MỘT GÓC PHỤC HƯNG BÊN TRỜI TÂY
Từ trái sang phải : anh chị Võ Thiện Tân, LĐT, anh chị Nguyễn Ứng Long,
anh chị Nguyễn Văn Lan. Hàng sau : anh chị Mai Đăng Đức.
C |
húng tôi nhận được điện thư của anh Nguyễn Trần Quý
cho biết anh đang chuẩn bị ấn hành Kỷ Yếu
Sinh Viên Công Giáo vào đúng ngày vài cựu lưu sinh Câu Lạc Bộ Phục Hưng kỳ
cựu, họp mặt tại Villepinte. Kỳ cựu, vì có anh Nguyễn Ứng Long từng nội trú dưới
dãy nhà lớp sóng xi măng từ 1958 đến 1962 và anh Nguyễn Văn Lan (1959-1960). Lớp sóng xi măng chuyển dịch từ fibro-ciment một thuở
xa xôi, nói lên lớp sóng hưng phế, nay đã kết tinh thành đá :
Loa
thành hưng phế cơ tiền định,
Quy trảo tồn vong sự bất quan.
(Nguyễn Khuyến)
Trong danh sách 423 lưu sinh trong suốt hai chục năm,
từ 1955 đến 1975, không có tên tôi. Tôi chỉ là sinh viên ngoại trú, đến với Câu
Lạc Bộ qua tình phụ tử đầm ấm của cha Nguyễn Huy Lịch và cha Đỗ Xuân Quế.
Anh Nguyễn Văn Lan cho tôi mượn cuốn Câu Lạc Bộ Sinh Viên Phục Hưng 60 Năm
1955-2015 và Mai Khôi 50 Năm
19/01/1965 - 2006 để có thêm tài liệu mà viết bài. Ngoài hai cuốn vừa kể,
anh Lan còn đưa thêm Souvenirs d’enfance
et de jeunesse của triết gia Ernest Renan (Calmann-Lévy, 1947) và Bão Nổi của nhà văn Nguyễn Mộng Giác (Văn
Nghệ, 1985), kèm theo mấy chữ trên mảnh giấy màu vàng : Gửi Thông đọc chơi. Theo thiển ý, hai tập
Ký Yếu mang dấu ấn sử liệu ; hai cuốn sau nói lên vài kỷ niệm thơ ấu
và thanh xuân, trong bối cảnh Bão Nổi của đất nước. Anh
Lan là giáo sư dạy triết, sách vở của anh ghi nhiều ghi chú, gạch dưới những
câu đáng ghi nhớ, chẳng hạn như : Ma
philosophie, selon laquelle le monde dans son ensemble est plein d’un souffle
devin, n’admet pas les volontés particulières dans le gouvernement de
l’univers. (Renan, sđd, tr. 200). Như vậy, phải chăng Câu Lạc Bộ Phục Hưng
nói riêng và sinh viên công giáo nói chung đều tràn đầy thần khí (souffle
divin) ?
Câu
Lạc Bộ Phục Hưng được thành lập ở Hà Nội vào năm 1941 và năm 1954 tại Saigon, có
kiến trúc gần giống nhau : dãy nhà ngang ở Hà Nội, và dãy nhà dọc ở
Saigon, nối kết hai trục tung hoành của cây thánh giá, mang ý nghĩa giao hòa trời
đất. Phải chăng đó là lý do mà tờ báo của sinh viên công giáo vào thập niên 50,
60 mang tên Thông Cảm. Tờ
báo quay ronéo có nhiều bài đặc sắc : Tiếng Chuông Trường Kỳ (長崎の鐘,
Nagasaki no Kane) của nhà văn Takashi Nagai và loạt Tạp Ghi của anh Trần Quý Thái, bút hiệu
Gan Huyền.
Theo cha Thiện Cẩm, ‘‘hôm các anh em Đa Minh Sư Tử dọn đến địa chỉ mới là ngày 7 tháng 10, lễ Đức Mẹ Mai Khôi. Chính vì thế mà tu viện được mang danh là tu viện Mai Khôi’’. Đa Minh Sư Tử, tiếng Pháp là Dominicains de Lyon (thành phố Lyon, miền Nam nước Pháp). Đa Minh (多明) từ Dominicains, vừa là dịch âm, đồng thời diễn đạt cùng một ý nghĩa, tương tự như Lourdes : Lộ Đức (路 德), Carmel : Cát Minh (吉 明), Bénédictines : Biển Đức. Nhiều cha dòng Đa Minh người Pháp đã Việt hóa tên họ là Đỗ Minh cho gần với Domịnicains : Đỗ Minh Lễ (Léna), Đỗ Minh Tân (Drayer), Đỗ Minh Thế (Jeffro), Đỗ Minh Lý (Nerdeux), Đỗ Minh Xuyên (Hagg), Đỗ Minh Lộ (Lorry), Đỗ Minh Bình (Pineau), Đỗ Minh Vọng (Alexis Cras). Cha Thiện Cẩm kể một giai thoại về cha Cras : ‘‘Tới nhà nguyện Đất Thánh Cầu Kho, cha nhìn dưới cây Thánh giá lớn của nghĩa trang có dòng chữ : Hodie mihi, cras tibi (nay tôi, mai anh) đã nói lên cái tên tiền định cùa cha Cras. Hai tu sĩ Đa Minh có công gầy dựng Câu Lạc Bộ Phục Hưng là cha Đỗ Xuân Quế và thầy Đỗ Văn Thái đều mang họ Đỗ (肚: tấm lòng).
Tấm lòng của các cha Đa Minh đã hun đúc mẫu
số chung cho các lưu sinh Phục Hưng : Cercle de Renaissance, công giáo hoặc
không phải là công giáo.
Mẫu số chung đó chính là sự cương trực. 剛 直, theo tinh thần mùa Vọng : ‘‘Thung lũng hãy lấp
đầy, đồi núi hãy san phẳng…” (Is 40).
Mùa
Vọng 2016
Lê
Đình Thông
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang