Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Ðường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.
Ðời hy vọng do mỗi phút hy vọng.
(ĐHV 978)
(Trích ''Đường Hy Vọng'', ĐHY Fx Nguyễn Văn Thuận)
Lời Mở đầu :
Hồ
sơ phong chân phước cho Đức Hồng y Franxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã
được Toà Thánh Vatican mở ra, có thể các bạn sẽ có dịp ghé thăm thành
phố Rôma hay trong tương lai sẽ qui tụ về đây để dự đại lễ tấn phong
chân phước cho Ngài, Công Bình xin được giới thiệu cùng các bạn một trong
những nhà xứ, ít được ai biết đến, của thành phố cổ kính này,
* * *
N |
ếu các bạn có dịp ghé thăm thành phố Rô-ma, các bạn sẽ khám phá ở trong thành phố này một ngôi nhà thờ nhỏ xây theo kiểu gô-tích, không xa mấy lâu đài Saint Ange, nằm sát dòng sông Tibre : Đó là nhà thờ Thánh tâm Chúa tuyển chọn. Các bạn hãy hỏi nhà Xứ và chuẩn bị tinh thần, họ sẽ cho các bạn xem bộ sưu tầm riêng biệt của nhà xứ, trong đó các bạn sẽ thấy được một sự dị thường.
Vào đầu thế kỷ thứ XX, cha Victor Jouet, một giáo sĩ dòng thừa sai, đã dựng nên viện bảo tàng hơi khác lạ này : chỉ trưng bày những đồ vật còn giữ lại những dấu vết. Những dấu vết kinh thường, bởi vì nó khắc in lại những vết cháy. Và những vết cháy này, không thể nào nghi ngờ được, là những biểu tượng để lại của những linh hồn ở “bên kia”. Điều chắc chắn là những linh hồn này chưa được nghĩ yên, bởi vì họ đang muốn biểu lộ, hay đã biểu lộ bằng những hình thức lập dị và kỳ quái này. Có thể họ đang bị thiêu cháy trong lửa luyện tội chăng ?
Bí mật và huyền bí …
Trong những tàn tích gây ảo tưởng này, các bạn có thể chiêm nghiệm hay nhìn ngắm, cuốn kinh nguyện bằng tiếng Đức mà chủ nhân nó là ông Georges Schmidt, và một dấu bàn tay in rõ ràng năm ngón để lại bởi anh ông ta vào năm 1838.
Marie Zaganti, bà đã để lại cho viện bảo tàng cuốn kinh nguyện mà trên đó bạn bà, bà Palmira Rastelli, qua đời trước đó không lâu, đã để lại dấu vết cháy của ba ngón tay bà. Đó là năm 1871. Bà đã muốn nhắn nhủ gì trên đó ?
Bí mật và huyền bí…
Bà Bá tước Degli Astalli, cháu gái của Đức Giáo Hoàng Innocent XI, qua đời năm 1683 lúc tuổi còn xuân xanh. Vài ngày sau khi được chôn cất, bà đã hiện ra với một trong những người đầy tớ để nhắn lại với chồng mình : “Hãy nói lại với ông Bá tước là tôi xin hai trăm thánh lễ Misa để cho linh hồn tôi được cứu rỗi”.
Ông Bá tước, cảm thấy bực bội sau khi được nhắn nhủ :” Tại sao nàng lại không hiện ra thẳng với ta, mà phải qua một người hầu như thế ?”
Bà Bá tước, nghe được câu hỏi, hiện ra thêm một lần nữa với người đầy tớ và giải thích rằng ” Thiên Chúa không cho phép nhắn thẳng như vậy”. Và để chứng thực cho chồng mình tin, bà cũng đã để lại một dấu vết cháy thành than của bàn tay bà trên… tấm chăn chung của hai người. Một cha dòng Tên, một dòng không mấy để ý đến những chuyện hiện ra “kỳ quái” kiểu này, đã làm chứng cho sự việc này và cha đã báo cáo thẳng cho những vị Bề trên.
Bà Christine, Hoàng Hậu nước Thụy Điển lúc bấy giờ, có tiếng là vô tín ngưỡng, không Đức tin, đã tự tìm đến để khám nghiệm bằng chính cặp mắt mình. Đức Giáo Hoàng Innocent XI, chú ruột của người đã khuất, cũng đã đến đến để nhìn xét dấu vết này. Không những Ngài nhìn nhận ra bàn tay của cháu ruột mình, mà Ngài còn phân biệt được trong vết cháy, cái ngón cái hơi cong tự bẩm sinh của bà Bá tước.
Tãt cả được bắt đầu như thế nào ?
Vào năm 1897, Cha Victor Jouet, người Pháp, trong lúc Ngài đang cử hành Thánh lễ trong một ngôi nhà nguyện nhỏ sùng kính Đức Mẹ Mân Côi. Bỗng nhiên, lửa bốc cháy lên ngay trên bàn thờ Ngài và loan rộng ra bốn phía. Trong ánh lửa chập chờn, vị linh mục và tất cả con chiên đang tham dự Thánh lễ thấy hiện lên bóng dáng một hình người và trong đó khuôn mặt thoáng rõ nét đau khổ tột cùng.
Sau khi ánh lửa được dập tắt, người ta nhận thấy khuôn mặt đó được in lại trên một trong những tấm gỗ của bàn thờ. Và liền sau đó, dân chúng tất cả mọi nơi ùn ụt kéo nhau đến để xem cho rõ dấu vết : dấu vết của một linh hồn đang đền tội trong lửa luyện hình.
Hàng giáo phẩm ghi lại sự việc, nhưng không muốn luận bàn và phán đoán. Cha Jouet xin ý kiến Đức Giáo Hoàng Pie X và vị kế vị là Đức Benoît XV. Với sự chấp thuận của các Đấng bề trên, cha bắt đầu xây cất một ngôi đền thờ mới, ngay chính nơi xảy ra sự việc: đó là nhà thờ Thánh tâm Chúa tuyển chọn. Và từ đó cha đi khắp nơi trên toàn cõi Châu Âu để tìm kiếm những chứng tích và hiện tượng mới để lại bởi những linh hồn đang cháy rát trong lửa luyện hình. Ngài thu nhặt được ở Đức, Ba lan, và cả ở Pháp nữa.
Từ Ba lan, ngài đem về dấu vết một bàn tay được đặt trong thánh điện Jasna Gora, gần Thành phố Czestochowa, nơi hành hương của người Ba lan. Bàn tay cháy bỏng in trên tấm khăn lễ, tấm khăn này thường được gấp lại nhiều lần trước khi để chén và dĩa Thánh lên. Mặt trên cùng tấm khăn, người ta thấy rõ vết cháy đen của bàn tay người “bên kia thế giới”. Càng xuống các mặt dưới, vết cháy càng mờ đi nhưng lại càng hiện rõ vết của ngón và khuỷu tay.
Ở Pháp, Cha giữ được cuốn nhật ký của bà Marguerite Demmerlé, sống gần Thành phố Metz. Năm 1915, bà chứng kiến nhiều lần bóng một người đàn bà đi xuống cầu thang nhà bà với một dáng vẻ thật buồn thảm và não nùng. Bà Marguerite kể lại cho cha xứ trong một lần xưng tội. Cha xứ liền khuyên bà nên hỏi thẳng bóng hình đó :
” Này bà, bà muốn gì thế ?”
“Bóng trắng” đó liền trả lời :
” Ta là mẹ chồng của con. Con không biết ta là phải. Vì ta bị “gọi đi” trong lúc sinh ra chồng con cách đây gần ba mươi năm. Ta muốn con đi hành hương tại Marienthal và xin cho ta hai Thánh lễ tại đó. Như thế, linh hồn ta mới được yên nghỉ ngàn đời.
Bà Marguerite làm ngay. ” Bóng trắng” hiện ra lần cuối để cám ơn con dâu mình. Và để chứng minh cho sự vừa ý của mình, bà đã đặt ngón tay, một ngón tay duy nhất của mình lên tấm hình Chúa Giêsu chịu nạn của bà Marguerite và biến mất đi trong một làn ánh sáng nhỏ dịu dàng, biểu lộ sự bình an vĩnh cửu.
