Mẹ Maria trong tâm hồn người
dân Việt
L |
òng tôn kính và yêu mến Đức Mẹ Maria chiếm một vị trí
quan trọng trong sinh hoạt phụng thờ của các Kitô hữu nhưng đạt tới cao điểm, đặc
biệt đối với giáo dân Việt Nam chúng ta. Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, người
Pháp, hay Mỹ khi đọc kinh thường gọi là, Vierge Marie, Sainte Vierge Marie hay
Holy Mary, thì dân Việt chứng tỏ lòng yêu quý, kính trọng, lại ân cần, trìu mến,
xưng là con với Mẹ và gọi Mẹ Maria là Mẹ để cầu xin, van nài “lạy Mẹ đoái
thương con, xin Mẹ an ủi, giúp đỡ chúng con.”
Giải thích thế nào về sự lưu luyến đặc biệt này?
Sự
tôn sùng đặc biệt bắt nguồn từ nhiều lý do với các yếu tố, phụng sự, tâm linh,
văn hóa, tâm lý, xã hội, phát triển cùng nhau một cách toàn diện, tự nhiên, hợp
lý và hài hòa. Người tín hữu Việt Nam chúng ta trước hết cảm nhận và kính mến Mẹ
là Mẹ của Chúa Cứu Thế sau là ngưỡng mộ, thu hút trước vẻ đẹp toàn diện của Mẹ
Maria, đẹp trên hình thức trong đời sống trần thế, đẹp với sức mạnh nội tâm
nhân đức và đức tin anh dũng, kiên trung của Mẹ.
Mẹ không là một huyền thoại. Mẹ đã sống thật sự, hiện diện trên trần thế, Mẹ có một đời sống vật chất rất bình thường, thật đơn sơ giản dị, bình dân,
giống và gần gũi với cuộc sống của biết bao người. Mẹ là tấm gương sáng, mẫu chuẩn
của người phụ nữ, chu toàn nhiệm vụ đa dạng và phức tạp của người vợ trong đời
sống hôn nhân, của người mẹ trong gia đình và trong xã hội với vị thế vừa là
con của Thiên Chúa vừa là Mẹ Đấng cứu chuộc nhân loại.
Trên phượng diện tình cảm và tâm lý, khi yêu thương, con
người thường có thói quen đồng hóa
người mình yêu với chính bản thân mình, hòa nhập họ vào thân phận, hoàn cảnh của
mình.Vì
thế trong niềm thương kính Mẹ Maria, chúng ta hằng ao ước trong tiềm thức được
giống như Mẹ, được làm con cái của Mẹ, nên mới dám khoác lên Mẹ hình ảnh một
người mẹ đẹp tuyệt vời, với khuôn mặt dịu hiền, nét thanh tú của người phụ nữ
Việt. Điều này đã được chứng minh trên các tác phẩm nghệ thuật, tranh vẽ hay tượng
đài, thấy Mẹ ôm trong lòng Chúa Hài Đồng, trong dáng dấp thiếu nữ Việt Nam, lúc
chít khăn mỏ quạ, lúc mặc áo bà ba hay khoác áo thụng dài, đầu đội
khăn vành dây.
Về
mặt tinh thần, chúng ta tìm thấy nơi Mẹ
những nét đẹp truyền thống trong văn hóa Á Đông. Phái nữ đẹp toàn diện trong
khuôn vàng thước ngọc của luật Tứ Đức, hội đủ Công, Dung, Ngôn, Hạnh, 4 đức
tính cao quý về tinh thần và thể chất của nữ giới thời xưa: Mẹ có dung nhan vẹn tuyền, sắc đẹp hình thức
thanh tao, Mẹ đảm đang lo toan việc nữ công
gia đình, đóng góp cùng Thánh Giuse trong việc nuôi dậy Chúa Giêsu lúc còn niên
thiếu. Dù trong Thánh kinh chỉ ghi lại lời Mẹ phát ngôn đôi ba lần, nhưng khi nào Mẹ phát biểu, thì là hợp thời, đúng
lúc cần thiết và dùng những lời lẽ sâu xa,
nhân đức, tế nhị và khiêm tốn, đáng ghi nhớ. Như câu Fiat trả lời Sứ thần Gabriel truyền tin là tiếng “ xin
vâng “ đầy can đảm chấp nhận và vững niềm tin vào Đấng Tối Cao, như lời yêu cầu tinh tế của
Mẹ với Chúa Giêsu khi thấy gia chủ thiếu rượu giữa tiệc cưới tại Cana “Này con, họ hết rượu rồi” đây thật không
phải một mệnh lệnh, mà chỉ là một đề nghị tế nhị sau khi Mẹ quan tâm đến sự việc
xẩy ra quanh mình, vỏn vẹn như một điều
nhắc nhở nhẹ nhàng để rồi Mẹ kiên nhẫn chờ đợi và tin tưởng “Người bảo gì, các Anh cứ làm theo”. Về đức
hạnh, suốt một đời Mẹ đã sống nhân đức,
dản dị, khiêm nhường, tinh tế quan tâm và yêu thương, tế nhị giúp đỡ người khác
(bà chị họ Elizabeth cao niên đang mang thai lần đầu, đến việc thiếu rượu tại
Cana). Mẹ sống Đức Tin mạnh mẽ, tin tưởng phó thác hoàn toàn vào Đấng Tối Cao,
Mẹ có sức mạnh nội tâm, can trường anh dũng khi các tông đồ, trong không khí hỗn
loạn, đã chối và bỏ Chúa. Càng chiêm ngẫm đời sống của Mẹ trên trần thế, ta cảm
thấy càng gần gũi Mẹ nhiều. Cũng như chúng ta, cuộc đời của Mẹ diễn tiến như một
cuốn phim dài, không yên suôi, lại bao gồm biết bao tình huống, hoàn cảnh gian
nan thử thách, chông gai, vui ít buồn nhiều lẫn lộn, một loại mẫu mảnh đời có
thể xẩy tới bất cứ một ai trong thế gian: Mẹ đã phải chịu đựng bao hệ lụy, đàm
tiếu của hàng xóm, gia đình vì đã nhận lời làm Mẹ Chúa trong khi đã kết hôn
cùng Thánh Giuse và vẫn giữ lòng đồng trinh. Mẹ cũng phải cực nhọc, lo toan vất
vả trước cảnh nghèo khó, bấp bênh, không có nơi trú ngụ khi sắp tới ngày sinh nở,
Mẹ cũng phải tháo vát cố tìm máng cỏ để sinh con giữa đêm đông lạnh giá. Mẹ gần
gũi và gắn bó với dân Việt trong hoàn cảnh giặc giã tang thương của đất nước Việt
Nam, trên con đường loạn ly, di cư năm 1954 từ Miền Bắc vào miền Nam và di tản
sau năm 1975 đi tìm tự do nơi phương trời xa lạ, giống như Mẹ đã phải trải qua thời gian gian truân lưu đầy sang Ai
Cập, sống kiếp tha hương đắng cay bên xứ lạ quê người.
Thêm
một điểm nữa tô đậm nét kính trọng Mẹ là hình ảnh trọn vẹn của Mẹ trong cương vị
người mẹ đầy tình thương dạt dào cho gia đình. Theo trào lưu văn hóa nước ta, người Việt Nam rất quý trọng các bậc
sinh thành, coi tình mẫu tử là thiêng liêng, keo sơn gắn bó tinh thần gia đình.
Mẹ đã thương yêu, đã hy sinh, Mẹ đã lo lắng, đã đau khổ như muôn ngàn bà mẹ
khác: Mẹ bộc lộ hết tình thương cho gia đình, quên mình, chịu đựng biết bao đau
khổ, và luôn luôn có mặt trong mọi biến cố xẩy trên đoạn đường gian nan của
Chúa Giêsu, Mẹ đã sót xa lo lắng khi đi tìm Chúa vắng mặt ba ngày vì Ngài đang bận
giảng dậy trong đền thờ, Mẹ đã cúi đầu yên lặng, âm thầm nhưng thật can đảm để nghe
và chấp nhận lời tiên đoán của ông già Siméon « Một mũi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà », Mẹ can trường, cùng chịu đau nỗi đau tinh thần và thể xác của con mình, Mẹ đớn đau tê tái khi thấy con mình bị sỉ vả, chế
giễu, hành hạ và chết thảm thương. Sau cùng, với tình mẫu tử sâu sa, dào dạt, Mẹ
đã chịu đựng dưới chân Thánh Giá, mọi biến cố với một tình thương bao la, mức
hy sinh cao cả ăn sâu trong một niềm Tin kiên nhẫn, quật cường. Tất cả chỉ để
hướng về Người Con thân yêu đã chịu nạn trên thập giá và qua con của Mẹ, Mẹ hướng
về sự cứu rỗi nhân loại
Mẹ
thật gần gũi chúng con, gắn bó với nền văn
hóa Việt Nam. Mẹ trở thành người Mẹ Việt Nam của chúng con. Tình thương keo sơn này Mẹ đã thể hiện qua thời
gian và lịch sử :
Năm 1798 tại La Vang, dưới thời vua Cảnh Thịnh,
khi nhiều người dân lâm vào cảnh khổ bị bắt hại vì Đức Tin, Mẹ đã hiện ra để an
ủi và hứa sẽ ban mọi ơn lành hồn xác cho ai chạy đến cùng Mẹ. Vào năm 1999, Mẹ
cũng đã ghé đến ngọn đồi Tà Pao nằm trong dãy núi Trường Sơn vùng Phan Thiết. Về
phía giáo dân để đáp lại lòng Mẹ ưu ái, mỗi gia đình cố gắng vào buổi tối họp cùng
nhau đọc chuỗi Mân Côi. Kinh «Kính mừng Maria » là câu kinh đầu tiên được cha mẹ dậy con nhỏ học
thuộc ngay từ lúc vỡ lòng. Phần tôi, có những hình ảnh khó quên ăn sâu trong ký
ức: Tháng Năm là tháng dâng kính Đức Mẹ, còn gọi là Tháng dâng hoa. Nhân mùa
Xuân đến tưng bừng trong vạn vật, các giáo phận công giáo tổ chức lễ dâng hoa
cho Mẹ. Khi tôi còn nhỏ sống tại Tỉnh Quảng Yên, xứ đạo Yên Trì lớn nhất trong
tỉnh, hằng năm tổ chức cho các thiếu nữ từ làng Yên Trì ghé đến các nhà dân có
vườn trồng hoa, xin phép hái hoa mang về dâng bàn thờ. Vườn nhà gia đình tôi có
hai cây Hoàng Lan và Ngọc Lan cao gần 10 mét và rất nhiều loại hoa khác có mầu
sắc đẹp và hương thơm ngát. Các cô trẻ
và đẹp đi từng toán, trèo lên các nhánh cây cao, vừa chuyện trò, ca hát thật
vui vẻ, vừa hái hoa mang về dâng Mẹ và trang trí bàn thờ. Có một hình ảnh minh chứng
rõ lòng sùng kính Mẹ Maria của người Việt và chắc đã xúc động bao con tim mến
yêu Mẹ. Trong vidéo chiếu cảnh « Di Cư 54 của người Việt » có chiếu
hình ảnh vài người di cư, trong bấn loạn đã phải bỏ toàn bộ tài sản, cố gồng gánh
chút vật dụng cần thiết lên tầu suôi Nam nhưng nhất quyết ôm chặt tấm hình Đức
Mẹ Hằng Cứu Giúp như một bảo vật. Họ chẳng còn gì, chỉ còn sự sống để trông cậy
vào Mẹ, xin Mẹ đồng hành và che chở qua cơn nguy biến lạc lõng, đứng trước một
tương lai bất an và vô định.
Mẹ
là sao mai dẫn dắt đường con đi,
là
suối mát của tình thương, thông cảm và tha thứ,
là
nguồn an ủi, cậy trông, che trở và nâng đỡ,
Mẹ
là gạch nối giữa Chúa với chúng con,
là
muối mặn bảo vệ nung nấu Đức Tin,
Mẹ
là điểm tựa cho đời sống tâm linh chúng con.
Mẹ
là tất cả, là Mẹ của chúng con.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang