LINH HỒN THEO ĐỘC THẦN
GIÁO
1)
Khái
niệm tổng quát về độc thần giáo (Monothéisme)
Danh Từ “Độc Thần
Giáo” (Monothéisme) được hình thành bởi hai chữ : “Mono” có nghĩa là Một (duy
nhất) và “Théisme” (Theos=Dieu). Như vậy, Độc Thần giáo là niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, phổ quát
và bao hàm mọi sự vật.
Người Tây phương dùng danh từ Độc Thần giáo
(Monothéisme) để gọi chung 3 tôn giáo thuộc hệ thống “độc thần” là :
Do Thái giáo (Judaïsme) / Công giáo (Christianisme)
/ Hồi giáo (Islamique). Cả Ba tôn
giáo này đều khởi nguồn từ Abraham (Religion Abrahamiques) {Sáng thế ký 12 :1-9 ; 13 :14-18 ; 15 ; 18 ; và 22},
đều tin rằng Thiên Chúa là đấng tự hữu, hằng hữu, là đấng tạo hóa
và đấng tể trị toàn thể vũ trụ. Theo quan điểm này, những thuộc tính của Thiên
Chúa là Thánh khiết (tinh tuyền và tách
biệt khỏi tội lỗi), công chính (công bình, ngay thẳng và chân
thật trong mọi đoán xét), tể trị (không
gì cản trở được ý chí của Chúa), toàn
năng (không gì mà Chúa không thể làm được), toàn tri (không gì mà Chúa không
biết), yêu thương, và hiện diện khắp mọi nơi.
Đấng tối cao duy nhất là Thượng Đế được
tôn vinh dưới nhiều cách gọi khác nhau : Yahvé (Do Thái giáo). Thiên Chúa (Công
giáo). Allah (Hồi giáo).
2) Chúng ta
có thể nói là con người có linh hồn không ?
A) Linh hồn là gì ? Làm sao chúng ta biết một hữu thể nào đó có linh hồn hay không ?
-
Quan
sát : một số hữu thể có tính trơ lì và thụ động trong khi những hữu thể khác có
khả năng phát triển nội tại, nuôi dưỡng, sinh sản và phản ứng với môi trường
chung quanh.
-
Chúng
ta gọi những hữu thể có khả năng nói trên là sinh thể.
-
Sinh
thể có một thứ gì đó mà vô sinh thể không có, một thứ mà làm cho sinh thể có khả
năng thực hiện các chức năng nói trên.
-
"Thứ"
mà sinh thể có mà vô sinh thể không có chính là thứ mà chúng ta gọi là linh
hồn. (Trong tiếng Latin ANIMA là linh hồn, là sinh khí ; vì
thế, chúng ta có thể nói rằng linh hồn tạo sinh khí cho thể xác, làm thể xác
sinh động).
Kết luận : Con người là một
tổng hợp gồm thể xác và linh hồn, dĩ nhiên, linh hồn là phần cao quý hơn cả.
B)
Vì sao chúng ta nói con người có "linh hồn thiêng liêng" ? Điều này
mang ý nghĩa gì ?
BẰNG CHỨNG TỪ TRIẾT HỌC
·
Quan
sát : chúng ta nhận thấy có những khác biệt nơi các sinh thể.
- Một số sinh thể có thể cảm nhận
và di chuyển từ nơi này sang nơi khác (có sự
vận động) trong khi những sinh thể khác thì không. Như thế, chúng ta phân
biệt động vật với thực vật.
- Tuy nhiên, có những sinh thể
mang những khả năng tinh tế, phức tạp hơn động vật.
BẰNG CHỨNG TỪ TRÍ NĂNG CON NGƯỜI
·
Động
vật dường như thực hiện các hoạt động của chúng theo cách đã định sẵn (Ong
thì làm tổ ong ; chim làm ổ chim ; kiến làm tổ kiến… Sự nuôi dưỡng và sinh sản
đều tuân theo khuôn mẫu đã định). Động vật, trừ con người, dường như không
có ” ý tưởng mới “ về phương cách điều hành cuộc sống của chúng.
·
Thực
ra, động vật dường như không có chút ” ý tưởng “ gì. (Con người thì hầu như mỗi
ngày đều có những ý tưởng mới, và nhiều khi họ phải trả giá cho những ý tưởng
mới đó !)
·
Con
người có khả năng khái niệm hóa
và truyền đạt những khái niệm
của mình bằng ngôn từ. (Loài vật phát ra những tín hiệu thể hiện cảm giác.
Chúng ta chưa có bằng chứng nào cho thấy những tín hiệu đó thể hiện khái niệm
hoặc ý tưởng.)
·
Người
nói và người nghe không đơn thuần làm như những thiết bị phát và nhận tín hiệu
; họ ý thức về những gì chính họ đang làm và những gì liên quan tới bản thân,
tới cái tôi của họ. Khả năng này chỉ có được nhờ sự hiện diện của một thực thể
thiêng liêng trong con người, đó là linh hồn.
·
Hơn
nữa, con người không những có khả năng hình thành ý tưởng mà còn có khả năng phản tỉnh. Phản tỉnh có nghĩa
là xem lại, suy nghĩ lại về chính mình, một khả năng không thể có đối với giác
quan (thí dụ, mắt không thể nhìn thấy hành động nhìn của nó ; tai không thể
nghe hành động nghe của nó …). Sự phản tỉnh đòi hỏi sự tách biệt hoàn toàn với
chủ thể. Sự phản tỉnh chỉ có thể thực hiện được bởi thực thể thiêng liêng.
·
Thêm
vào đó, con người còn có khả năng hiểu
biết những thứ phi vật thể, những điều thiêng liêng như công lý, sự bình
đẳng, tình yêu… Sự hiểu biết các đối tượng phi vật thể như thế đòi hỏi một khả
năng phi vật thể nhưng là một khả năng có thực. Khả năng nảy được gọi là trí
năng.
BẰNG CHỨNG TỪ Ý CHÍ TỰ DO CỦA CON
NGƯỜI
·
Động
vật (trừ con người) dường như thực hiện các hoạt động của chúng theo cách đã
định sẵn. Sự chọn lựa của chúng chỉ là do bản năng (bản năng sinh tồn, bản năng
tự vệ, bản năng sinh lý…)
·
Lẽ
dĩ nhiên sự chọn lựa thông minh tùy thuộc một phần vào khả năng khái niệm hóa.
·
Hơn
nữa, con người không những khao khát
mọi thứ vật chất hoặc những tiện nghi, thoải mái ; mà còn khát khao những thứ phi vật thể (tức là những điều
thiêng liêng) nữa. Nắm giữ những điều thiêng liêng đòi hỏi một năng lực
tinh thần để nhận biết và giữ chúng. Năng lực này được gọi là ý chí.
·
Gắn
liền với sự tin tưởng vào tự do (khả năng chọn lựa thông minh) là sự tin tưởng
chung vào trách nhiệm cá nhân. Ở
đâu không có khả năng chọn lựa tự do, nơi đó không có trách nhiệm giải trình.
Trái lại, ở đâu có tự do, nơi đó có sự bàn thảo về những qui tắc ứng xử. Loài
vật không "hành xử sai". Con người mới như thế.
·
Trí
năng và ý chí là những năng lực (nói theo kỹ thuật là những "tính
năng") vốn có nơi linh hồn con người. Chỉ linh hồn thiêng liêng mới có
được những năng lực tinh thần hoặc tính năng thiêng liêng nói trên. Do đó, linh hồn phải là thiêng liêng.
BẰNG CHỨNG
TỪ TẬP TỤC VĂN HÓA Ở KHẮP MỌI NƠI LIÊN QUAN TỚI SỰ TÔN TRỌNG NGƯỜI CHẾT
·
Ở
tất cả các nền văn hóa, người chết đều được tôn trọng theo cách này hay cách khác
; chẳng hạn như thi thể của họ được an táng trang trọng.
·
Con
người tin có kiếp sống bên kia nấm mồ.
·
Nếu
thân xác chết đi, nó trở thành phần nhân thể khác vẫn tiếp tục tồn tại.
BẰNG CHỨNG TỪ HUẤN QUYỀN
Sách Giáo Lý Công Giáo (33) dạy rằng :
Con
người : với sự rộng mở đón nhận chân lý và vẻ đẹp, với cảm thức về sự thánh thiện,
với sự tự do và tiếng nói của lương tâm, với khát vọng về đấng vĩnh hằng và hạnh
phúc, con người tự hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Trong tư duy này, con người
nhận ra những dấu hiệu của linh hồn thiêng liêng. Linh hồn là ” hạt giống
vĩnh hằng mà chúng ta mang trong mình, không thể xem là chất thể đơn thuần “có nguồn cội nơi Thiên Chúa mà thôi (Vatican
II, Gaudium et Spes, 18 #1 ; cf. 14 # 2])
3)
Linh hồn dưới góc nhìn của ba tôn giáo độc thần
Thiên
Chúa giáo : Giáo lý Công Giáo và sách Tông Đồ
công vụ đã khẳng định : “Từ một người duy
nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại” (Cv 17,26). “Cái nhìn kỳ diệu khiến chúng ta có thể chiêm ngắm
nhân loại trong sự thống nhất vì cùng có chung một nguồn gốc bởi Đấng Tạo Hoá ;
trong sự thống nhất về bản tính vì mọi người đều được tạo dựng như nhau, gồm một
thân xác vật chất và một linh hồn thiêng liêng bất tử.
Con
người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người là một hữu thể vừa có
yếu tố thể xác lại vừa có yếu tố linh hồn (Corpore et Anima Unus).
Trình thuật Thánh Kinh diễn tả thực tại đó bằng một ngôn ngữ biểu tượng khi
khẳng định rằng “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí
vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). Như vậy con người
toàn diện được dựng nên do ý muốn của
Thiên Chúa.
Trong
Thánh Kinh, từ linh hồn thường
chỉ sự sống con người
hoặc toàn bộ nhân vị.
Nhưng từ đó cũng dùng để chỉ cái thâm sâu nhất trong con người, giá trị nhất
trong con người, nhờ đó con người là hình ảnh của Thiên Chúa một cách đặc biệt hơn
: “linh hồn” là nguyên lý tinh
thần trong con người.
Do
Thái giáo :
Do Thái Giáo có cội nguồn từ thời Áp-ra-ham cách đây khoảng 4.000 năm.
Kinh-thánh phần tiếng Hébreux bắt đầu được viết từ thế kỷ 16 trước công nguyên,
và hoàn tất vào thời điểm Socrates và Plato hình thành thuyết linh hồn bất tử.
Theo Do Thái giáo, con người là sự hoà hợp một cách thiêng liêng gồm thể xác và
linh hồn bởi Đấng Tạo Hóa, ý tưởng linh hồn bất tử du nhập vào Do Thái Giáo qua
ảnh hưởng triết học Hy Lạp và được hầu hết các hệ phái của tôn giáo này ngày
nay chấp nhận.
Hồi
giáo : Kinh Coran dạy : người
ta có một linh hồn và linh hồn tiếp tục sống sau khi chết. Kinh này cũng nói đến
việc người chết sống lại, ngày phán xét, và số phận sau cùng của linh hồn hoặc
là ở trong vườn lạc thú trên trời hoặc bị phạt trong hỏa ngục cháy bừng. Hồi
Giáo cho rằng linh hồn người chết đi xuống Barzakh hay “Nơi phân rẽ”
là “nơi hay tình trạng người chết ở trước khi Phán Xét” (Surah 23 :99, 100, Thánh kinh Qur-an, phần cước chú).
4)
Nhận xét chung về linh hồn của 3 tôn giáo độc thần.
Qua 3 cách
nhìn về linh hồn của 3 tôn giáo, chúng ta có thể kết luận rằng :
Do Thái Giáo,
Ki Tô Giáo và Hồi Giáo tất cả đều tin rằng, linh hồn là sự thống nhất của ý
thức về đặc tính của một cá thể, linh hồn thiêng liêng và bất tử.
5) Tại sao cần cầu nguyện cho các linh hồn ?
Việc
cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước : “Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan
tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội ; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp
và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy
vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người
chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt
đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức, thì đây quả là một
ý nghĩ đạo đức và thánh thiện. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho
những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2Mcb 12,43-46).
Giáo
hội từ những thế kỷ đầu cũng đã cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Thánh
Augustinô (354 - 430) đã nói : “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết,
thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ”. Sau đó, thánh Odilo (962
- 1048) Tu viện trưởng tu viện Cluny (tu viện này thời đó nằm trong phần đất
của đế quốc Germany) đã có sáng kiến tổ chức lễ Cầu hồn vào ngày 2 tháng 11 và
trước hết cử hành trong đan viện Cluny của ngài vào năm 998 (có sách nói 1030).
Về sau lễ Cầu hồn đã được truyền sang nước Pháp ; và tới giữa thế kỷ X, Đức
Giáo Hoàng Gioan XIV đã lập lễ Cầu hồn trong Giáo Hội Rôma.
Lịch phụng vụ của Roma xưa nay ghi lễ ngày 02/11 là “Commemoratio omnium Fidelium Defunctorum”. Lịch phụng vụ ở
Việt Nam thì dịch là “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời”.
Tháng
11, Giáo Hội dùng cả tháng để cầu nguyện cho các linh hồn, được bắt đầu bằng Lễ
Các Đẳng Linh Hồn vào ngày 2 tháng 11. Nhiều nơi trên thế giới vẫn gọi tháng 11
là tháng cầu cho các đẳng linh hồn.
6) Khi họ còn sống, họ đã làm gì mà
khi chết đi chúng ta phải cầu nguyện cho họ ?
Đức
Tin của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng, Con người sau khi chết sẽ xảy ra ba tình trạng
; Được lên Thiên Đàng, xuống Hoả Ngục hay vào Luyện Hình (hay Luyện Ngục.)
Thiên Đàng, khi
một người sống theo luân lý Công Giáo, luôn kính sợ Thiên Chúa và sống theo giới
răn của Ngài. Thiên Đàng là phần thưởng Thiên Chúa dành cho họ vì công trạng và
sự mong ước khi họ còn sống. Thiên Đàng là hạnh phúc bất diệt, là sự sống đời đời
và là sự hiệp thông trọn hảo với Thiên Chúa, các Thiên Thần, và các Thánh.
Hỏa Ngục, là
những người khi còn sống, đã từ chối ân sủng của Thiên Chúa. Những người ta biết
tỏ tường điều tốt xấu nhưng vẫn phạm tội chống lại Thiên Chúa và tha nhân để chọn
điều xấu. Hoả Ngục là những người biết được lòng yêu thương và lòng thương xót
của Thiên Chúa nhưng vẫn khước từ và không bao giờ hoán cải.
Luyện Ngục, đó
là những người sau khi chết, được Chúa hứa ban Thiên Đàng nhưng vẫn phải cần một
thời gian thanh luyện vì có những tội lỗi họ đã phạm khi còn sống. Giáo Lý Công
Giáo định nghĩa Luyện Ngục là “Những người chết trong ân sủng
và tình thân nghĩa với Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, thì
tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, họ còn phải chịu thanh luyện sau khi
chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết hầu tiến vào hưởng niềm vui thiên
đàng”.
Có một điều là những linh hồn nơi luyện
hình không thể cầu nguyện cho chính họ, và họ phải hoàn toàn nhờ vào lòng
thương xót và lời cầu nguyện của những người đang còn sống.
Khi một người đã qua đời, chúng ta
cũng không thể biết được chính xác linh hồn đó sẽ lên Thiên Đàng, hay xuống hoả
ngục, hay sẽ vào chốn Luyện hình vì có những công trạng hay tội lỗi mà chỉ có
mình Thiên Chúa và linh hồn đó biết mà thôi, vì vậy việc cầu nguyện cho người
qua đời là hết sức cần thiết.
Xin Chúa cho chúng ta luôn ý thức
được điều đó để chúng ta sống tốt bổn phận của mình với những người đã qua đời.
Amen.
Paul PHẠM Phú Thịnh
(Cộng đoàn Marne la Vallée) 11/2020
_________________
Tài
liệu tham khảo : * Kinh Thánh Cựu Ước / *Sách
Giáo lý Công giáo / *Linh đạo-lịch sử ordre des Carmes *Ignitum Today /
*Concept of God in Islam (Draye Hani 2004)
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang