NGÀY
VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
27
– 04 – 2025
Và Hình Ảnh
Kính thưa cha Giám đốc Giáo xứ Việt Nam Paris Gilbert Nguyễn Kim Sang,
Kính thưa quí Cha, quí Thầy, quí vị quan khách và bạn hữu,
Cha Giám Đốc Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris, cha Giuse Trần Anh Dũng và ban điều hành thư viện hân hoan chào mừng quí vị trong ngày Văn Hóa Thư Viện năm 2025 và cũng là mừng 35 năm thành lập Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Cách đây 35 năm, năm 1990 Thư viện được thành lập do cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách, Cha Đinh Đồng Thượng Sách luôn tận tâm phát triển, mở rộng mọi mặt của Thư Viện trong suốt thời gian 28 năm qua, cho đến năm 2018 cha Trần Anh-Dũng tiếp tục duy trì, phát triển Thư viện Giáo xứ Việt Nam Paris trong những năm qua.
Thời gian qua mau, mới đây mà Thư viện Giáo xứ Việt Nam Paris đã được ba mươi lăm tuổi. 35 năm thì có là bao, chỉ là một thoáng qua của thời gian, nhưng đối với Thư viện Giáo xứ là một con đường dài, là sự đóng góp liên tục của nhiều người, của các anh chị trong ban điều hành từ lúc khởi đầu cho đến các anh chị hiện nay.
Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ năm nay, tại hội trường Giáo Xứ trong một khung cảnh khiêm nhường nhưng đầy tham vọng duy trì và phổ biến ‘‘tinh thần và văn hóa dân tộc’’. Như hàng năm qua, Thư Viện Giáo Xứ tổ chức ngày Văn Hóa Thư Viện với những đề tài văn hóa nói về các danh nhân thời cận đại, các vị có công với đất nước Việt Nam và nền văn hóa dân tộc.
Năm nay cha Trần Anh Dũng sẽ nói về CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM.
Qua đề tài này, tôi nghĩ đến các vị khai sáng Thư Viện Giáo Xứ và những vị đã dày công đóng góp cho sự duy trì, phát triển Thư Viện Giáo Xứ trong xuốt 35 năm qua.
Trong một câu hò của những người đi khai thác đất hoang ở miền Namthuở xưa như sau:
Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế Ðồng Nai.
Nước sông trong sao cứ chảy hoài,
Thương người xa xứ lạc loài đến đây
Thật vậy, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không phải là những người xa xứ lạc loài đến nước Pháp nhưng chúng ta là những người xa xứ lạc loài trong thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại mà tinh thần và văn hóa dân tộc việt như vùng đất hoang của thế hệ trẻ này.
Chắc hẳn mọi người hiện diện hôm nay ít là một lần đã mang nỗi ưu tư, đã có những khắc khoải nhớ về quê nhà sau những năm dài xa quê hương, một nỗi lòng được nói lên trong thơ Tản Đà :
Nước Non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng Non
Nhớ lời hẹn Nước thề Non
Nước đi chưa lại Non còn đứng không
Phải chăng chúng ta, những người sống nơi hải ngoại là Nước mà quê hương Việt Nam là Non ? và phải chăng nỗi ưu tư của chúng ta là :
Quên Non, Nước mất hồn,
Quên tiếng Việt,
Non Nước có còn hay không !
Tôi dùng những lời này vì cộng đoàn Việt Nam chúng ta đang làm một việc duy trì văn hóa của dân tộc mình, một sinh hoạt rất nhỏ nhưng biểu hiện một tính cách của dân tộc. Cho dù chúng ta đang sống trong một xứ sở khác, xa vời quê nhà, hay đúng hơn chúng ta xa vời cái lò hun đúc để đào tạo nên người hữu dụng cho nước nhà Đại Việt nhưng chúng ta đang trở thành cái kho tích trữ tinh thần truyền thống của những lớp người đi trước mà Thư viện Giáo xứ Việt Nam Paris có thể dẫn chứng cho quí vị tinh thần truyền thống Đại Việt qua hàng trăm tác phẩm văn hóa, Thư viện Giáo xứ có thể dẫn chứng cho quí vị thành tích gương mẫu của tổ tiên qua hàng ngàn tác phẩm giáo dục, triết lý, lịch sử và với hơn mười hai ngàn cuốn sách Thư viện cũng có thể trở thành cái lò hung đúc tinh thần dân tộc qua các tác phẩm tôn giáo, văn học, văn chương của các thời đại.
Kính thưa quí cha, quí thầy, quí vị quan khách và bạn hữu,
Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris tuy nhỏ nhưng phong phú, xúc tích. Thư Viện Giáo Xứ có được như ngày hôm nay là công lao của rất nhiều ngưởi trong công đoàn người Việt tại đây,
Nhưng đặc biệt năm nay, một sự thay đổi lớn cho thư viện giáo xứ Việt Nam Paris, cha Trần Anh Dũng sẽ chào tạm biệt Thư Viện và anh trưởng thư viện cũng thế, theo bước chân ngài.
Để nói lên lời chân thành nhớ ơn những người khai phá và đóng góp cho Thư Viện trong suốt 35 năm qua tôi xin dùng lời văn của nhà văn Bình Nguyên Lộc trong tác phẩm Rừng Mắm, Bình Nguyên Lộc đã ca ngợi những người đi khai hoang, khẩn đất, mở mang bờ cỏi đất nước.
Tác giả đã dùng lời nói của một người ông nói với đứa cháu nội như sau: “ Phù sa là đất bùn mềm lủn và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia cây mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Ông với lại tía của con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Ðời con là tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. »
Đức ông Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách, cha Trần Anh Dũng và các vị học giả cụ Hương Giang Thái Văn Kiểm, GS Vũ Quốc Thúc, cụ Trương công Cừu, GS Lê Mộng Nguyên, bác sĩ Nguyễn Văn Ái, LS Lê Trọng Quát, GS Trương Thị Liễu, GS Tạ Thanh Minh Khánh, GS Phạm Thị Nhung, GS Trần Văn Cảnh, Thày Phạm Bá Nha, nhà văn Từ Nguyên, luật sư Lê Đình Thông, Gs Đỗ Mạnh Tri và nhiều các vị khác như những cây mắm, cộng đoàn người việt tại nơi đây là tràm và các thế hệ con cháu của chúng ta sẽ là xoài, là mít, là dừa, là cau.
Trong ý nghĩa ý thức trách nhiệm duy trì văn hóa Việt Nam chính là mối dây liên hệ giữa quê hương Việt Nam và người Việt Nam, giữa các bậc tiền bối và hậu sinh, hay cụ thể nhất, ý thức trách nhiệm duy trì văn hóa Việt Nam chính là mối dây liên hệ giữa Thư viện Giáo xứ và tất cả mọi người trong cộng đoàn người việt.
Cũng trong ý nghĩa ca ngợi nhớ ơn của cha ông là những người đi trước khai phá thành lập thư viện giáo xứ và những hy vọng gìn giữ tiếng việt và văn hóa việt cho người việt ở hải ngoại, tôi chân thành kính mời quí vị đến với thư viện, đọc sách, tham khảo tại chỗ hay mượn về đọc, xin hãy ghé qua thư viện, tôi tin chắc quí vị sẽ tìm thấy trong Thư Viện Giáo Xứ một ‘‘tâm hồn dân tộc’’ qua các tác phẩm thơ, nhạc, văn chương đủ loại. Thư Viện Giáo Xứ cũng xin kêu gọi sự đóng góp và tham gia của tất cả mọi người trong cộng đồng người Việt Nam để duy trì văn hóa Việt Nam mà sự đóng góp và tham gia của quí vị rất đơn giản là truyền bá, giới thiệu Thư Viện Giáo Xứ cho các bạn hữu xa gần khác.
Thay mặt toàn thể anh chị em điều hành thư viện, xin thành thật cám ơn quí cha, quí thầy, quí vị quan khách và bạn hữu và kính chúc quí vị một ngày Văn Hóa thật ý nghĩa.
Thư viện Giáo xứ Việt Nam Paris
Chúa Nhật 27-04-2025
Trần Anh Dũng
* *** *
Mời Quý Cộng Đoàn Cùng Xem lại Những Hình Ảnh
Bài viết khác
Thông Báo KERMESSE Giáo Xứ 2025
Hình : Thánh Lễ Phục Sinh 20/04/2025 tại Giáo Xứ VN Paris - Ngọc Huy
Vidéo : Thánh Lễ Lá 13/04/2025 tại Giáo Xứ VN Paris - Huy Quyên
Hình : Tiệc Tết Cao Niên Ất Tỵ 2025 Giáo Xứ Việt Nam Paris
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ Paris
Tiêc Giáo Xứ Ngày 1 Tháng 5 tại Giáo Xứ
Vidéo & Hình : TĨNH TÂM MÙA CHAY 16/03/2025 tại Giáo Xứ VN Paris - Huy Quyên
Vidéo : Tết Cao Niên Ất Tỵ 2025 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris - Huy Quyên
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân KHÓA I/2025 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Ất Tỵ 2025 - Giáo Xứ Việt Nam Paris
Vidéo : Tiệc Tết Ất Tỵ 2025 - Giáo Xứ Việt Nam Paris
Hình : Diễn Nguyện Đêm Giáng Sinh và Thánh Lễ - Nguyễn Văn Mẫn
Hình : Diễn Nguyện Đêm Giáng Sinh và Thánh Lễ - Nguyễn Văn Mẫn
Vidéo : TĨNH TÂM MÙA VỌNG ngày 08/12/2024 tại Giáo Xứ VN Paris, với Cha Giuse NGUYỄN QUANG HUY
Bánh Chưng và Tết Xuân Ất Tỵ - Mời Mời Mời - GXVNParis
Hình : Giáo Xứ Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam