Ăn uống trong ba ngày Tết, từ lâu đã trở thành một yếu tố quan trọng khi Xuân về Tết đến, có lẽ vì vậy mà ta thường nói “ăn Tết”, hơn là chơi Tết , nghỉ Tết, du ngọan Tết...
Tháng
giêng ăn Tết ở nhà! Nhưng ''ăn'' đây không có nghĩa là ăn xài,
ăn nhậu, ăn thả cửa.., trái lại đây là ẩm thực ngày Tết, quamâm cỗ
Tết cổ truyền! Một mâm đầy thức ăn như tiệc tùng, nấu ngon, trình bày bắt
mắt, nhiều màu sắc, gồm nhiều ý nghĩa...
Mâm cỗ Tết miền Bắc
Theo
lệ là bốn bát, bốn đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn
thì sáu hoặc tám bát , tám đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài.... Bốn
bát gồm một bát chân giò heo hầm măng , một bát bóng nấu thập cẩm , một bát
miến nấu lòng gà và một bát mọc nấm thả. Rồi nào đĩa xôi, đĩa thịt gà luộc, đĩa
thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối...
Với mâm cỗ Tết, việc trình bày cũng không thể sơ
sài, các món ăn đều được bày biện khéo léo và đẹp mắt. Ví như, đĩa xôi gấc đỏ
tươi như nói lên mong ước được nhiều may mắn trong Năm mới ; các món nấu,
món canh được tô điểm bằng những cọng hành lá xanh. Thịt gà
dùng trong ngày đầu Năm phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ
chiều 30... Thịt heo là thịt nạc mông hay thịt chân giò ngon, còn thịt mỡ sẽ
dùng để chế biến món giò xào cho dễ ăn...
Miền Bắc ngày Tết không thể thiếu món Bánh chưng
ăn kèm dưa hành, trên mâm cỗ của nhiều nhà còn bày cả đĩa bánh chưng xanh. Cái
rét lạnh đặc trưng vào mùa đông của miền Bắc cũng khiến những món ăn như giò
xào, thịt nấu đông trở thành những món ăn gắn liền với mâm cỗ ngày Tết...
Mâm cỗ Tết miền Nam
Thường
có nhiều đồ nguội vì thời tiết nóng. Thay vì bánh chưng vuông, miền Nam
lại gói bánh chưng tròn và dài, gọi là bánh tét.(Tượng trưng theo dân
gian : trời tròn, đất vuông). Bánh được cắt thành
những khoanh bánh tròn, thường đi kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm. Bát
canh măng nấu sẽ dùng măng tươi thay cho măng khô (miền Bắc và miền Trung).
Thay cho bát canh mọc , lại có bát canh khổ qua nhồi thịt.
Vì thời tiết khác biệt miền Bắc , nên loại thịt
được dùng cho mâm cỗ Tết thường là thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa).
Đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu
cũng là những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết ở miền Nam.
Mâm cỗ Tết miền Trung
Trong
dân gian thì có cả bánh chưng và bánh tét. Nhưng mâm cỗ tiến cúng ở miếu điện
trong cung đình thì chỉ dâng cúng Bánh Chưng còn bánh tét thì không được dùng
làm vật phẩm để dâng cúng tổ tiên. Vào những dịp nhà vua tế Trời ở đàn Nam Giao
hoặc tế các vị Tiên đế ở Thế miếu, vật phẩm là bộ tam sinh
(trâu, heo, dê) để nguyên con chưa qua chế biến, lễ vật này còn gọi là cỗ thái
lao. Ngoài dân gian, khi cúng Đất thì bộ tam sinh là miếng thịt heo, con cua,
cái trứng chỉ luộc chín chứ không chế biến.
Kể tên những món ăn trên mâm cỗ Tết miền
Trung thì thường có đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà
bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát
miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram… Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các
món: cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt
xà lách gân bò, chả tôm, nem bọ lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.
Tục ăn Tết, bày mâm cỗ Tết dâng cúng tổ tiên từ lâu đã
là một phong tục đáng quý đặc trưng của người Việt. Đó là cách con cháu thể
hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên của mình. Điều kiện địa
lý, vùng miền đã mang đến nhiều điểm khác biệt rõ rệt trong mâm cỗ Tết nhưng
nét đặc trưng cơ bản mà miền nào cũng phải có trong mâm cỗ là cơm và xôi,
đặc biệt là bánh chưng, bánh tét ăn kèm với các loại dưa muối
đặc trưng của từng miền.
Ngày
nay, cuộc sống tại quê nhà không còn được như xưa, và ở hải ngoại thì đã có
phần chiụ ảnh hưởng đời sống Âu, Mỹ..., nên không còn cầu kỳ trong
việc trang bị mâm cỗ Tết và đôi khi lại thêm vào đó vài thức ăn âu hóa.
Dẫu vậy, mâm cỗ Tết, dưới hình thức
nào, cũng là lòng hiếu-đễ của con cháu thành kính dâng lên tổ
tiên , ông bà quá cố , để đại gia đình con cháu từ các nơi về
quây quần , sum họp bên mâm cỗ Tết luôn là hình ảnh đẹp và mong
rằng sẽ còn mãi theo thời gian.
Riêng đối với người Công giáo Việt Nam, thiết tưởng
« mâm cỗ Tết » không phải là mâm cao cỗ đầy, nhưng là lòng
thành hiếu thảo dâng lên Thiên Chúa nhân từ và xót thương !
Cám tạ Chúa vừa ban cho một Năm Bính Thân 2016 để
ta biết dùng thì giờ và cuộc sống ca tụng Người , sống theo luật tình yêu
Chúa và tha nhân. Cầu xin cho bao người xa Chúa, bỏ Chúa, chống
Chúa...biết quay về với Người đang « tựa cửa » giang tay chờ
đợi người con , nhất là trong Năm thánh về Người Cha nhân hậu !
(Luc XV :20)
Nguyện xin Mẹ Maria, khẩn cầu cho mỗi người, mỗi gia đình chúng ta biết sống xứng đáng người con Chúa để rồi sẽ đón được Mùa Xuân bất tận bên cạnh Chúa và Mẹ hiền yêu thương !
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang