LỜI ĂN TIẾNG NÓI
DÂN GIAN
Micae Phạm Huy Mỹ
T |
ục ngữ và câu đố là thể loại văn học dân gian, gần với nếp sống, lời ăn
tiếng nói người dân hơn hết. Gần về cấu tạo ngôn ngữ nghệ thuật, tập trung tính
chất nhịp nhàng cân đối của ngôn ngữ VN, của tiếng nói dân gian. Gần về chức
năng tục ngữ và câu đố. Tục ngữ được dân gian dùng xen vào lời nói hằng ngày. Còn
câu đố trở thành giải trí trong quần chúng. Câu đố còn là âm du trong lao động xã hội. Aristote (384-322
Av. JC) từng xếp hai thể loại này vào loại bắt chước tự nhiên có tính nghệ
thuật. Ông định nghĩa câu đố là ‘kiểu nói
ẩn dụ hay’. Coi cái hay ở chỗ trong khi nói về tồn tại thực tế. Tục ngữ là hình thức ẩn dụ. Dùng sự vật
này nói sự vật khác.
TỤC NGỮ
Tục ngữ là
câu ngắn gọn có ý nghĩa hàm xúc. Do nhân dân lao động sáng tạo lưu truyền. Ngày
càng nhiều và giầu hình ảnh. Tục ngữ VN
bao giờ cũng có nghĩa đen, hẹp và bóng rộng .
Thí dụ :
- Kiến tha lâu có ngày đầy tổ. Nghĩa đen là đàn kiến tha mồi. Nghĩa bóng là
kiên nhẫn trong công việc làm ăn. Có nghĩa như : Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Vỏ quít dày có móng tay nhọn. Tương đương với :
Kẻ cắp gặp bà già
- Chó cắn áo rách. Tương đương
với : Ăn mày đánh đổ cầu ao
Tục ngữ phát
ra từ cửa miệng quần chúng nên dễ truyền cảm, thuyết phục có tư tưởng thâm sâu
rộng mở. Thay thế những câu dài dòng, khó nhớ. Thay thế bằng những câu dài
dòng, khó nhớ.Tục ngữ đúc kết từ những hình ản, kinh nghiệm, quan sát, nhận
xét, giải thích lời khuyên. Tục ngữ phát xuất từ nhữn nguồn hứng sau :
Thời tiết, nếp sống, sở thích, tinh thần liên đới, lịch sử và tư tưởng xây dựng
gia đình.
Khí hậu thời tiết tự nhiên loan báo, dự đoán hiện
tượng khí quyển để đi lại, đề phòng, làm ăn thuận hòa, xây dựng nhà cửa. Nhìn
vòm trời, biết nắng mưa, ấm lạnh để che thân, đề phòng gió bão, lũ lụt, chống
đỡ ngăn chận mưa to gió lớn :
- Vẩy mai thì mưa, bối bừa thì nắng
- Mây thành vừa hanh vừa già
- Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi (mây)
- Gió nam đưa xuân sang hè
- Trống tháng bảy không hội thì chay
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
- Cầu vồng mống cụt, không lụt thì mưa
- Mống đông vồng tây, không mưa dây thì bão.
- Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Kinh nghiệm làm mùa của nông dân, thu mua lúa thóc, tích trữ kho lẫm đề
phòng mai sau, công việc vất vả cày bừa làm ruộng, làm mạ, gặt, chăn trâu cắt
cỏ, hái dâu nuôi tằm, đánh cá mò tôm, đào ao thả cá, làm vườn tược, trồng bầu
bí, nuôi heo, nuôi gà, nuôi gia súc, ấp trứng, nấu cám vớt bèo, chăn tằm ươm
tơ, dệt vải, bón phân gieo hạt, chèo thuyền qua sông, đi chợ, mua bán trao đổi
thực phẩm, cầm đồ…
- Lúa chiêm là lúa bất nghì
Cấy trước trỗ
trước chẳng chờ đợi ai
- Chiêm cập
cợi, mùa đợi nhau
- Mùa hơn
đêm, chiêm hơn sướng.
- Cơm quanh
rá, mạ quanh bờ
-Mùa bót ra,
mạ quanh bờ
-Nhai kỹ no
lâu, cày sâu lúa tốt
- Nhất cày
ải, nhì vãi phân.
- Người đẹp
vì lụa, lúa tốt vì phân
- Tôm đi
chạng vạng, cá đi rạng đông
- Gà đen chấm trắng mẹ mắng cũng mua.
Có những giai đoạn lịch sử ghi lại nếp sống, có mái tranh quanh lũy tre xanh, phong tục tập quán của
dân tộc xa xưa : ăn lông ở lỗ, con dại cái mang, con dắt con bồng con bế
con mang, làm ăn thô sơ bằng tay chân, sống chung thủy nghĩa gia đình, kết
đoàn, thương ước, cần kiệm liêm chính, ý dân là ý trời, khói lam chiều, có giai
cấp trên dưới :
- Hai vua một nước ắt là không yên
- Một nhà hai chủ không yên
- Áo rách thay vai, quần rách thay
ống
- Một tiếng giữa làng bằng sàng xó
bếp
- Chết trẻ còn hơn lấy lẽ
- Miếng trầu là đầu câu chuyện
- Cha truyền con nối
- Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại.
- Lấy bát mồ hôi đổi lấy bát cơm
- Canh một chưa nằm canh năm đã dậy.
Tục ngữ phản ảnh tư tưởng, nhân sinh quan, tinh thần kiên nhẫn,
biết ơn và đạo đức thời đại : vô vy, nhàn hạ, vui thú phong cảnh vườn hoa
cây kiểng, chim hót trên cành, đầm sen nước trong vắt, cá lững lờ trôi
-Người làm ra
của, của không làm ra người
-Một mặt người hơn mười mặt của
-Của một
đồng công một nén
-Có làm có ăn. Không làm không ăn
-Tay làm hàm nhai, tay quai miệng
trễ
-Khen nết hay làm, ai khen nết hay
ăn
- Có công
mài sắt có ngày nên kim
- Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn
cơm đứng.
-Chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo
-Sông có khúc, người có lúc
-Có thực mới vực được đạo
-Tốt danh hơn lành áo
-Cái nết đánh chết cái đẹp
-Chết trong
còn hơn sống đục
- Đường đi hay tối nói dối hay cùng.
Quan hệ xã
hội là nội dung tục ngữ giới thiệu tập
tục xã thôn, cơ sở, luật lệ dân làng, quan hệ gia đình huyết tộc, giai cấp, kính
trọng lễ phép, kính trên nhường dưới trong gia đình ngoài xóm làng, cỗ bàn thứ
tự trước sau, không ai thiệt thòi thua lỗ.
-Phép vua
thua lệ làng
- Đất có lề,
quê có thói
-Sống lâu
lên lão làng
-Một miếng
giữa làn bằng một sàng xó bếp
- Thế gian
một vợ một chồng
Chẳng như
vua bếp hai ông một bà
-Sẩy cha còn
chú, sảy mẹ còn dì
- Chồng cô,
vợ cậu chồng dì
Trong ba
người ấy chết thì không tang.
Quan niệm
nhân đạo, đọc thấy trong tục ngữ ý nghĩa tương
thân tương ái, tính chất qui luật sống, cách phán đoán, xã giao cư xử trong
thôn xóm và xã hội.
-Được lòng ta xót xa lòng người
-Chết trong
hơn sống đục
- Ăn cây nào
rào cây ấy
- Cái nết đánh chết cái đẹp
- Nhất sỹ nhì
nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ
- Chạy trời
không khỏi nắng
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
- Không có
lửa sao có khói.
- Gần mực
thì đen, gần đèn thì sáng.
- Cái sẩy nẩy cái ung
- Cái khó bó
cái khôn
- Chó cắn áo
rách
- Người tốt
về lụa, lúa tốt về phân
Ngôn ngữ
linh hoạt là một nét độc đáo khác của tục ngữ là rí rỏm, nhân cách hóa, dễ nhớ, dễ
hiểu mà bền vững lâu dài.
- Nói hay hơn hay nói
- Nói trên trời dưới biển
- Được làm vua, thua làm giặc
- Đói cho sạch rách cho thơm
- Đường đi hay tối, nói dối
hay cùng.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau
CÂU ĐỐ
Câu đố sáng tác phản ánh các sự vật và hiện tượng khách quan theo lối ‘nói chệch’. Nói một đàng hiểu một nẻo.
Phát xuất từ những nét giống nhau giữa sự vật và hiện tượng khách quan, giữa vật
đố (lời giải) với vật được miêu tả (tức câu đố)
Thí dụ:
1)
Vừa bằng lá tre, xun xoe đánh
vật (cái kéo
2) Cái vũng trâu đằm, con rắn nằm ngang, lấy sào mà đẩy (cái đĩa đèn)
3) Hàng trăm
cái lỗ, vô số trẻ em đua nhau chạy vòng tròn, chen nhau chui xuống sàng gạo)
Câu đố không
có nghĩa đen, trắng. Thể hiện mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng.
Câu đố nhằm mục đích mô tả, bằng hình tượng hoặc từ ngữ, những dấu hiệu đặc
trưng và chức năng của vật cá biệt, cụ thể. Câu đố nhận thức kiểm tra sự vật
của thế giới khách quan. Ngôn từ trong câu đố và nghệ thuật câu đố và tục ngữ
giống nhau. Hình thức là đố / hỏi:
-
Cái gì khác họ cùng tên. Cái ở
dưới nước cái trên mái nhà (con cá mè và
cái mè nhà)
- Thân dài lưỡi cứng là ta. Không đầu
không cẳng đố là cái gì (cái gầu sòng)
- Đố anh chi sắc hơn dao, chi sâu hơn
bể, chi sâu hơn trời (mắt, lòng người, cái trán)
Đối tượng câu đố là công việc lao động : Ngâm giống, đào xới vỡ đất, cày bừa, giữ, tưới nước, làm lụng
vất vả mưa nắng, đổ mồ hôi, dành dụm, tiết kiệm chắt chiu, toan tính
-Tay cầm bán
nguyệt xênh xang
Làm tôi vì
chúa sửa sang cõi bờ (cái liềm)
-Có đôi vì
chúa shúa sửa
Có một khúc
giữa cứng ruôi lại mềm (cái đòn gánh)
-Sinh ra con
gái má hồng
Gả đi lấy
chồng đất nước người ta
Bao giờ tuổi
tác đã già
Thì em lại
cứ quê cha trở về (cái nồi)
-Tám xóm
nhóm lại hai phe
Chặt nửa cây
tre bắc cầu một cột (quang gánh)
-Trên cầu
dưới cầu, con trâu đi lọt (cái thoi)
-Thân dài lưỡi cứng là ta
Không đầu
không cẳng đố là cái gì ? (cái gầu
sòng)
-Trong nhà có bà hai đầu (cái võng)
-Ngả lưng cho thế gian nhờ
Vừa êm vừa ấm lại ngờ bất trung (cái
phản)
Dụng cụ cần dùng
trong nhà : Đồng ruộng, vườn tược, ao cá, nhà
cửa, mái tranh, bếp núc, ngõ cửa, sông ngòi, ao mương, dao kéo, ngay cả lũy
tre, cây cối quanh nhà, thực phẩm … gắn bó không rời. Tạo thành tình tự dân
quê, hiền hòa ấm cúng dễ mến thương.
-Thân em xưa ở bụi tre
Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra (cái
quạt)
-Cây xanh mà trồng đỗ xanh
Trồng đậu trồng hành, lại thả lợn vô (bánh
chưng)
-Năm ông cầm hai cây sào
Đuổi đàn cò trắng bay vào trong hang (ăn
cơm).
-Khi ở nhà cha da đỏ hồng hồng
Khi về nhà chồng da đen thui thủi (cái
nồi)
-Ruộng vuông bốn góc
Trúc mọc hai hàng
Ve kêu thánh thót
Gà què nhảy nhót một chân
(trang vở, thày
giáo đọc bài, học trò viết)
-Vai mang bị
kề kề,
Chữ nhất
được phê huyện hàm (lo lót được làm tri
huyện)
Kinh nghiệm sống, quan sát, tính thực tiễn : vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, trăng thanh gió mát, hát hò, kích
thích …sau thời gian làm việc cực nhọc.
- Cây bung
xung lá bu xoe
Mùa đông ấp
trứng mùa hè nở con (cây cau)
- Đem thân nghe gió cho người
Rồi ra mang tiếng con người chả khôn (cái
giại)
- Mười người thợ, lo đỡ một bể (Mười
ngón tay)
- Vốn xưa nó
ở trên non,
Đem về mà
tạc trên tròn dưới vuông (cái bồ lúa)
- Con đánh
mẹ, mẹ van làng,
Đến khi làng
ra,
Con chui
trong bụng mẹ (cái mõ)
- Bốn con
cùng ở một nhà
Mẹ thời chia
của con ra nhà người (ấm nước và bốn
chén)
Đố tục giảng thanh, cốt ý chọc cười, nét rí rỏm. Những từ tách riêng vẻ thô kệch, trơ
trẽn…nhưng khi ghép chung vào câu đố lại ra bình thường, hợp lý.
- Miệng thì
chào anh, hai tay nâng đít (cái cơi trầu)
- Vừa bằng cánh cửa, nằm ngửa giữa trời (tàu lá chuối)
- Đầu bằng
con ruồi, đít bằng cái đĩa (lá trầu không)
- Bằng lá tre, ngo ngoe dưới nước (con đỉa)
Không vay mà
trả (sưu thuế)
- Một lũ ăn
mày, một lũ quan
Quanh đi
quẩn lại cũng một đoàn
Đêm thu gió
lạnh đèn thì tắt
Hết cả ăn
mày hết cả quan (đèn kéo quân)
- Mẹ gai góc
đẻ con trọc đầu (cây bưởi)
- Đi phe phảy về nhà dãy ra (áo dài)
- Chân đen mình trắng, đứng nắng giữa trời (con cò)
- Ăn bụng ỉa lưng,
nắm sừng cứt lọt (cái bào)
Tình cảm, quan hệ trai gái
trong làng tạo dựng tương lai là cần thiết nhựa sống cho mai sau
Anh hỏi em:
Cái gì mà sắc hơn dao ?
Cái gì
phơn phớt lòng đào thì em bảo anh ?
Cái gì trong trắng ngoài xanh ?
Cái gì soi tỏ mặt anh mặt nàng ?
Em thưa rằng:
Con mắt anh sắc hơn dao
Trứng gà phơn phớt lòng đào hỡi anh
Tre non
trong trắng ngoài xanh
Gương tầu
soi tỏ mặt anh mặt nàng
KẾT LUẬN.
Cùng nhau
học hỏi về tục ngữ và câu đố là yêu nước như Người VN nhắc nhở nhau bảo tồn
tiếng Việt:
Tiếng Việt còn là Nước Việt còn.
Luôn dùng tục ngữ dạy bảo :
Lời nói không mất tiền mua, lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau.
Khi cần: Học ăn học nói, học gói mang về.
Hay hơn nữa: Ăn vóc học hay
Bản nhạc của Nhạc Sỹ Phạm Duy (1921-2013)
trong bản Tình Ca khéo diễn tả :
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra
đời.
Mẹ hiền ru những câu xa vời.
À à ơi, tiếng ru muôn đời.
Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc
nằm nôi.
Thoát nghìn năm thành tiếng lòng tôi.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang