Không gì sung sướng bằng được làm việc tông đồ trong khả năng của mình. ý nguyện nung nấu trong tôi, khi gặp Cha Đinh Đồng Thượng Sách, qua những năm đầu đoàn mới thành lập. Rồi thời gian trôi, đoàn lớn dần, các hoạt động lần lượt nảy nở.
Lớp Đàn Tranh Thánh Ca cũng trở thành một hoạt động cho các em từ năm 1994 đến nay.
Phượng Ca có mặt khắp nσi, trong và ngoài nước Pháp, cho nên lớp tổ chức tại Giáo xứ được gọi là lớp Đàn Tranh Phượng Ca Giáo Xứ. Chưσng trình đặc biệt về Thánh Ca, vào giờ sau khi các em đã học xong chưσng trình sinh hoạt của chiều thứ Bảy.
Mục đích gieo hồn nhạc Việt cho thiếu nhi. Tổ chức lớp nhạc giống như ưσm một hạt giống. Đòi hỏi sự bền gan, bền chí, phải chờ đủ thời gian cho hạt nảy mầm đâm chồi nảy lộc. Học nhạc cũng như học chữ, học một sinh ngữ. Không thể trong phút chốc mà được liền. Một bản đàn trên sân khấu chỉ đàn có ba phút. Muốn đàn được trong ba phút, các em đã phải tập dượt thường xuyên cả năm. Trong những thánh lễ đặc biệt ở Lộ Đức, Giáo Xứ và các nhà thờ trong các dịp lễ trọng, bố mẹ nào cũng hãnh diện và sung sướng khi thấy con mình ngồi trong dàn nhạc. Lắng tai nghe tiếng đàn Nguyệt và nhìn thấy những khuôn mặt ngây thσ thánh thiện đã để hết tâm trí vào các bản thánh ca quen thuộc. Đây là dàn nhạc dân tộc duy nhất tại Paris mà ngay cả tại Việt Nam cũng không có được.
Mong mỏi rằng những giây phút hy sinh này sẽ được Chúa đền bù qua sự ngoan ngoãn của các con, để quên đi những nỗi nhọc nhằn của một tuần làm việc mệt nhọc, một chiều thứ Bảy bỏ thú vui riêng mà chia sẻ với các con những giờ phút học Giáo lý, tiếng Việt tại Giáo Xứ.
Nếu Chúa có tặng phần thưởng thì bố mẹ sẽ được nhận, là có những đứa con xứng đáng, hãnh diện là Thanh Thiếu Nhi Việt Nam tại xứ người.