MỘT
VÀI NÉT CỦA GIÁO HỘI
NHẬT XƯA VÀ NAY
T |
rong khuôn khổ của một
bài báo, đương nhiên chúng ta không thể đào sâu và tìm hiểu một cách
chi tiết lịch sử hàng trăm năm của Giáo Hội Nhật, tôi xin mạo muội
được tóm gọn lịch sử phong phú, hào hùng, đầy những biến cố đau
thương lẫn kiên cường của Giáo Hội Nhật trong 3 giai đoạn sau đây. Chắc
chắn sẽ có những thiếu sót, mong quý độc giả tha thứ và thông cảm
cho.
I.
NHỮNG CUỘC BÁCH HẠI:
Như tất cả chúng ta
đều biết: Giáo Hội Nhật, cũng như tất cả mọi Giáo Hội công giáo ở
khắp mọi nơi, là một Giáo Hội tử đạo. Theo sử sách ghi lại, vào
ngày 15 tháng 8 năm 1549, lễ kính Đức Mẹ Lên trời, thánh Phanxicô Xavie
đặt chân lên đất Nhật, tại Kagoshima, một thành phố cảng thuộc miền
Nam nước Nhật. Và từ đó, các cha dòng Tên đã đến và được phép
giảng đạo tại đó. Theo sử sách để lại, cho đến năm 1570, số người
công giáo đã lên đến 30.000 người.
Ngày 24 tháng 7 năm 1587,
tướng quân Toyotomi Hideyoshi, vì ghen tương và bất mãn, đã ra lệnh
trục xuất tất cả các thừa sai ra khỏi vùng Kyushu, và bắt giam
Takayama Ukon, một Samurai công giáo, tước hết mọi chức vị và lãnh
địa của ông. Biến cố này khởi đầu kỷ nguyên tử đạo của Giáo Hội
tại Nhật. Ngày 05 tháng 2 năm 1597, 26 linh mục, tu sĩ và giáo dân bị
hành quyết, trở thành những vị từ đạo tiên khởi của Giáo Hội Nhật.
Tuy hình hình khó khăn
và nguy hiểm, các thừa sai từ Âu châu vẫn tiếp tục đến truyền giáo
ở Nhật. Ngày 14 tháng 8 năm 1593, Tòa Thánh đã đặt linh mục P.
Martinez làm Giám Mục tiên khởi của Giáo Phận Nagasaki. Ngày 21 tháng
9 năm 1601, 2 chủng sinh là thầy Sebastian Kimura và thầy Luis Niabara
được thụ phong linh mục, trở thành hai linh mục bản xứ đầu tiên của
Nhật Bản tại Nagasaki.
Tháng 4 năm 1612, chính
quyền Tokugawa ban hành luật kiềm soát Kitô giáo, từ đó, các cuộc
bách hại khốc liệt đã diễn ra trên toàn nước Nhật. Trước làn sóng
bắt đạo gay gắt như thế, một số các kitô hữu ở Nagasaki đã trốn ra
quần đảo Goto và ẩn núp ở đó.
Tháng 11 năm 1614, Takayama
Ukon bị trục xuất sang Phi Luật Tân và các nhà thờ công giáo bị phá
hủy. Vì những cuộc bách hại vẫn tiếp tục xảy ra, ngày càng dữ dội
hơn, do đó, có một số người công giáo đã trốn sang Phi Luật Tân và
các nước láng giềng để bảo vệ đức tin, nhưng sau đó, vì áp lực của
các lãnh chúa cai trị, họ bị đuổi về và một số trong họ đã tử
đạo, trong đó có Takayama Ukon, đã được Giáo Hội tôn phong chân phước.
Cho đến hôm nay, Giáo
Hội Nhật đã có 42 vị tử đạo đã được tôn phong hiển thánh và hơn 400
vị đã được Giáo Hội tuyên phong chân phước.
II.
GIAI ĐOẠN TỰ DO
Sau gần 300 năm bị cấm
cách, bắt bớ, ngày 28 tháng 2 năm 1873, lệnh cấm đạo đã được hủy
bỏ, nhưng công cuộc truyền bá đức tin vẫn còn phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn. Trong khi đó, dân chúng vẫn còn bị ảnh hưởng bởi
những thành kiến và sự ghét bỏ, chống đối Kitô giáo. Sự phát triển
của Giáo Hội tại Nhật còn bị cản trở, bởi trên thực tế, các thừa
sai, đều là người ngoại quốc, không được phép thuê nhà hay sở hữu
đất đai bên ngoài khu chuyển nhượng và vấn đề đi lại vẫn còn bị hạn
chế. Bất chấp mọi khó khăn, với sự khuyến khích của Đức Cha Petitjean
và 16 thừa sai khác đang truyền giáo tại Nhật, tháng 9 năm 1873, 11 tân
linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris đã đến Nhật. Dần dần, Giáo Hội
tại Nhật được hưởng nhiều tự do hơn, nhờ đó, nhiều linh mục thừa
sai, các dòng tu ngoại quốc được đến truyền giáo, nhiều nhà thờ và
cơ sở giáo dục đã được xây cất, chủng viện cũng đã được mở cửa.
Tháng 11 năm 1873 có 120 người lớn được rữa tội, bắt đầu một phong
trào trở lại đạo trong các vùng khác nhau trên toàn quốc, mang lại một
viễn tượng tràn đầy hy vọng cho tương lai của Giáo Hội Nhật Bản.
Ngày 10 tháng 2 năm 1889, Hiến Pháp mới bảo đảm tự do tôn giáo ở
Nhật Bản.
Trong thời gian bị bách
hại, một số các tín hữu, vì sợ bắt bớ, đã trốn ra các hòn đảo
nhỏ và các làng chung quanh sinh sống, họ sống quây quần với nhau,
nâng đỡ nhau trong đức tin bằng lời kinh nguyện và đời sống bác ái.
Tuy không bao giờ được gặp các thừa sai để được tham dự thánh lễ,
không được lãnh nhận các bí tích, nhưng họ luôn trung thành với Giáo
Hội hoàn vũ bằng đức tin, kinh nguyện, đời sống bác ái, đặc biệt
tôn kính Mẹ Maria và dạy dỗ con cái trong niềm tin đó. Khi Giáo Hội
được tự do hoạt động, các tín hữu này đã tìm cách liên lạc với
các thừa sai để được gia nhập vào các cộng đoàn giáo xứ. Và để
kiểm chứng các thừa sai là những linh mục công giáo chân chính, các
tín hữu này đã trắc nghiệm các thừa sai về lòng tôn kính và yêu
mến Đức Mẹ, sự trung thành với Đức Thánh Cha, và sự độc thân linh
mục, vì đối với họ, đó là những dấu chỉ chắc chắn các ngài là
những linh mục công giáo đích thực.
III. GIÁO HỘI NHẬT BẢN HIỆN TẠI
Hiện nay, Giáo Hội tại
Nhật có 16 giáo phận thuộc 3 Giáo Tỉnh là Tokyo, Osaka và Nagasaki,
gồm có 1 Hồng Y và 18 Giám Mục, trong đó có 2 Giám Mục phụ tá. Theo
thống kê của Hội Đồng Giám Mục Nhật năm 2012, thì số người công giáo
Nhật Bản trong toàn nước Nhật là 444,441 trong 126,659,682 người dân, cộng
với trên 450.000 người công giáo ngoại quốc, đến từ các nước Nam Mỹ,
như là những kiều bào; những người Mỹ, Âu châu và các nước khác đến
làm việc và những người Việt Nam tỵ nạn và lao động. Giáo Hội Nhật
có 7,771 linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh người Nhật cũng như các
thừa sai ngoại quốc.
Giáo Hội Nhật, tuy là
một thiểu số, 0.356%, trong một quốc gia mà đa số người dân không theo
một tôn giáo nào, nhưng là một Giáo Hội rất tích cực dấn thân trong
mọi lãnh vực: xã hội, y tế, giáo dục, bác ái, v.v… Giáo Hội Nhật
có 993 giáo xứ lớn nhỏ; 850 trường đại học, trung học, tiểu học,
nhà trẻ, mẫu giáo và trường dạy nghề; 650 nhà hưu dưỡng; 42 bệnh viện,
tất cả được điều hành bởi các linh mục, tu sĩ nam nữ của 848 hội
thừa sai, các dòng tu, tu hội phục vụ trên toàn nước Nhật.
Người Nhật, tuy không
phải là người công giáo, nhưng luôn tìm cách cho con cái của mình
được theo học trong các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học và ngay
cả đại học công giáo, vì họ xác tín rằng các trường học công giáo
có một nền giáo dục nhân bản và một tiêu chuẩn trí thức cao. Chúng
ta có thể thấy được ảnh hưởng lớn lao đó trong xã hội Nhật Bản qua
sự kiện là rất nhiều các nghị sĩ, dân biểu, các bậc trí thức đã
theo học các trường công giáo; đặc biệt, hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ,
đa số xuất thân trong các gia đình không công giáo, nhưng nhờ được theo
học trong các trường công giáo, đã được lãnh nhận đức tin, họ đã trở
lại đạo công giáo và đi tu, có người làm Giám Mục, rất nhiều linh
mục và tu sĩ nam nữ đang phục vụ trong các giáo xứ, trường học hiện
nay của Giáo Hội Nhật.
PHẦN PHỤ
THÊM :
GIÁO ĐOÀN
CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI NHẬT
Theo thống kê của bộ Ngoại
Giao Nhật Bản, hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật có khoảng chừng 450.000
người thuộc các thành phần: tỵ nạn, du học sinh, tu nghiệp sinh, nhân viên
chính phủ Việt Nam và nhiều nhất là anh chị em được chính phủ đưa qua làm việc
trong các hãng xưởng của Nhật theo những hợp đồng giữa hai chính phủ. Trong số
này, có chừng 20.000 người công giáo, sống rải rác từ miền nam (Okinawa) cho đến
vùng Hokkaido, thuộc miền cực Bắc nước Nhật.
Trong số 20.000 giáo dân
Việt Nam, có 45 linh mục vừa dòng, vừa triều, đang hoạt động trong các giáo phận
của Nhật, đông nhất là ở Giáo Phận Tokyo với 8 linh mục, Okinawa 6, Yokohama
5, Kagoshima 3, Saitama 3, Nagoya 5, Osaka 5, Oita 1, Hiroshima 3, Sendai 1,
Takamatsu 1, Sapporo 1 và 2 linh mục đang làm việc ở ngoại quốc.
Ngoài ra cũng có hơn 170 nữ
tu, đại chủng sinh, tập sinh và thanh tuyển đang làm việc và tu học trong các
dòng, các địa phận. Đây thực sự là một hồng ân Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam
và qua đó, cộng đòan Việt Nam tại Nhật và Giáo Hội Nhật cũng được hưởng nhờ.
Tuy có hơn 20.000 giáo dân
- có một số thanh niên nam nữ từ Việt Nam qua làm việc trong các hãng xưởng ở
xa, vì không liên lạc được, nên không biết con số chính xác người công giáo -
nhưng vì họ ở quá xa, quá rải rác, các linh mục Việt Nam phải làm việc cho các
giáo xứ của địa phận, vả lại nhà thờ công giáo cũng ít, nên khó có thể tổ chức
những sinh hoạt thường xuyên. Giáo dân công giáo Việt Nam trực thuộc giáo xứ địa
phương, tham dự thánh lễ và các sinh hoạt của giáo xứ. Nhờ sự quan tâm thương
yêu của các Đấng Bản Quyền sở tại, mỗi tháng họ có một thánh lễ bằng tiếng Việt
tại nhà thờ của giáo xứ họ sinh sống, vào 1 Chúa Nhật được quy định.
Với khả năng hạn hẹp,
tôi xin chia sẻ với quý vị độc giả một vài nét đơn sơ về Giáo Hội
Nhật và Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật. Trong tâm tình hiệp
thông, xin quý vị độc giả tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Hội Nhật và
cho cả chúng tôi, những người đang sống trên miền đất được tưới gội
bằng máu các vị tử đạo. Xin cám ơn và xin Chúa chúc lành cho tất
cả quý vị.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang