MỤC VỤ TRONG GIÁO HỘI LÀO
(bản dịch : Lê Đình Thông)
Đ |
ể hiểu được vấn đề mục vụ trong Giáo Hội tại Lào, thiết
tưởng cũng cần nhắc lại nước Lào vẫn còn là thửa đất truyền giáo. Năm 1886, các
Cha Thừa sai Paris (MEP) đã đem đức tin đến cho nước Lào. Đáp ứng lời yêu cầu
giúp đỡ, các vị thừa sai Hội Dòng Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm đã đến Lào vào năm
1935. Các vị thừa sai này phụ trách hai giáo phận phía bắc (Vạn Tượng và Louang
Prabang). Các
cha Thừa sai Paris giữ lại hai giáo phận phía nam : (Thakhet-Savannakhet
và Paksé). Sự
thay đổi chế độ chính trị vào năm 1975 đã khiến Giáo hội Lào gãy cánh một cách
thảm hại. Tất cả các nhà truyền giáo nước ngoài đều bị trục xuất. Hàng giáo sĩ
Lào còn lại đếm trên đầu ngón tay. Sau cách mạng, các tôn giáo đều bị bạc đãi, chỉ riêng
Phật giáo là được đãi ngộ. Ngày nay, Giáo Hội phục sinh nhưng phải khởi đi từ đầu.
Mục vụ bao gồm mục vụ ơn gọi, bí tích, giới trẻ, gia đình và đào tạo tín hữu.
Mục
vụ ơn gọi :
Trong một nước cộng sản, những gì có liên hệ đến giới
trẻ đều thuộc chính sách của Nhà nước. Giáo Hội phải thích nghi với thực tế, để
không khiến chính quyền phải nghi ngại. Theo truyền thống ở Lào, các nhà sư thu
nhận các bạn trẻ ở thôn quê trong các ngôi chùa để giáo huấn, họ thường xuất
thân từ các gia đình nghèo. Các giáo xứ cũng áp dụng cùng một thực tế. Các bạn trẻ được tiếp nhận để được giáo huấn. Đáp lại,
họ cung ứng các nhu cầu của các vị chủ chăn trong mục vụ địa phương. Trong những
năm 2000, một Nữ tu Bác ái, theo đề xuất của một tu sĩ Taizé ở Vạn Tượng, đã
thành lập ‘’Nhóm các bạn trẻ Taizé’’. Hàng năm, nhóm này lạt tập trung các bạn trẻ do các
giáo phận gởi đến để hướng dẫn về linh đạo Taizé. Sau này, các sinh hoạt của
nhóm được mở rộng theo nhu cầu của các giáo xứ, đáp ứng các vấn đề của giới trẻ,
nhất là các nạn nhân của dịch bệnh Yaba do tác động của nha phiến.
Mục
vụ gia đình :
Ngoài việc cử hành các bí tích, người công giáo Lào không
có thói quen hội họp trong các sinh hoạt khác có liên hệ đến đức tin hoặc các vấn
đề của xã hội. Trước đây, họ có ‘‘Đạo binh Đức Mẹ’’ ; từ khi thay đổi chế
độ, không còn sinh hoạt nữa. Ngày nay, ba trong số bốn giáo phận khuyến khích
các nhóm phụ nữ tham gia thăm viếng bệnh nhân, điều động các buổi đọc kinh cầu
nguyện trong gia đình hoặc trong giáo xứ. Để mở rộng các nhóm Đạo Binh Đức Mẹ,
các Nữ Tu Bác ái ở Phi Luật Tân đã thành lập các nhóm tìn hữu nam nữ cùng chia
sẽ linh đạo, phần nhiều là hoạt động bác ái. Họ đến các thôn làng để thông báo về nhiều đề tài khác
nhau trong xã hội cho các gia đình : tương quan giữa cha mẹ và con cái, vấn
đề nha phiến, bệnh sida v.v. Họ đáp ứng đòi hỏi của các gia đình nghèo, nhất là
các gia đình có con em còn đi học.
Mục
vụ đào tạo công giáo :
Như đã nói trên đây, các tín hữu tại Lào chủ yếu thực
thi các bí tích. Việc chuẩn bị bí tích là thiết yếu. Trước hết, các linh mục và
nữ tu hướng dẫn sinh hoạt này. Nhưng việc mục vụ này cũng đươc giao cho các
giáo lý viên. Họ
sống cùng các người học giáo lý trong làng mạc. Ngoài các thành phố và các thị
xã chung quanh, vì lý do an ninh, các linh mục và nữ tu không thể đảm đương mục
vụ này. Các giáo lý viên chính là các người dẫn dắt công tác mục vụ. Ngày nay,
trong các vùng xa xôi hẻo lánh, các giáo dân phải sống bên lề xã hội. Vai trò của
các giáo lý viên trở nên thiết yếu để duy trì đức tin, mặc dù họ không được học
hỏi đến nơi đến chốn. Trong một thời gian, một số giáo lý viên phải sang Thái
Lan để theo học các khóa mục vụ giáo lý. Ngày nay, vì đại dịch Covid-19, các cuộc gặp gỡ này
không còn nhiều như trước.
Kết
luận :
Mục vụ Giáo Hội tại Lào có thể khác nhau trong mỗi
giáo phận, tùy theo tình hình chính trị địa phương. Các giáo phận miền nam cởi
mở hơn. Miền bắc còn bị kiểm soát : hàng năm, các linh mục và giáo lý viên
phải xin giấy phép thăm viếng tại mỗi
lành mạc. Các
cơ cầu mục vụ căn bản tuy vẫn có, nhưng các viên chức thiếu đào tạo về trí năng
cũng như nhân bản, họ cũng không được tự do để đưa ra các sáng kiến. Chúng tôi hy vọng các tu sĩ nam nữ được đào tạo trong các
Giáo Hội tiên tiến có thể đem lại các triển vọng tốt đẹp hơn.
Lm Kovithp, omi
(bản dịch : Lê Đình Thông)
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang