Cursillista Many Hùng - Lê Đình Thông
Hình : Thánh Lễ Thêm Sức cho 27 em Thiếu Nhi Giáo Xứ ngày 10/10/2020
Thơ & Nhạc : Ngước Mắt - Lê Đình Thông
Hội Linh Mục Xuân Bích - Phó Tế Phạm Bá Nha
Dân Pháp trước sự chết - Mai Đức
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam theo gương Chúa Giêsu : Ứng xử bất bạo động
Hàng trăm ngàn Tín hữu năm châu dự Đại Lễ phong Thánh Mẹ Têrêsa - Lê Đình Thông
Bữa Cơm Liên Đới Xây Dựng Giáo Xứ
CHIỀU THƠ NHẠC 05 Tháng 10 Năm 2014 Chương Trình Diễn Tiến & Âm Vang