NĂm GIA Đình Amoris LaetitiA
từ 19.3. 2021 đến 26.6.2022
N |
gày 18.3.2021, ĐHY Kevin
Farrelli, Bộ trưởng Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống đã họp báo giới ‘Năm Gia Đình
Amoris Laetitia’: mục tiêu, đối tượng và đào tạo. Phần thuyết trình, bà Gs Gabriella
Cambino, Ý có 5 con.
Ngày 19.3.2021, Bộ đã khai mạc
‘Năm Gia Đình Amoris Laetitia’, được ĐGH ấn định, từ 19.3. 2021 đến 26.6.2022,
kết thúc đại hội gia đình lần X tại Roma (2022). Nhân dịp tông huấn Amoris
Laetitia (Niềm Vui của Tình Yêu) của ĐGH Phanxicô được ban hành (2015-2021), được
5 năm.
Ngày 27.12.2020, Kinh Truyền Tin, ĐTC tuyên bố năm Gia Đình. Buổi
lễ khai mạc bắt đầu bằng các buổi thuyết trình. ĐGH đã gửi một thông điệp cho đại
hội tựa đề: “Tình yêu hàng ngày của chúng ta”. Trong đó ngài kêu gọi hỗ trợ và
đồng hành với gia đình trong hành trình cuộc sống.
NĂM GIA ĐÌNH AMORIS LEATITIA
Ban tổ chức giải thích: Năm
dành cho gia đình nhân dịp kỷ niệm 5 năm tông huấn Amoris Leatitia, nhắm rút ra hoa trái của
tông huấn hậu THĐ, đưa Giáo Hội đến gần hơn với các gia đình, được đưa vào thử
nghiệm trong một năm đại dịch. Năm Gia Đình Amoris Leatitia sẽ cung cấp cho cộng
đòan và gia đình đồng hành trong hành trình cuộc sống.
Họp
báo khai mạc của Bộ Giáo Dân, ngày 18.3.2021, giới thiệu Năm Gia Đình,
ĐHY Kevin Farrell, người Ailen, cho biết
mục tiêu Năm Gia Đình:
- Làm cho mọi người trải nghiệm rằng Tin Mừng (tức
là phổ biến nội dung thông điệp
Amoris Laetitia)
- Loan báo giá trị qúi báu của bí tính hôn nhân
- Mở
rộng cái nhìn và hoạt động mục vụ gia đình, bao gồm các thành phần gia đình
ĐHY chủ tịch cũng đưa ra và nhấn mạnh ba khía cạnh tân gia đình:
- Cần cộng tác nhiều hơn trong lãnh vực mục vụ. Giáo Hội cần học hỏi
chia sẻ kinh nghiệm thành tựu trong những năm qua.
- Thay đổi não trạng: cần đi từ coi gia đình là đối
tượng mục vụ đến gia đình như đối tượng mục vụ. Gia đình có đầy tiềm lực và
năng khiếu cho xã hội và Giáo Hội. Gia đình cần được nhìn nhận và can dự vào mục
vụ của giáo xứ.
- Đào tạo những huấn luyện sẽ được can dự vào mục vụ. Các linh mục chủng sinh và cả giáo dân đều tham gia công tác tông đồ này.
ĐTC tham dự khai mạc bằng cách
gửi sứ điệp ‘Tình yêu hàng ngày của chúng ta’ cho các tham dự viên thảo luận. ĐGH nhận định trong thời đại và
nền văn hóa thay đổi sâu sắc cần có cái nhìn mới về gia đình từ phía GH. Cái
nhìn mới là tái khẳng định giá trị và tầm quan trọng giáo huấn về gia đình, cần
chăm sóc những kẻ yếu đuối và vết thương gia đình với lòng trắc ẩn có thể, vẻ đẹp
gia đình mới được giữ gìn. ĐGH nhắc đến hai khía cạnh làm mục vụ gia đình: thẳng
thắn loan báo Tin Mừng và dịu dàng đồng hành. Trong thời đại dịch, tương quan
gia đình bị thử thách nghiêm trọng. Chúng ta phải hỗ trợ bảo vệ gia đình mạnh mẽ
hơn, khỏi những tổn hại đến vẻ đối thoại giữ gìn luôn mãi đẹp của nó.
Trong cuộc họp báo khai mạc có
chứng từ của cặp vợ chồng trẻ, Leonardo và Valentina Nepi, có con gái 5 tuổi, nhấn
mạnh đến việc gia đình là ‘nguồn giá trị tích cực đối với cộng đoàn’. Trong gia
đình các phần tử cần chia sẻ trách nhiệm. Thuyết trình Gs Gabrella Gambino,
chuyên gia đạo đức sinh học, phó Tổng TK Bộ Giáo dân nhấn mạnh: Tông huấn có
nhiều điều mục vụ chiến lược cần khám phá thấy sự thông minh và tinh thần sáng
tạo. Năm gia đình đề nghị trình bày khía cạnh mục vụ tại địa phương.
Bộ phác họa những đề
nghị cụ thể
- Chuẩn bị lễ cưới và đồng hành các đôi vợ chồng trong
những năm đầu trong hôn nhân,
- Hỗ tương giữa gia đình và Giáo Hội
- Qua cuộc phỏng vấn Đức TGM Vincenzo Puglia thì biết:
Vatican xuất bản 2
cẩm nang cho năm Gia Đình
Nhân dịp năm ‘Năm Gia Đình Amoris Laetitia’, Vatican xuất bản 2 cẩm nang
bỏ túi. ĐHY Kevin Jodseph Farrell tổng trưởng Bộ Giáo Dân Gia Đình và Sự Sống
viết phần giới thiệu.
- “Thật đẹp khi ở bên nhau’’, hỗ trợ dạy giáo lý cho thiếu
nhi, rút từ những tư tưởng trong giáo huấn của ĐGH, dành cho vợ chồng và gia đình
- “Một người mục tử mặc áo trắng” do ĐGH nói với thiếu
nhi, thu thập từ các cuộc đối thoại giữa ĐGH với trẻ em. Những suy tư về thiếu
nhi lấy từ các bài giáo huấn của ĐGH.
NGÀY
THẾ GIỚI ÔNG BÀ và NGƯỜI CAO NIÊN
Đây là là một sáng kiến mới. Năm Gia Đình năm
nay, là ngày
25.7.2021. Trước lễ thánh Anna và Joachim, 26.7, Ông bà Chúa Giêsu. ĐGH có sáng
kiến lập Ngày Thế Giới Ông Bà và Người Cao Niên. Mục đích công nhận và tôn
vinh những người cao niên. Vì sức
khoẻ, Đức Thánh Cha không đích thân cử hành thánh lễ ngày này. Chủ tế
trong thánh lễ là Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng
về Tân Phúc Âm Hóa, với 2000 tham dự. Con cháu tặng hoa ông bà hay cao niên với
lời chúc của ĐGH : “Cha muốn ở bên các bạn”.
Chủ lễ đọc bài giảng dọn sẵn của ĐGH. Trong
kinh Truyền Tin, 25.7, ĐGH ban huấn dụ : Các ông bà các bậc cao niên
có của ăn vật chất quá đầy đủ, nhưng vẫn thiếu lời an ủi nâng đỡ. Xin nhớ và thực
hiện : ‘Thầy ở cùng con mọi ngày’.
Thông báo 22.6.2021, theo sắc lệnh được Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân
Giải Tối Cao và Đức Ông Krzydztof Nykiel, Nhiếp chính, ký 19.3. 2020, ban Ơn
Toàn xá cho ông bà nội ngoại, trong dịp này.
Ngày 23.7.2021, một video cầu nguyện, có lời cầu nguyện chính thức cho ngày
này.
Kinh được đọc bằng những ngôn ngữ khác nhau với nội dung sau:
Xin Chúa củng cố Đức Thánh Cha Phanxicô, các giám mục, linh mục và phó tế của
chúng con: xin ban cho các ngài sức mạnh đức tin khiến các ngài không sợ hãi
trong việc loan báo chân lý Tin Mừng.
Xin Chúa hãy nhìn đến các dân tộc trên trái đất bị chia cắt bởi hận thù và bạo
lực: xin Chúa cho mỗi người chúng con biết mở lòng mình ra để đón nhận Lời của
Con Chúa, là nguồn mạch của hòa giải và hòa bình.
Xin Chúa lắng nghe tiếng kêu của biết bao anh chị em của chúng con đã và đang
vật lộn với những đau khổ về thể xác và tinh thần: xin ân sủng Chúa mang đến
cho họ ơn an ủi, và lòng bác ái của những người sống bên cạnh họ.
Xin Chúa giúp chúng con biết ơn những người già và ông bà, và giúp đỡ các vị trong
tuổi già: xin cho trẻ em vui vầy với các bậc ông bà, những người trẻ tuổi quý
trọng những lời khuyên của họ, người lớn quan tâm đến sự yếu đuối của họ.
Xin Chúa ghé mắt nhân từ trên những người đã khuất,
đặc biệt là trên tất cả những người già đã chết vì đại dịch: xin cho chúng con
hằng nhớ đến và cầu nguyện cho họ, xin cho họ được đón nhận vào chốn bình an
muôn đời. Amen.
Dịp này, ĐGH gửi Sứ Điệp (ký ngày 31.5.2021), nhân Ngày Thế Giới Ông Bà
và Người Cao Niên, lần Thứ Nhất với chủ đề “Thầy ở cùng các con mọi ngày” (x. Mt 28,20) : Đây là lời Chúa đã hứa với các môn đệ
trước khi về trời. Hôm nay Ngài lặp lại lời này với mỗi anh chị em, các bậc ông
bà và người cao niên. Với tư cách Giám mục Roma và cũng lớn tuổi như anh chị
em, tôi muốn gởi đến anh chị em trong Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần
thứ nhất cùng những lời này : “Tôi luôn ở cùng anh chị em”. Toàn thể Giáo hội gần
gũi với anh chị em. Hay đúng hơn, với tất cả chúng ta, và quan tâm đến anh chị
em, yêu thương anh chị em và không muốn để anh chị em đơn độc !
Tóm lược TÔNG
HUẤN AMORIS LAETITIA (AL)
‘Niềm Vui Yêu
Thương’
Tông Huấn Amoris Leatitia gồm Lời Giới Thiệu và 9 chương, với 325 đoạn (66
trang A 4)
Lời Giới Thiệu: “Tính cách phức tạp của chủ đề”. (đoạn 1-7):
Các tham luận của các nghị phụ có tính cách đa diện qúi giá cần bảo tồn
(AL 4). Các nền văn hóa cần hội nhập, áp dụng và tôn trọng (AL 3). Tránh áp đặt
không sinh hoa trái giữa những yêu cầu thay đổi và áp dụng chung.
Chương 1: “Dưới ánh sáng của Lời Chúa” (đ 8-30)
Thách thức, khủng hoảng của các gia đình hiện tại: sinh nở, tình yêu, đổ
vỡ (AL 8) thôi thúc suy niệm gia đình không phải là ý niệm từu trượng. Nhưng thực
tế, giống như “một cuộc mua bán” (AL 16), tội lỗi khi tình yêu thành thống trị (AL
19). Lời Chúa không phải chuỗi ý niệm trừu tượng, mà là nguồn an ủi, đồng hành
mục tiêu hành trình của gia đình đang gặp khó khăn (A L 22.
Chương 2: “Những kinh nghiệm và thách đố gia đình” (đ 31-57)
Giữ vững nền tảng trên thực tại của kinh nghiệm gia đình (AL
6). Các gia đình đang đối diện những thách đố, từ di dân, phái tính (AL 56) văn
hóa, chống lại sinh sản, phim ảnh, người nghèo, khuyết tật, người già. Đời sống
hằng ngày chấp nhận khác biệt cai trị độc đoán.
Chương 3: Nhìn Giêsu: Ơn
gọi gia đình” (đ 58-88)
Ơn gọi gia đình là bất khả phân ly. Bản chất bí tích hôn nhân, thông
truyền sự sống và giáo dục. Những hoàn cảnh
bất toàn. Hạt giống Lời Chúa trong nền văn hóa khác cũng có thể áp dụng cho thực
tại hôn nhân gia đình (x. Ad Gentes, 11). Hôn nhân đúng bản chất, những yếu tố
tích cực tồn tại dưới hình thức hôn nhân được tìm thấy ở truyền thông tôn giáo (AL
77). Suy tư cho thấy đôi lúc gia đình mang thương tích trong những hoàn cảnh
khác nhau (Familiaris Consotio, 84).
Chương 4: “Tình yêu trong hôn nhân” (đ 89-164)
Soi sáng bắt đầu bằng bài ca Bác Ái của Thánh Phaolô gửi
Corintô (1Cr 13, 4-7). Đây là chú giải cần mẫn, tập trung, thôi thúc và mang
văn bản của thánh Phaolô. Phẩm chất sự suy sét tâm lý đánh dấu cho việc chú giải
này là ấn tượng. Những hiểu biết giữa đôi bạn là chiều kích tình yêu. Tình yêu
vợ chồng tự xác định trong sự hiệp nhất phong phú về tình cảm lâu dài (AL 123).
Nó tạo ra cuộc hôn nhân. Sự suy tư biến đổi tình yêu cần canh tân thường xuyên.
Bề ngoài coi như già nua, suy giảm nhưng bền vững cả đời bên trong (AL 163)
Chương 5: “Tình yêu sinh hoa trái” (đ 165-198)
Tình yêu hôn nhân sinh hoa trái. Thời kỳ thai nghén gắn bó với tình 2 người
mẹ và cha. Việc nuôi giáo dục con khôn lớn có đức tin, trách nhiệm với xã hội
và anh em chung quanh. Cổ võ nền “văn hóa gặp gỡ”. Gia đình mở rộng tới chú,
dì, bác, họ hàng và bạn hữu. Linh đạo hôn nhân có tính cách xã hội sâu sắc (AL
187). Đặc biệt nhấn mạnh tới người trẻ, người già, thành đào luyện với người
khác.
Chương 6: “Một số cách tiếp cận mang tính mục vụ” (đ 199-258)
Cách tiếp cận mục vụ nhằm mục đích tạo nên những gia đình bền vững và
sinh hoa kết quả theo kế hoạch Thiên Chúa. Gia đình không chỉ cần được truyền
giáo mà còn phải truyền giáo. Các thừa tác viên thụ phong thiếu được đào tạo cần
thiết giải quyết những vấn đề phức tạp mà gia đình đối diện (AL 202). Việc đào
tạo cần cải tiến và các gia đình cần được liên hệ hơn nữa vào việc đào luyện sứ
vụ (AL 203). Nhiệm vụ quan trọng của Mục Tử là củng cố niềm tin hôn nhân, ngăn
ngừa lan rộng bi kịch trong thời đại (AL 246). Hôn nhân “hỗn tạp”, khác tôn
giáo cần thận trọng, đắn đo và dè dặt. Hôn nhân đồng tính tránh sự kì thị, thiếu
công bằng và gây hấn hoặc bạo lực.
Chương 7 : “Hướng đến việc giáo dục tốt hơn con cái” (đ 259-290)
Đời sống gia đình là môi trường giáo giáo dục. Giáo dục về: đạo đức,
thông truyền đức tin, kỷ luật kể cả hình phạt, kiên nhẫn, giới tính, khôn
ngoan...Từng bước, tiệm tiến, chấp nhận và trân trọng (AL 271). Đặc biệt nền tảng
sư phạm, là giáo dục không kiểm soát được đứa trẻ trải qua. Cha mẹ bị ám ảnh nếu
không thể kiểm soát mọi hoàn cảnh con mình. Nhưng ở đây chuẩn bị cho con mình đối
diện với thử thách. Để chúng có khả năng lớn lên trong tự do, trưởng thành, kỷ
luật và chủ động thực sự (AL 260)
Chương 8: ‘Hướng dẫn, biện phân và
hòa nhập với sự yếu đuối” (đ 291-312)
Đây là lời mời gọi
đến lòng thương xót và biện phân mục vụ trong mọi hoàn cảnh không phù hợp với
điều mà Thiên Chúa đưa ra. Ba danh từ “hướng dẫn, biện phân và hòa nhập” trong
hoàn cảnh mỏng manh, phức tạp hay bất thường. Để ý tới chăm sóc mục vụ, gọi là
lòng thương xót mục vụ, rất nhậy cảm. Nhiệm vụ của Giáo Hội giống như của bệnh
viện (AL 291).
Chương 9: Linh đạo hôn nhân và gia đình (đ
313-325)
nhưng có thực (AL 315). Những người
có động lực thiêng liêng sâu sắc sẽ không cảm thấy gia đình tách ra khỏi sự
phát triển của họ trong đời sốn Chúa Thánh Thần, nhưng hơn thế lại thấy đó như
con đường mà Thiên Chúa sử dụng dẫn dắt đến chiều cao mầu nhiệm hiệp nhất (AL
316). Mọi thứ: vui chơi, thư giãn, tiệc tùng, chăn gối, có thể kinh nghiệm như
chia sẻ trong đời sống của sự Phục Sinh. (AL 317). Cầu nguyện là linh đạo của
tình yêu trong thử thách và khao khát của tuổi già. (AL 319).
Kết thúc bằng Kinh
Gia Đình
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse
Nơi các Ngài, chúng con được chiêm ngưỡng
về sáng lạn của tình yêu đích thực,
chúng con tin tưởng chạy tới các Ngài
Lạy Thánh Gia Thất Nadaret
Xin ban ơn cho các gia đình húng con
Cũng trở thành nơi hiệp thông và cầu nguyện
trường chân chính của Tin Mừng
và các Giáo Hội tại gia
Lạy Thánh Gia Thất Nadaret
Xin cho các gia đình chúng con đừng bao giờ
cảm nghiệm bạo lực, hất hủi và chia rẽ nữa
Xin cho tất cả những người bị thương tổn hay xúc phạm
sẵn sàng tìm được an ủi và chữa lành
Lạy Thánh Gia Thất Nadaret
Xin làm cho chúng con, một lần nữa biết lưu tâm
tới tính thánh thiêng và bất khả vi phạm của gia đình
và vẻ đẹp của nó trong kế hoạch Thiên Chúa
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse
Xin nhân từ nghe lời chúng con xin
Amen.
Roma, 19.3.2016, Năm thứ 3 triều đại Phanxicô
(chuyển ngữ Joseph C. Phạm. Vatican Radio)
Phạm
Bá Nha
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang