Ngày viếng Áo Thánh Chúa
Và ngày Hồng Ân Chúa
ban cho Giáo Hội Hoàn Vũ
Công-Bình tường thuật
hứ 5 ngày 08 tháng 5 năm 2025 vừa qua, Cộng Đồng người Việt nam tại Paris và các vùng lân cận, cũng như một số đến từ Mỹ và Việt nam đã quây quần tụ họp tại thành phố Argenteuil để tham dự ngày Đại Hội Viếng Áo Thánh Chúa do Linh mục Phêrô Nguyễn Thế Anh tổ chức. Cha Phêrô Nguyễn Thế Anh hiện nay là cha xứ giáo xứ Isle Adam, nhưng trước khi được nhận bài sai đi làm cha xứ, ngài đã từng phục vụ với cương vị là cha phó nhiều năm cho Vương cung Thánh đường Saint Denys Argenteuil (thuộc Giáo phận Pontoise – Tổng Giáo phận Paris), nơi từ hơn 1200 năm nay đã cất giữ Chiếc Áo không đường khâu (Saint Tunique) mà Chúa Giêsu đã khoác trên mình khi Ngài vác thập giá, Chiếc Áo còn lưu giữ lại những giọt Máu đào của Chúa và những vết Thương tích được in đậm lên mà Chúa đã hy sinh vì tội lỗi chúng ta. |
Tấm vải này hiện đang được lưu trữ ở 1 nhà Dòng Chúa Cứu Thế ở Oviedo (miền Bắc Tây Ban Nha)
2. Tấm vải dài hơn 4m đã bọc thi thể Chúa Giêsu sau khi Ngài qua đời.
Hiện đang được lưu trữ tại Turin. Sau khi Chúa Sống lại và ra khỏi mồ, hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Gioan lúc vào mồ đã thấy 2 tấm vải này được xếp lại gọn gàng để kế bên.
3. Và Áo Thánh Chúa được lưu trữ trên 1200 năm tại Vương Cung Thánh Đường Saint Denys - Argenteuil này
(Cả ba Thánh tích này đều được tường thuật trong Kinh Thánh)
4. Truyền thuyết còn nhắc đến Khăn Thánh Veronica (tiếng Latin: Sudarium Veronicae hoặc Velum Veronicae), theo đó bà Thánh Veronica là người phụ nữ đã lau mặt Chúa Giêsu khi Ngài vác thập giá lên đồi Golgotha, và khuôn mặt của Ngài đã in lại trên tấm khăn này.
(Chặng đàng Thánh giá thứ 6 mà chúng ta thường ngắm có nhắc đến, nhưng
trong Kinh Thánh, không sách nào lược thuật chi tiết này.)
Tại Vương Cung Thánh đường Saint Denys, vì là nơi nghiêm trang thánh thiện, nên Cha Thế Anh cũng đã tổ chức nhiều buổi Tĩnh tâm cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam khắp mọi miền. Được biết trước đây, Áo Thánh Chúa chỉ được đem ra cho tín hữu dân Chúa trên toàn Thế giới đến chiêm ngắm và cầu nguyện cứ mỗi 50 năm / một lần và lần cuối cùng là vào năm 2016.
Năm nay vì là năm Thánh với chủ đề ‘‘Những người hành hương của Hy vọng’’ nên Giáo phận Pontoise đã quyết định đưa Áo Thánh Chúa (Sainte Tunique) ra trưng bày giữa Đền Thánh từ ngày 18 tháng 4 đến 11 tháng 5 năm 2025. Đây là một sự kiện đặc biệt và việc trưng bày thánh tích này nhằm khuyến khích các tín hữu hành hương, suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, và củng cố đức tin trong bối cảnh năm hồng ân đặc biệt này. Quyết định đưa Áo Thánh ra trưng bày lần này không chỉ đáp ứng lòng sùng kính của các tín hữu mà còn nằm trong nỗ lực của Giáo hội nhằm lan tỏa thông điệp Hy vọng và lòng thương xót trong Năm Thánh.
Năm 2016, trên 200.000 tín hữu đã hành hương về đây và năm nay 2025 ước tính số người hành hương sẽ lên tới khoảng 400.000 người.
Mặc dù không còn trách nhiệm
ở đây, nhưng vẫn được xem là người trong nhà của Vương Cung Thánh Đường, cha
Phêrô Nguyễn Thế Anh đã dễ dàng sắp xếp cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam có được
hai ngày 8 và 10/05/2025 đến Viếng Áo Thánh Chúa một cách đặc biệt hơn, vào thẳng
Đền Thánh không phải xếp hàng và có được 30 phút dâng tiếng hát lời kinh bằng
tiếng Việt cho toàn thể Đền Thánh lắng nghe.
Chương trình của 2 ngày gồm
có :
- 16h00 : Tập trung tại nhà thờ Notre Dame de Lourdes
(cách Vương Cung Thánh Đường khoảng 15 phút đi bộ) để xem diaporama và nghe cha
Thế Anh nói chuyện về Chiếc Áo Thánh và giải thích cho những ai có thắc mắc về
Áo Thánh)
- 17h30 : Xuất phát đi về Vương Cung Thánh Đường.
- 18h00-18h30 : Ca Đoàn Việt Nam cất tiếng hát và dâng Lời
Cầu Nguyện bằng tiếng Việt.
Sau ba mươi phút Thánh Ca tiếng Việt được cất lên vang vọng trong và ngoài Đền Thánh thì các màn hình lớn nhỏ bắt đầu chuyển sang màn hình chiếu trực tiếp từ Đền Thánh Phêrô với làn khói trắng lan tỏa ra trên bầu trời Vatican. Tin tức đã có tân Giáo Hoàng mới được truyền đi rất nhanh trong Đền Thánh và mọi người trông chờ từng phút từng giây để xem ai sẽ trở thành tân Giáo Hoàng thứ 267 của Giáo Hội.
Thánh lễ lẽ ra sẽ diễn ra vào lúc 19h00 đã được thông báo trì hoãn cho đến lúc Đức Tân Giáo Hoàng ra ban công và ban Phép lành.
Thánh lễ hôm nay được chủ tế
bởi Đức Cha Vincent Jordy Tổng Giám mục Tổng giáo phận Tours và Đức Cha Luc
Crepy Giám mục Giáo phận Versailles đồng tế.
Khoảng 19h45, tấm màn nhung
đỏ của ban công Đền Thánh Phêrô được mở ra, Đức Tân Giáo Hoàng xuất hiện, chân
dung và dáng vẻ Ngài được người ta liên tưởng đến một vị Giáo Hoàng khác, cũng
bước ra từ sau ‘‘bức màn đỏ’’, người đầu tiên đến từ Đông Âu, đó là Đức Thánh
Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, đã làm thay đổi Thế giới theo một chiều kích mới.
Cũng thần thái đó, nhưng hôm
nay, vị Tân Giáo Hoàng, sinh ra và lớn lên tại Mỹ, đất nước văn minh giàu có,
nhưng cuộc đời phục vụ của Ngài lại là bên cạnh những người nghèo và di dân xa
xôi tận bên Peru (Nam Mỹ). Tước hiệu Ngài chọn là Lêô XIV, không chỉ đơn giản
là một tên gọi, mà nó mang một ý nghĩa sâu xa hơn, là sự nối kết với di sản của
những vị tiền nhiệm Giáo Hoàng mang tên ‘‘Lêô’’, nối tiếp cái tôn chỉ của Đức
Thánh Giáo Hoàng Lêô XIII (1878–1903), người đã ra Thông điệp Rerum Novarum ban
hành ngày 15 tháng 5 năm 1891, một văn kiện mang tính bước ngoặt trong lịch sử
Giáo hội Công giáo, đặt nền móng cho học thuyết xã hội Công giáo về công lý xã
hội, nhân phẩm và vai trò của Giáo hội trong xã hội ngày nay. Thông điệp này vẫn
còn giá trị : mở đường cho các thông điệp xã hội sau này của Đức Gioan Phaolô
II (Centesimus Annus, 1991) và Đức Phanxicô (Laudato Si’, 2015).
Điều đặc biệt, Đức Lêô XIII
có liên hệ thắm thiết với Giáo hội Việt Nam thông qua việc phong Chân Phước Á
Thánh cho 64 vị Tử Đạo Việt Nam năm 1900, đánh dấu bước đầu tiên trong việc tôn
vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam trên bình diện toàn cầu. Ngoài ra, ngài còn hỗ
trợ công cuộc truyền giáo và củng cố Giáo hội Việt Nam qua việc ủng hộ các thừa
sai mà qua đó giúp Giáo hội Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kỳ khó
khăn.
* * *
Thần khí Thánh Linh đã thổi
trên các vị Hồng Y để các Ngài bầu ra một vị Giáo Hoàng chỉ qua 4 vòng bỏ phiếu
và chỉ trong 24 giờ đồng hồ.
Hồng ân Thiên Chúa đã ban
cho Giáo hội Hoàn Vũ chúng ta nhanh chóng có một triều đại giáo hoàng mới. Có
thể chúng ta đã cảm nghiệm được : với Đức Gioan Phaolô II, một thời để
chúng ta NGHE những gì Ngài nói, với Đức Bênêđicto XVI, một thời để chúng ta ĐỌC
những gì Ngài viết, với Đức Phanxicô, một thời để chúng ta THẤY những gì Ngài
làm.
Xin Chúa Chúc Phúc cho triều
đại của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV luôn luôn tỏa sáng để chúng ta được NGHE, được
ĐỌC và được THẤY mọi điều theo Thánh Ý Chúa qua Đức Thánh Cha.
Hy vọng Ngài luôn Bình an để
dẫn dắt Giáo Hội vững vàng trên con đường trần thế.
Hy vọng Ngài không chỉ là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Nước Mỹ mà cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm Việt Nam chúng ta trong một tương lai rất gần.
Spes non confundit : “Hy vọng không làm thất vọng” (Rm
5,5)
Năm Thánh 2025 : ‘‘Những Người Hành hương của Hy Vọng’’
Công-Bình tường thuật
08/05/2025
* *** *
Mời Quý Cộng Đoàn cùng
xem lại Những hình ảnh Của cuộc Viếng thăm do anh Ngọc Huy ghi lại :
Bài viết khác
Thông Báo KERMESSE Giáo Xứ 2025
Hình : Thánh Lễ Phục Sinh 20/04/2025 tại Giáo Xứ VN Paris - Ngọc Huy
Vidéo : Thánh Lễ Lá 13/04/2025 tại Giáo Xứ VN Paris - Huy Quyên
Hình : Tiệc Tết Cao Niên Ất Tỵ 2025 Giáo Xứ Việt Nam Paris
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ Paris
Tiêc Giáo Xứ Ngày 1 Tháng 5 tại Giáo Xứ
Vidéo & Hình : TĨNH TÂM MÙA CHAY 16/03/2025 tại Giáo Xứ VN Paris - Huy Quyên
Vidéo : Tết Cao Niên Ất Tỵ 2025 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris - Huy Quyên
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân KHÓA I/2025 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Ất Tỵ 2025 - Giáo Xứ Việt Nam Paris
Vidéo : Tiệc Tết Ất Tỵ 2025 - Giáo Xứ Việt Nam Paris
Hình : Diễn Nguyện Đêm Giáng Sinh và Thánh Lễ - Nguyễn Văn Mẫn
Hình : Diễn Nguyện Đêm Giáng Sinh và Thánh Lễ - Nguyễn Văn Mẫn
Vidéo : TĨNH TÂM MÙA VỌNG ngày 08/12/2024 tại Giáo Xứ VN Paris, với Cha Giuse NGUYỄN QUANG HUY
Bánh Chưng và Tết Xuân Ất Tỵ - Mời Mời Mời - GXVNParis
Hình : Giáo Xứ Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