“Viện bảo tàng” của nhà xứ cũng giữ được bộ hài cốt của một vị Thánh vùng Bastia (nằm trên đảo Corse của Pháp). Vào khoảng năm 1894, trong tu viện vùng này, có một nữ tu, tên là Maria de Gonzague, mắc phải một chứng bệnh nan giải, ngực chị lúc nào cũng đau nhói và mỗi lần hít thở là một lần gian nan, đau khổ. Một ngày, biết mình không chịu đựng được nữa, Chị khẩn cầu xin Chúa cất gánh nặng của Chị đi và đưa Chị về với Ngài. Lời cầu khẩn đó được Chúa nhậm lời …
Một vài giờ sau khi Chị qua đời, một nữ tu khác đã sửng sốt khi thấy Chị hiện ra. Chị giải thích là Chị đang còn phải ở nơi lửa luyện tội để chuộc lại cái lỗi thiếu kiên nhẫn của mình. Chị đã để lại một dấu vết lửa cháy trên chiếc gối đầu giường.
Còn gì nữa không ? Chiếc khăn của một nữ tu dòng bénédictin vùng Vinnenberg : người ta thấy vết cháy của một ngón tay của một nữ tu khác, chết vì bệnh dịch tả vào năm 1637.
Joseph Leleux, ở vùng Mons, sống trong thời kỳ Cách mạng Pháp. Trong mười một đêm liên tiếp, ông cứ bị đánh thức bởi những tiếng động kỳ quái. Mất ngủ và sống trong sợ hãi, ông ngã bệnh. Cuối cùng, trong đêm 21 tháng sáu năm 1789, ông thấy chính mẹ ruột của mình, chết cách đây hai mươi bảy năm, hiện ra. Bà trách cứ cuộc sống hoang tàn, thiếu đức độ của ông và khuyên ông nên hồi tâm, tỉnh trí lại, và nhất là luôn luôn để ý cầu nguyện cho Giáo hội. Và để xác nhận lời nói của mình, bà đã đặt bàn tay bốc lửa của bà trên cánh tay áo sơ-mi của ông ta. Là đứa con biết vâng lời, ông Joseph Leleux đã lập một tu hội đời với tôn chỉ là sống gương mẫu và cầu nguyện cho Giáo hội. Ông qua đời ba mươi sáu năm sau và được mọi người xem như là Thánh nhân.
Đến từ vùng Mantoue, đó là một khúc gỗ mà một mặt, được in dấu của một bàn tay trái, và mặt phía sau, một hình thánh giá giống như được khắc bởi một ngón tay nung đỏ. Những dấu vết này được để lại bởi một cha thuộc dòng Bénédictin vào khoảng năm 1831. Chắc chắn là Cha có một điều gì cần nhắn nhủ, bởi vì cùng một năm đó, Cha cũng đã để lại một dấu vết cho Mẹ Isabella Fornani, bề trên dòng Clarisse trong vùng. Bàn tay lửa được in lại trên chiếc áo len và áo sơ-mi bằng vải sợi của Mẹ bề trên, và trên hai chiếc áo này vẫn còn thấy dính những vết máu rỉ ra trên cánh tay của ngài.
Và đây, chiếc mũ đội đầu bằng vải cô-tông chỉ có ở vùng Normand của ông Louis Le Sénéchal, thuộc tỉnh Ducey. Vợ ông, mất vào năm 1873, trở về từ thế giới bên kia để xin ông đọc kinh và xin lễ cho bà. Để chứng minh, bà đã ”ký tên” bằng một dấu ngón tay trên chiếc mũ này.
Bí mật và huyền bí …
Bí mật … huyền bí … nhưng dù sao đi nữa, nhà Xứ này đúng là một “Viện bảo tàng” sống động cho những ai đang còn đặt câu hỏi về thế giới và cuộc sống bên kia.
Lương Công Bình
_______________________________________________
Chú thích thêm :
1.Địa chỉ :
Museo de las Almas del Purgatorio,
Chiesa Sacro Cuore del Suffragio, 12 Lungotevere Prati - ROMA
2.Hình
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang